Sunday, November 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiThảm cảnh đường sắt TQ xây ở Kenya: Lơ lửng giữa 'hư...

Thảm cảnh đường sắt TQ xây ở Kenya: Lơ lửng giữa ‘hư không”

Việc Bắc Kinh giữ lại 4,9 tỷ USD, khoản kinh phí cần thiết để hoàn tất dự án đường sắt Trung Quốc vẽ lên ở châu Phi, khiến nó kết thúc ở một nơi bất định nào đó giữa Kenya.

Những thanh tà vẹt mới, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, khi đi qua một cây cầu đường sắt mới ở Kenya. Đây là đoạn đường ray mới nhất trong tuyến đường sắt tham vọng mà Trung Quốc xây từ bờ biển đến tận Uganda. Tuy nhiên, nó không chạy thẳng tới biên giới. Thay vào đó, đường sắt đột ngột kết thúc gần một ngôi làng hẻo lánh, cách thủ đô Nairobia, Kenya chừng hơn 100 km vè phía tây. Tuyến đường này không thể sử dụng và không biết đến bao giờ mới có thể sử dụng được.

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đình đám, từng là ngọn cờ đầu trong sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc, đột ngột bị dừng lại hồi đầu năm khi Bắc Kinh rút 4,9 tỷ USD tài trợ, số tiền quan trọng nhằm đảm bảo công trình được hoàn thành.

Động thái đột ngột của Bắc Kinh khiến Kenya và Uganda trở thay không kịp. Hai quốc gia này có thể buộc phải khôi phục lại hệ thống đường sắt cũ có từ thời thuộc địa trong nỗ lực liên kết và thúc đẩy thương mại khu vực.

Lý do Trung Quốc đột ngột dừng cấp vốn có thể nằm ở tính khả thi của dự án. Truyền thông Trung Quốc liên tục đề cập dự án xây dựng đường sắt nối Mombasa-Nairobi như là ngọn cờ đầu trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, trước những lọ ngại quả bom nợ mà dự án này mang đến các nước nghèo, vào tháng 4, Chủ tịch Tập Cận Bình báo hiệu Bắc Kinh sẽ kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn các dự án.

Những động thái từ Bắc Kinh đã bắt đầu gây ảnh hưởng. Hệ thống đường sắt và đường bộ của Trung Quốc ở Kazakhstan đang bị đình trệ sau sự sụp đổ của một ngân hàng địa phương có liên quan đến các quỹ Trung Quốc. Tại Zimbabwe, một dự án điện mặt trời khổng lồ đã sụp đổ sau khi Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc ngừng cấp vốn do các khoản nợ còn tồn tại của chính phủ. Kenya có thể là quốc gia tiếp theo bị ảnh hưởng.

Piers Dawson, chuyên gia tư vấn đầu tư tại Africa Matters Ltd. có trụ sở ở London, cho biết: “Người Trung Quốc đang áp dụng một cách tiếp cận thận trọng hơn đối với các khoản nợ ở châu Phi. Những ồn ào xung quanh tính bền vững và tiềm năng của chúng chính là lý do”.

Trung Quốc hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi. Theo Deloitte, Trung Quốc cấp vốn cho 1/5 các dự án và xây dựng 1/3 trong số đó. Ngân hàng Phát triển châu Phi ước tính nhu cầu cho phát triển hạ tầng ở lục địa này là 130 đến 170 tỷ USD mỗi năm, các chính phủ sẵn sàng nhận các khoảng vay của Trung Quốc.

Tuy nhiên, vay nợ quá nhiều là một quả bom nổ chậm. Tháng 3/2018, Trung tâm Phát triển Toàn cầu cảnh báo Kenya là một trong 3 nước châu Phi có nguy cơ ngập lụt trong nợ do tham gia Vành đai và Con đường. Hai quốc gia khác là Ai Cập và Ethiopia.

Jacques Nel, chuyên gia kinh tế tại NKC African Economics, nhận định: “Trung Quốc có những vấn đề riêng mà họ phải đối phó, bao gồm cả việc thế giới nghĩ rằng Bắc Kinh đang gài bẫy nhiều đối tác tham gia Vành đai và Con đường thông qua việc nhấm chìm họ trong nợ. Chính vì vậy, Trung Quốc hiện tại đã “thêm hệ thống hãm” vào các kế hoạch mở rộng của mình hay ít nhất là tập trung hơn vào khẳ năng tồn tại của các dự án trước những mối quan ngại về nợ”.

Trở lại với câu chuyện ở Kenya, một nửa tuyến đường sắt nối liền Kenya-Uganda đã đi vào hoạt động. 470 km đường sắt nối giữa thành phố cảng Mombasa với thủ đô Nairobi đang được khai thác nhưng chưa thể sinh lời. Bắc Kinh chùn bước trong việc mở rộng tài trợ vốn cho dự án sang Uganda trong bối cảnh lo ngại chúng không thể tồn tại.

Kenya và quốc gia không có biển Uganda đã phối hợp để xây dựng tuyến đường sắt mới nhằm giảm chi phí vận chuyển cũng như thời gian cần thiết để đưa hàng hóa từ bờ biển vào mỗi quốc gia và đi sâu hơn vào khu vực nội địa phía đông và trung tâm châu Phi.

Tuy nhiên, việc nhận thấy Trung Quốc không cho vay thêm tiền khiến Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta phải liên kết đường sắt mới với hệ thống đường ray khổ hẹp hơn 90 tuổi của đất nước. Uganda cũng đã sửa chữa lại hệ thống đường ray từ thời thuộc địa của mình.

Dẫu vậy, sửa chữa cũng vấn có nghĩa là gánh thêm nợ trong thời điểm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thúc giục hạn chế chi tiêu. Trung Quốc hiện đang là nhà cho vay lớn nhất của Kenya với khoản vay tương đương 22% tổng số nợ nước ngoài của đất nước.

Tình hình hiện nay không có gì tốt cho di sản của Tổng thống Kenyatta. Việc xây dựng đường sắt, khoản đầu tư lớn nhất của Kenya kể từ khi giành quyền tự trị hơn 5 thập kỷ trước, có thể nhấn chìm chính quyền Kenyatta vào tai tiếng. Ngay cả việc nối hệ thống đường sắt mới với hệ thống đường sắt cũ, Chính quyền Kenyatta vẫn đang phải tìm kiếm nhà đầu tư.

Trong khi đó, Uganda sẽ cần 205 triệu USD để khôi phục lại các đường ray cũ. Họ hiện chưa xác định được nguồn tiền này sẽ lấy ở đâu.

Trở lại năm 2013, khi Kenyatta yêu cầu Bắc Kinh tài trợ cho chuyến đường sắt, điều kiện duy nhất mà Trung Quốc đưa ra là nhà thầu của họ sẽ thực hiện dự án. Doanh thu từ đường sắt chính là khoản tiền để trả cho khoản vay. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng chi phí quá cao khiến các dự án này còn lâu mới có thể thu hồi vốn.

Trung Quốc đang siết chặt hơn việc phê duyệt các khoản vay, trong đó đưa ra những quy tắc rõ ràng với doanh nghiệp nhà nước và các công ty xây dựng để chống tham nhũng từ các khoản vay. Trung Quốc ủng hộ dự án đường sắt Kenya nhưng đòi hỏi một kế hoạch tài chính hợp lý và bền vững.

Việc Trung Quốc đòi hỏi các dự án chất lượng vao và nghiên cứu tính khả thi kỹ lưỡng lớn khiến việc phê duyệt các dự án chậm lại. Tuy nhiên, nguồn thạo tin cho biết điều này không có nghĩa là các dự án bị hủy. Các bên liên quan ở Trung Quốc và ngân hàng đang cân nhắc lựa chọn tài chính cho các dự án này.

RELATED ARTICLES

Tin mới