Âm mưu lâu dài của Trung Quốc là bằng mọi thủ đoạn để độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông. Sau khi chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực họ bắt đầu nhòm ngó Trường Sa. Bất chấp luật pháp quốc tế và lịch sử họ ngang nhiên công bô bản đồ đường 9 đoạn bao trọn 90% diện tích Biển Đông, lấn cả vào vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là của Việt Nam và Philippines.
Năm 1984 Trung Quốc dùng súng đạn bắt chết hầu hết bộ đội Việt Nam tại đảo Gạc Ma chiếm đảo này khi đang thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Năm 2012 Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough trên Biển Đông từ Philippines sau cuộc đụng độ kéo dài nhiều tháng giữa tàu cá và tàu cảnh sát biển hai nước.
Từ năm 2015 Trung Quốc vừa kéo dàn khoan 981 vào khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam vừa tiến hành bồi đắp các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, biến các đảo này thành căn cứ quân sự.
Tháng 7/2019 Trung Quốc lại ngang ngược đưa tàu thăm dò dưới sự bảo vệ của nhiều tàu hải cảnh vào vùng thềm lục địa – vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trước sự lên án của các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực, Trung Quốc cố tình tìm cách kéo dài đàm phán thỏa thuận COC với các nước Đông Nam Á, phớt lờ tuyên bố của Tòa Trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, phủ nhận đường 9 đoạn của Trung Quốc.
Để che đậy các hành vi quân sự của mình, Trung Quốc vừa tăng cường sức mạnh hải quân vừa tăng cường nhanh chóng sức mạnh của cảnh sát biển (hải cảnh), dùng hải cảnh thay vì hải quân để ngăn chặn hoạt động hợp pháp của ngư dân và các lực lượng khác của các nước trên Biển Đông. Thâm độc hơn, Trung Quốc còn dùng lực lượng các tàu đánh cá được vũ trang để thâm nhập vùng biển của nhiều nước, đâm chìm tàu cá của các nước, điển hình là vụ tàu cá của Philippines bị đâm chìm vào tháng 6/2019 rồi bỏ mặc ngư dân của tàu bị đâm chìm. Các ngư dân này đã may mắn được tàu cá của ngư dân Việt Nam cứu trợ.
Trước thực tế trên, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cam kết giúp đỡ các quốc gia trong khu vực trong việc phát triển lực lượng cảnh sát biển và huấn luyện các sĩ quan thuộc lực lượng này. Tháng 2/2019, Philippines đã tiếp nhận hai tàu cao tốc cao 12m từ Nhật Bản. Ngày 17/7/2019 Philippines tuyên bố sẽ tiếp nhận một tàu tuần tra ngoài khơi, dài 84m do Pháp sản xuất. Mặc dù Tổng thống Philippines muốn thân thiện với Trung Quốc, nhưng trước các hành động của Trung Quốc, đã buộc Philippines phải đầu tư tăng cường sức mạnh hải quân và cảnh sát biển.
Việt Nam và các nước khác cũng đang tăng cường sức mạnh của cảnh sát biển để ngăn chặn các hành vi vi phạm chủ quyền ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Trong khu Việt Nam và các nước trong khu vực còn e ngại khi lên tiếng phản đối các hành động ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông thì Mỹ gọi đây là hành động bắt nạt, thậm chí có người còn cho rằng đây là hành động của kẻ xâm lược.