Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiPháo TQ ra Biển Đông 3 tháng đã gỉ sét?

Pháo TQ ra Biển Đông 3 tháng đã gỉ sét?

Các vũ khí, cấu trúc Trung Quốc dựng lên trái phép trên Biển Đông đang bị bào mòn và hư hại một cách khủng khiếp trước những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

“Một khẩu pháo vừa được đưa ra đó 3 tháng đã bị loại biên vì gỉ sét”, một nhà khoa học Trung Quốc giấu tên tiết lộ với báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong.

Không chỉ hải pháo, các khí tài quân sự khác của Trung Quốc như đài radar, bệ phóng tên lửa cũng có nguy cơ trở thành sắt vụn. Những cầu cảng, đường băng được xây dựng trái phép đang ngày ngày bị bào mòn trước sự khắc nghiệt của Biển Đông.

Tốc độ hao mòn của chúng đã khiến quân đội Trung Quốc phải giật mình và cuống cuồng tìm cách đối phó, một nhà khoa học khác tiết lộ. Bởi vì nếu không nhanh chóng tìm cách khắc phục, những thực thể nhân tạo Trung Quốc dựng lên trái phép có thể bị “thổi bay” và “rã như giấy trong nước” trước các cơn bão nhiệt đới, sóng thần.

Ông Hu Qigao, giáo sư Học viện Công nghệ quốc phòng Trung Quốc, thừa nhận Bắc Kinh đang trả giá vì xây dựng ồ ạt các công trình nhân tạo phi pháp giai đoạn 2013-2015.

“Trung Quốc đã không nghiên cứu đầy đủ môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của nó đến các cấu trúc kỹ thuật trên những đảo đá. Việc thiết kế và xây dựng các dự án đảo đá được tiến hành theo lịch trình gò bó và không có được những đánh giá khoa học sâu sát, dài hạn” – ông Hu viết trên tờ Defence Technology Review.

Các nhân tố tác động được nêu ra bao gồm nhiệt độ, độ ẩm cao, sương mù, nồng độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn.

 “Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm trong khi những thiết bị bằng kim loại ngừng hoạt động vì gỉ sét trong thời gian chưa tới 1 năm”. Theo GS Hu, việc ăn mòn không chỉ tác động nghiêm trọng đến các cấu trúc kỹ thuật và cơ sở hạ tầng trái phép của Trung Quốc mà còn khiến Bắc Kinh phải tốn nhiều tiền hơn cho việc sửa chữa và vận hành.

Vũ khí bị gỉ sét là cơn ác mộng của nhiều nước. Quân đội Trung Quốc không công khai về việc đã tốn bao nhiêu tiền cho việc này. Tuy nhiên, năm 2017, trong một nghiên cứu được công bố bởi Viện Khoa học Trung Quốc, tình trạng ăn mòn nói chung khiến Bắc Kinh mất hơn 300 tỉ USD vào năm 2014.

Trước thực trạng trên Biển Đông, quân đội Trung Quốc đã bắt tay vào việc thử lớp phủ graphene lên các khí tài kim loại. Loại lớp phủ này thực chất là một ứng dụng dân sự do các nhà khoa học Anh phát triển từ năm 2004 với độ dày chỉ bằng một nguyên tử nhưng độ cứng gấp 100 lần thép.

Điều đó cho thấy những công nghệ mang tiếng là dân dụng khi vào tay Trung Quốc đã bị biến thành những công cụ hỗ trợ cho các yêu sách chủ quyền vô lý của họ trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới