Friday, October 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSau TQ, Malaysia phóng tên lửa diệt hạm trên Biển Đông

Sau TQ, Malaysia phóng tên lửa diệt hạm trên Biển Đông

Hải quân Hoàng gia Malaysia (15/7) phóng thử thành công tên lửa diệt hạm trên Biển Đông nhằm nâng cao năng lực tác chiến và thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích, an ninh ở Biển Đông.

Tàu KD Kasturi phóng tên lửa chống hạm MM40 Exocet

Bắn tên lửa và thông điệp cứng rắn gửi tới Trung Quốc

Trang tin IHS Jane’s 360 cho biết, trong cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đã phóng thành công tên lửa diệt hạm MM40 Exocet Block II từ tàu chiến KS Kasturi.

Theo đó, RMN (15/7) đã điều tàu ngầm KD Abdul Rahman lớp Perdana Menteri, tàu hộ tống Laksamana Hang Nadim và Laksamana Tan Pusmah, tàu khu trục KD Lekiu cùng trực thăng Super Lynx tham gia tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Trong cuộc tập trận, tàu chiến KD Kasturi đã phóng tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block II do Pháp chế tạo, với tầm bắn 72 km, trong khi đó trực thăng Super Lynx phóng tên lửa chống tàu Sea Skua do Anh chế tạo, với tầm hoạt động 25 km

Phát biểu sau cuộc tập trận, Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Bin Sabu cho biết vụ phóng thành công là bằng chứng cho thấy RMN có khả năng chế ngự được các hoạt động trên Biển Đông; đồng thời nhấn mạnh “việc thực thi các cuộc diễn tập sẽ đảm bảo cộng đồng hàng hải, đặc biệt những ai tại vùng biển phía Đông bán đảo Malaysia, rằng RMN và các lực lượng vũ trang Malaysia luôn sẵn sàng gìn giữ hòa bình và bảo vệ lợi ích trên Biển Đông”.

Cuộc diễn tập phóng tên lửa của RMN diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Trung Quốc bị cáo buộc quấy rối các tàu thăm dò dầu và khí đốt của Malaysia, Việt Nam trong những tuần qua. Giới truyền thông nhận định, đây có thể là động thái cứng rắn của Malaysia nhằm gửi thống điệp cảnh báo quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Kuala Lumpur trước các hoạt động khiêu khích của Bắc Kinh.

Được biết, lần gần nhất RMN phóng tên lửa diệt lạm trong một cuộc tập trận là vào năm 2014. Exocet là dòng tên lửa chống tàu của Pháp. Tên lửa này có thể được phóng từ chiến hạm, tàu ngầm, máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng. Tên lửa Exocet do công ty MBDA chế tạo. Loại phóng từ tàu bắt đầu được phát triển từ năm 1967, còn loại phóng từ trên không được phát triển từ năm 1974; năm năm sau thì bắt đầu được trang bị cho Hải quân Pháp. Cho đến nay, Exocet có một số loại chính: MM38 (phóng từ tàu chiến), AM38 (phóng từ máy bay trực thăng – chỉ mới thử nghiệm), AM39 (phóng từ trên không), SM39 (phóng từ tàu ngầm), MM40 (phóng từ tàu chiến). Đây là loại tên lửa nhỏ chuyên để chống tàu nhỏ và vừa. Trong thực tế, nó còn được sử dụng và có thể chống cả tàu lớn như tàu sân bay (nếu sử dụng nhiều tên lửa một lúc). Exocet được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar, sử dụng nhiên liệu rắn hoặc động cơ turbojet (đối với phiên bản MM40 Block 3), có tầm bay tối đa là 70 km (đối với phiên bản MM40 Block 3 là 180 km).

