Wednesday, November 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đã thực hiện điểm nào trong phán quyết mang tính lịch...

TQ đã thực hiện điểm nào trong phán quyết mang tính lịch sử của Tòa Trọng tài về Biển Đông

Sau ba năm Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines, Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho rằng Trung Quốc chỉ tuân thủ 2/11 điểm trong phán quyết của Tòa Trọng tài.

Theo AMTI, Trung Quốc chỉ tuân thủ 2 trong số 11 nội dung của phán quyết, trong khi một nội dung khác của phán quyết thì mọi thứ vẫn chưa rõ ràng để có thể đánh giá, cụ thể:

Trung Quốc đã không tuân thủ phán quyết về việc không được yêu sách “chủ quyền lịch sử” hoặc các quyền khác trong phạm vi “đường 9 đoạn” vốn vượt khỏi lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được mà Trung Quốc được Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cho phép. Tuy nhiên, trong ba năm qua, các quan chức Trung Quốc đã ít đề cập hơn về “đường 9 đoạn” như là cơ sở cho yêu sách của họ đối với Biển Đông, nhưng Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố có “chủ quyền lịch” sử vốn không rõ ràng đối với hầu hết các vùng biển và đáy biển ở Biển Đông. Chính vì dựa trên cơ sở này mà ngư dân Trung Quốc tiếp tục hoạt động trái phép trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines và Indonesia. Đó cũng là cơ sở mà Bắc Kinh đơn phương phản đối tất cả các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong “đường 9 đoạn”, bất kể chúng nằm cách các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền bao xa.

Trung Quốc đã không tuân thủ phán quyết về quy định bãi cạn Scarborough và các thực thể thủy triều cao ở quần đảo Trường Sa có lãnh hải nhưng không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Cộng với việc bác bỏ “chủ quyền lịch sử trong đường 9 đoạn”, thì phán quyết không cho các thực thể mà Trung Quốc chiếm giữ được hưởng các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa này đã làm giảm đáng kể vùng biển có thể tranh chấp về mặt pháp lý. Kết hợp với sự từ chối của tòa án đối với yêu sách của Trung Quốc đối với các quyền lịch sử trong suốt “đường 9 đoạn”, điều này làm giảm các khu vực tranh chấp hợp pháp xung quanh các đảo và các rạn san hô. Nhiều người cho rằng Trung Quốc đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho bãi cạn Scarborough và nhiều thực thể khác, nếu không phải là tất cả, của Trường Sa. Tuy nhiên, điều này không được nêu công khai trong luật pháp hoặc tuyên bố công khai của Trung Quốc. Ngoài ra, các hành động của Trung Quốc trong các vùng đặc quyền kinh tế các của nước láng giềng có thể được giải thích bởi nhu cầu liên tục của nước này phải đòi quyền lịch sử và do đó không phải là bằng chứng cho yêu sách vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Tuy nhiên nếu trong tương lai Bắc Kinh công bố đường cơ sở (để từ đó tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) xung quanh các thực thể họ đòi chủ quyền ở Trường Sa, thì khi đó sự không tuân thủ phán quyết của Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn, nhưng hiện tại các tuyên bố của Bắc Kinh vẫn còn mơ hồ để có thể đánh giá rõ ràng.

Trung Quốc đã không tuân thủ phán quyết về bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển xung quanh nó. Tòa án cho thấy bãi Cỏ Mây, vốn bị chiếm đóng từ năm 1999, nằm dưới mặt nước khi thủy triều lên và do đó không tạo ra vùng biển được sở hữu nào. Bất chấp phán quyết này, các tàu tuần duyên của Trung Quốc thường xuyên tuần tra trái phép gần bãi Cỏ Mây.

Trung Quốc đã không tuân thủ phán quyết khi chiếm đóng trái phép Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tòa trọng tài phán quyết rằng Đá Vành Khăn là thực thể thủy triều thấp; Trung Quốc đã xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và lắp đặt tại Đá Vành Khăn. Ngoài ra, Trung Quốc không chỉ chiếm giữ rạn san hô mà dường như vẫn tiếp tục đòi quyền lợi về biển xung quanh nó mà bằng chứng là sự phản đối của họ đối với hoạt động tự do hàng hải của Mỹ trong phạm vi 12 hải lý của Đá Vành Khăn.

Trung Quốc đã vi phạm quyền đánh cá của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Toà án cho thấy Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, đặc biệt là bằng cách ban hành lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông hồi năm 2012. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm bao gồm phần lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Việt Nam.

