Căng thẳng gia tăng giữa Malaysia và Trung Quốc trong nhiều tuần qua. Nguyên nhân theo phía Malaysia là Trung Quốc đã có nhiều hành động ngăn cản các hoạt động khảo sát và khai thác dầu của Malaysia.
Theo thông tin từ một Viện Nghiên cứu có trụ sở ở Washington, Mỹ, Malaysia từng đưa hai tàu chở dầu, khí đốt đến Biển Đông, nhưng hai chiếc tàu này đã bất ngờ bị tàu hải giám Trung Quốc vây chặt, áp sát chỉ cách chưa đầy 100 mét. Rõ ràng Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế khi trắng trợn ngăn chặn Malaysia khảo sát và khai thác dầu mỏ trong khu vực.
Không thể lặng im,Hải quân hoàng gia Malaysia (RMN) mới đây đã thể hiện sức mạnh của mình ở Biển Đông, như một thách thức với chính quyền Bắc Kinh. Những quả tên lửa chống hạm đã được khinh hạm KD Kasturi và trực thăng hải quân Super Lynx của RMN phóng đi trong cuộc tập trận hôm 15/7.
Tàu KD Kasturi phóng tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block II, do Pháp chế tạo, với tầm bắn 72 km. Máy bay trực thăng phóng cặp tên lửa diệt hạm Sea Skua, do Anh chế tạo, với tầm hoạt động 25 km.
Sự kiện quân sự đặc biệt này diễn ra ở quy mô lớn hơn, vũ khí hiện đại hơn, sau sự kiện khiến Bắc Kinh nổi giận vào năm 2014 – Malaysia phóng tên lửa chống hạm.
Vào thời điểm cách đây 5 năm, ông Mohamad Bin Sabu -Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đã thẳng thắn tuyên bố: “Vụ phóng tên lửa thành công là bằng chứng cho thấy RMN sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu ở Biển Đông. Các hoạt động này nhằm đảm bảo hòa bình và lợi ích của cộng đồng hàng hải ở Biển Đông”.Tên lửa được phóng từ các tàu chiến Type FS 1500 lớp Kasturi và trực thăng tấn công Super Lynx.
Cuối tháng 6 vừa qua, Trung Quốc cũng phóng thử 6 tên lửa đạn đạo chống hạm vào các mục tiêu giả định. Vụ thử tên lửa này đã bị Mỹ lên án. Washington coi đây là hành động quân sự hóa nghiêm trọng của Trung Quốc ở Biển Đông.Hành động này trái với tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp.
Vì sao Malaysia lại tỏ ra cứng rắn như thế trước một láng giềng có sức mạnh quân sự, kinh tế lớn hơn gấp bội? Thái độ này chỉ có được khi vị Tổng thống mớiMahathir, 92 tuổi, nhậm chức. Sau chiến thắng, ông Mahathir nói thẳng sẽ đàm phán lại một số thỏa thuận với Trung Quốc.
Ông nói không úp mở rằng: “Malaysia không thấy có vấn đề gì về Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc. Vấn đề là chúng tôi không muốn thấy có quá nhiều tàu chiến trong khu vực, đơn giản vì một tàu chiến thì sẽ có thêm nhiều tàu chiến khác”.
Trước đó khi còn là ứng viên Tổng thống, ông Mahathir đã không ít lần sử dụng cụm từ “quan hệ một chiều” khi nói về sự phụ thuộc quá đáng của Malaysia đối với đồng vốn Trung Quốc, bởi Malaysia không được gì từ núi tiền đó. Tiêu biểu là những dự án đường sắt phía đông bán đảo Mã Lai trị giá 13 tỉ USD, dự án cảng Melaka Gateway 7,3 tỉ USD và hàng tỉ USD khác được Trung Quốc cam kết đổ vào các dự án đô thị, bất động sản, khu công nghiệp ở Malaysia.
Vậy là con bài cây gậy và củ cà rốt của nhà cầm quyền Bắc Kinh đã không thực hiện được trước sự cứng rắn của ngài Tổng thống cao tuổi Malaysia. Về quân sự, khi Trung Quốc phóng tên lửa để đe nẹt nước khác thì Malaysia cũng sẵn sàng “tung chưởng”. Qua sự kiện này thấy rằng các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhất là các nước có vùng biển đang bị đe dọa xâm lấn bởi “đường lưỡi bò” của Trung Quốc cần có thái độ quyết liệt, không nên quá trông đợi vào Mỹ, cũng như không nên quá sợ Trung Quốc như thái độ của Tổng thống Philippines Dutecter. Bởi càng nhân nhượng thì chủ nghĩa bá quyền càng có cơ phát triển, các ông chủ ở Trung Nam Hải càng lấn tới.