Trong khi đó, Sea Skua là tên lửa không đối hạm tầm ngắn, trọng lượng nhẹ do Tập đoàn British Aircraft thiết kế năm 1972 và chính thức đưa vào biên chế từ năm 1982. Sea Skua thường được trang bị cho trực thăng Westland Lynx. Ngoài ra, Hải quân Kuwait còn lắp loại tên lửa này trên tàu tấn công nhanh cỡ nhỏ lớp Umm Al Maradem của họ. Thông số kỹ thuật cơ bản: trọng lượng 145 kg; chiều dài 2,5 m; sải cánh 0,72 m; đường kính thân 0,25 m; mang theo đầu nổ giữ chậm nặng 30 kg. Nhờ sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cùng tầng khởi tốc nên tầm bắn tối đa của Sea Skua đạt 25 km, tốc độ hành trình Mach 0,8; cảm biến chính gồm radar dẫn đường bán chủ động và radar đo cao AHV-7.

Sức mạnh quân đội Malaysia

Malaysia được đánh giá là một trong 5 nước có sức mạnh quân sự mạnh nhất Đông Nam Á. Theo bảng xếp hạng chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu 2018 của Global Firepower, Lực lượng vũ trang Malaysia đứng thứ 5 trong danh sách các quốc gia sở hữu tiềm lực quốc phòng mạnh nhất Đông Nam Á và đứng thứ 44 trên thế giới. Với tổng sản phẩm nội địa GPD hàng năm xấp xỉ 300 tỷ USD, Malaysia luôn giành tới hơn 3 tỷ USD (3.6 tỷ USD năm 2017) cho ngân sách quốc phòng mỗi năm, cùng với đó là quân đội có quy mô 110.000 người và khoảng 3110.000 quân dự bị, bản thân lực lượng vũ trang Malaysia cũng có “tuổi đời” lâu nhất nhì ở khu vực Đông Á Nam lịch sử hoạt động hơn 80 năm. Giống như nhiều lực lượng vũ trang khác Quân đội Malaysia cũng được tổ chức thành ba binh chung gồm Lục quân, Không quân và Hải quân. Trong đó Lục quân đóng vai trò “xương sống” trong các lực lượng vũ trang Malaysia với quân số 90.000 người và có lực lượng dự bị động viên lên đến 200.000 quân.

Về sức mạnh Lục quân Malaysia, lực lượng này chỉ được trang bị hơn 70 xe tăng chiến đấu trong đó chỉ có vỏn vẹn 48 xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M Pendekar mua của Ba Lan và 26 xe tăng hạng nhẹ FV101 Scorpion của Anh. Trong khi đó số xe bọc thép của Lục quân Malaysia lên đến gần 1.000 đơn vị và được mua của nhiều quốc gia khác nhau.

Về pháo binh, Quân đội Malaysia sở hữu hơn 250 đơn vị pháo, cối, pháo phản lực các loại, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là mẫu pháo kéo OTO Melara Mod 56 với 110 đơn vị, còn pháo phản lực chỉ có khoảng 54 đơn vị với các tổ hợp Astros II MLRS do Brazil chế tạo.

Từ một số thông tin trên có thể thấy hầu hết kho vũ khí của Malaysia đều được mua từ các quốc gia khác và điều này cũng không ngoại lệ với lực lượng không quân, khi Không quân Malaysia có trong biên chế khoảng 297 máy bay quân sự các loại và trong đó chỉ có 36 chiến đấu cơ. Các dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Malaysia hiện tại là những chiếc BAE Hawk của Anh, Su-30MKM của Nga và F/A-16 của Mỹ. Trong đó số Su-30MKM của Malaysia đã gần như không còn khả năng hoạt động khi có tới hơn quá nửa số máy bay gặp các vấn đề về kỹ thuật và chỉ có khoảng 4 chiếc là còn khả năng chiến đấu. Số máy bay còn lại của Không quân Malaysia hầu hết là máy bay vận tải và trực thăng, tuy nhiên chúng đều có thời gian phục vụ đã khá dài và từ lâu không được hiện đại hóa. Điều này ít nhiều làm hạn chế sức mạnh tổng thể của Không quân Malaysia khi họ không duy trì được số lượng máy bay sẵn sàng cho chiến đấu.

Sức mạnh của Hải quân Malaysia cũng không khá hơn Không quân là bao khi họ chỉ có trong tay 61 tàu chiến các loại, trong đó có 2 tàu ngầm, 3 tàu khinh hạm, 6 tàu hộ vệ và 6 tàu tuần tra xa bờ. Hải quân Malaysia duy trì lực lượng khoảng 15.000 quân với các đơn vị Thủy quân Lục chiến được xây dựng với quy mô hạn chế. Nổi bật nhất trong kho vũ khí của Hải quân Malaysia hiện tại là các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpene, đây là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất thế giới, trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP cho thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Trong khi đó về lực lượng tàu nổi, Hải quân Malaysia đặt hết hy vọng cho các tàu khinh hạm tàng hình GOWIND đang được đóng mới.

Malaysia đang hiện đại hóa Hải quân

Đáng chú ý, trong những năm gần đây, Malaysia đã đặc biệt chú trọng cải thiện năng lực hải quân, nhất là trong lĩnh vực săn ngầm. Hệ thống trang bị chống ngầm của Hải quân Malaysia chủ yếu, gồm 2 chiếc tàu ngầm động cơ thông thường lớp Scorpene, 6 tàu hộ tống lớp Kedah, 2 tàu hộ tống lớp Lekiu, 2 tàu hộ tống lớp Kasturi và 4 tàu hộ tống lớp Admiral, các máy bay trực thăng chống ngầm Super Lynx. Đặc điểm của các hệ thống trang bị này là: Tính năng tàu ngầm tiên tiến, có sẵn khả năng tác chiến dưới nước nhất định. Năng lực tác chiến chống ngầm của Hải quân Malaysia được tăng lên kể từ khi đưa vào trang bị 2 tàu ngầm lớp Scorpene năm 2009. Vùng biển khu vực Đông Nam Á rộng lớn, tàu ngầm có thể thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ như phong tỏa trên biển, tấn công tàu thuyền mặt nước, trinh sát, rải lôi, cứu trợ cứu nạn và tác chiến đặc nhiệm, đặc biệt là phương thức lấy ngầm để trị ngầm đã trở thành một trong những thủ đoạn quan trọng trong tác chiến chống ngầm hiện đại.

Khác với phương pháp làm truyền thống của các quốc gia khu vực Đông Nam Á khác là nhập mua tàu ngầm đã qua sử dụng, Malaysia đã lựa chọn việc trực tiếp nhập mua tàu ngầm động cơ thông thường lớp Scorpene có trình độ công nghệ ở vào hàng tiên tiến thế giới hiện nay, căn cứ tàu ngầm đặt tại căn cứ hải quân Kota Kinabalu. Thiết kế tàu ngầm động cơ thông thường lớp Scorpene đã kết hợp được một phần khái niệm của tàu ngầm động cơ thông thường của Tây Ban Nha và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Triumph của Pháp, chú trọng đến thiết kế có tiếng ồn nhỏ, giảm thấp đặc trưng tín hiệu, trình độ tự động hóa cao, tính năng tổng thể tiên tiến, lượng đạn dự trữ nhiều, khả năng tấn công tương đối mạnh. Tuy nhiên, do số lượng tàu tương đối ít nên khả năng phát huy vai trò chống ngầm còn hạn chế.

Tuy nhiên, số lượng tàu mặt nước của Malaysia tương đối nhiều, nhưng năng lực chống ngầm không cao. Tàu mặt nước chống ngầm của Hải quân Malaysia gồm có 14 tàu hộ tống thuộc 4 lớp khác nhau, trong đó số tàu lượng giãn nước nghìn tấn có tàu lớp Kedah, lớp Lekiu và lớp Kasturi, tất cả đều được thiết kế sàn đỗ cho máy bay trực thăng hạng trung, máy bay trực thăng chống ngầm Super Lynx. Trong số tàu chiến đấu mặt nước kể trên, loại có tính năng tiên tiến nhất là tàu lớp Kedah. Tàu lớp Lekiu là loại có trọng tải lớn nhất đang có trong biên chế của Hải quân Malaixia hiện nay, tuy nhiên, tính năng của sôna, rađa hạn chế, khả năng thăm dò, chống ngầm không cao. Tàu lớp Kasturi đang tiến hành cải tiến để tăng niên hạn sử dụng, sau khi hoàn thành cũng sẽ có được khả năng chống ngầm nhất định, chủ yếu dùng để bổ sung cho lớp tàu Kedah.

Trong khi đó, số lượng máy bay trực thăng chống ngầm ít, nhưng tính năng tiên tiến. Các trang bị có khả năng tác chiến chống ngầm của Hải quân Malaysia còn bao gồm 6 chiếc máy bay trực thăng chống ngầm Super Lynx. Super Lynx có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như chống ngầm, chống tàu, thăm dò, cứu viện và trinh sát trên biển, còn có thể phối hợp sử dụng với các loại tàu cỡ nhỏ, là loại máy bay trực thăng chống ngầm tính năng tiên tiến, linh hoạt.

Thời gian tới, để nâng cao năng lực tác chiến, cũng như khả năng đối phó với các mối đe dọa về chủ quyền, an ninh và lợi ích từ Trung Quốc, Hải quân Malaysia đã tăng cường đầu tư lớn hơn nữa, tận dụng sự phát triển khoa học, công nghệ, đẩy nhanh công tác xây dựng khả năng chống ngầm, ngoài việc tiếp tục nhập mua tàu mặt nước đa năng tiên tiến từ nước ngoài, còn đang cân nhắc việc nhập mua máy bay trực thăng chống ngầm tiên tiến, thì năng lực tác chiến chống ngầm của Hải quân Malaixia sẽ được nâng cao toàn diện hơn nữa. Không những vậy, Hải quân Malaysia đang thực hiện hạng mục tàu tuần tra thế hệ thứ 2 – tàu chiến đấu ven bờ (SGPV- LCS) của họ. Hải quân Malaysia sẽ thiết kế đóng 6 tàu chiến đấu ven bờ trên cơ sở tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Gowind của Pháp. Hạng mục này do Tập đoàn công nghiệp nặng Boustead của Malaysia hợp tác với Tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp, 6 chiếc tàu đều được đóng trên lãnh thổ Malaysia đồng thời thực hiện sửa đổi theo yêu cầu cụ thể của Hải quân Malaysia. Theo kế hoạch, chiếc tàu đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2019, lượng giãn nước đủ tải 2.750 tấn, dài 107 m, rộng 14,2 m, tốc độ chạy 28 km/h, khả năng duy trì hành trình liên tục là 5.000 hải lí và chở theo 106 thuỷ thủ. Hải quân Malaysia cũng đang cân nhắc nhập mua 6 máy bay trực thăng chống ngầm, trong đó có máy bay trực thăng AW 101 – sản phẩm hợp tác nghiên cứu phát triển của Công ti Agusta Italia và Công ti Westland của Anh, máy bay trực thăng NH90 của Công ti NHI và máy bay trực thăng MH-60R của Công ti Sikorsky. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào năm 2015. AW 101 là máy bay trực thăng hạng trung, dài 22,81 m, cao 6,65 m, tầm hoạt động 1.389 km, trần bay thực tế 4.575 m, tốc độ bay tối đa 309 km/h, có thể mang theo vũ khí như 2 tên lửa chống tàu, 4 quả ngư lôi. Thân máy bay chủ yếu là kết cấu hợp kim nhôm Lithium, đã sử dụng thiết kế chống cháy nổ khi máy bay rơi.

RELATED ARTICLES

Tin mới