Trung Quốc không ngăn chặn ngư dân của họ hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Các trọng tài xác định rằng Trung Quốc đã “hông thể hiện sự tôn trọng quyền chủ quyền của Philippines đối với hoạt động đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của họ”. Hàng trăm tàu cá Trung Quốc tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát của Lực lượng Tuần dương Trung Quốc tại Bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và trên khắp

Trung Quốc cho phép ngư dân khai thác trái phép các loài có nguy cơ tuyệt chủng bằng cách biện pháp tàn phá môi trường. Phán quyết kết luận rằng Trung Quốc ‘đã dung túng và bảo vệ cũng như không ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc tham gia vào các hoạt động khai thác có hại các loài có nguy cơ tuyệt chủng tại Bãi cạn Scarborough, bãi Cỏ Mây và thực thể khác ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc có hoạt động khai thác quy mô lớn loài sò tai tượng trong diện khẩn nguy vốn đã phá hủy nghiêm trọng một diện tích lớn san hô từ năm 2012 cho đến 2016, thường là dưới sự theo dõi của các tàu chấp pháp Trung Quốc. Sau khi giảm mạnh hoạt động đánh bắt này sau năm 2016, những ngư dân bắt sò Trung Quốc đã quay trở lại hoạt động phá hoại của họ tại bãi cạn Scarborough và khắp quần đảo Hoàng Sa mà thường hành động dưới sự chứng kiến rõ ràng của Lực lượng Tuần dương Trung Quốc.

Trung Quốc đã phá hủy trái phép môi trường biển thông qua việc xây đắp đảo. Toà án nhận ra rằng từ cuối năm 2013, các hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa đã vi phạm UNCLOS vốn bắt buộc các nước ký kết phải bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Trung Quốc đã hoàn thành công việc nạo vét và chôn lấp tại quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2016. Có thể lập luận rằng một số hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra, chẳng hạn như việc lắp đặt các trạm giám sát trên các rạn san hô ở Hoàng Sa, vẫn đang hủy hoại môi trường sống dưới biển mà không có đánh giá tác động môi trường phù hợp. Nhưng một khi đã hết chỗ để bồi đắp đảo thêm nữa thì có thể nói rằng Trung Quốc hiện đang tuân thủ về mặt kỹ thuật phần lớn nội dung này của phán quyết. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi nếu Trung Quốc triển khai công việc nạo vét hoặc bồi đắp mới tại bãi cạn Scarborough hoặc các nơi khác.

Các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã vi phạm các quy định về chống va chạm bằng cách tạo ra nguy cơ va chạm và gây nguy hiểm cho các tàu của Philippines. Tòa trọng tài phán quyết rằng trong thời gian đối đầu hồi năm 2012 xung quanh bãi cạn Scarborough, các tàu thực thi pháp luật Trung Quốc đã “tạo ra nguy cơ va chạm nguy hiểm nghiêm trọng cho các tàu và nhân viên của Philippines”. Mặc dù không có sự cố nào xảy ra một lần nữa ở bãi cạn Scarborough do chính quyền Philippines giữ khoảng cách, Cảnh sát biển Trung Quốc, Hải quân nước này và các tàu dân quân hàng hải tiếp tục thường xuyên có các hành vi vi phạm tương tự và tạo ra nguy cơ va chạm đối với tàu nước ngoài ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Quốc được cho là đã chặn trái phép hoạt động đánh bắt truyền thống của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough. Tại bãi cạn Scarborough, tòa án kết luận rằng cả ngư dân Trung Quốc và Philippines đều có quyền tham gia đánh bắt nhưtruyền thống bất kể nước nào có chủ quyền đối với bãi cạn này. Nhưng các trọng tài phán quyết rằng “Trung Quốc thông qua hoạt động của các tàu chính thức của họ tại Bãi cạn Scarborough từ tháng 5 năm 2012 trở đi đã ngăn chặn một cách bất hợp pháp ngư dân Philippines tham gia đánh bắt cá truyền thống”. Cho đến cuối năm 2016, trong một cử chỉ rõ ràng là thiện chí với chính phủ của ông Duterte, các tàu tuần dương Trung Quốc đóng tại bãi cạn này đã bắt đầu cho phép các tàu cá Philippines hoạt động dọc theo bên ngoài rạn bãi cạn, mặc dù họ không được phép đánh cá bên trong đầm phá.

Từ những phân tích của AMTI cho thấy, Trung Quốc chỉ tuân thủ lấy lệ 1 điểm rất nhỏ trong phán quyết của Tòa Trọng tài, và việc Trung Quốc chấp thuận cho ngư dân Philippines đánh bắt cá dọc theo phía bên ngoài của bãi cạn Scarborough cũng chỉ là hành động thể hiện “thiện chí” của Bắc Kinh đối với Manila. Trung Quốc muốn thông qua việc trên để xoa dịu dư luận của người dân Philippines, cũng như cộng đồng quốc tế về phán quyết của Tòa. Ngoài ra, thông qua hành động trên cũng là cách để Trung Quốc đánh bóng hình ảnh, lôi kéo, ép buộc Philippines phải lựa chọn hợp tác với Trung Quốc ở Biển Đông.

Với những gì đã làm, Trung Quốc đã khiến cộng đồng quốc tế thất vọng. Một trong năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lại bất chấp luật pháp quốc tế để tìm cách đạt được âm mưu độc chiếm Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới