Monday, October 21, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNgười Nga cảnh giác kết thân với TQ

Người Nga cảnh giác kết thân với TQ

Chuyên gia Nga cho rằng việc của Nga là ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị-quân sự nói chung, nhưng không thể bị lôi kéo vào các cuộc xung đột.

ĐAU LƯNG quằn quại do GAI CỘT SỐNG khiến bà Liễu không thể bế cháu, bà đã làm gì?

Cảnh giác trước sự thân mật

Quan hệ song phương Nga-Trung được đánh giá trong giai đoạn “thân mật” chưa từng có. Hai bên có sự hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quân sự, năng lượng…Tuy nhiên, nhiều người Nga chưa hẳn đã vui mừng với thực tế này.

Tờ Quan điểm của Nga mới đây có bài phân tích, trong đó dẫn ý kiến đánh giá của Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược về Trung Quốc Aleksei Maslov cho rằng, trong Sách Trắng quốc phòng vừa công bố, Trung Quốc lần đầu tiên khẳng định rõ trạng thái quan hệ hữu nghị với Nga trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.

Ông đánh giá, điều này cho thấy hai nước đang chuyển động về hướng hình thành liên minh chính trị quân sự, không chỉ thể hiện trên giấy, mà còn là chiến lược đã được định hình rõ ràng của Trung Quốc.

Về phần Nga, tờ Quan điểm cho rằng, việc thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc đã được xác định trong học thuyết quốc phòng Liên bang Nga, trong đó Moscow ưu tiên hợp tác với Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Nga, việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Trung Quốc có thể mang lại ưu thế hơn so với hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và công nghệ.

Chuyên gia Nga cho rằng việc của Nga là ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị-quân sự nói chung, nhưng không thể bị lôi kéo vào các cuộc xung đột.

Cảnh giác trước sự thân mật

Quan hệ song phương Nga-Trung được đánh giá trong giai đoạn “thân mật” chưa từng có. Hai bên có sự hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, quân sự, năng lượng…Tuy nhiên, nhiều người Nga chưa hẳn đã vui mừng với thực tế này.

Tờ Quan điểm của Nga mới đây có bài phân tích, trong đó dẫn ý kiến đánh giá của Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược về Trung Quốc Aleksei Maslov cho rằng, trong Sách Trắng quốc phòng vừa công bố, Trung Quốc lần đầu tiên khẳng định rõ trạng thái quan hệ hữu nghị với Nga trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.

Ông đánh giá, điều này cho thấy hai nước đang chuyển động về hướng hình thành liên minh chính trị quân sự, không chỉ thể hiện trên giấy, mà còn là chiến lược đã được định hình rõ ràng của Trung Quốc.

Về phần Nga, tờ Quan điểm cho rằng, việc thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc đã được xác định trong học thuyết quốc phòng Liên bang Nga, trong đó Moscow ưu tiên hợp tác với Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Nga, việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Trung Quốc có thể mang lại ưu thế hơn so với hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và công nghệ.

Nguoi Nga canh giac ket than voi Trung Quoc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin

Trong khuôn khổ chuyến thăm Moscow vào tháng 6/2019 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã ra tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược Nga-Trung trong thời đại mới, trong đó khẳng quyết tâm làm sâu sắc lòng tin và đưa quan hệ quốc phòng hai nước lên tầm cao mới.

Năm ngoái, Nga đã tổ chức cuộc tập trận lớn nhất thời kỳ hậu Xôviết. Trung Quốc đã cử 3.200 binh sĩ và trang thiết bị tham gia cuộc tập trận này. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tham dự với tư cách là đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây cũng là cuộc tập trận quy mô nhất từ trước tới nay có sự tham dự của quân nhân Nga-Trung.

Tờ Quan điểm nhận định điều này thể hiện sự xích lại gần nhau giữa quân đội của hai quốc gia được coi là mạnh nhất khu vực châu Á, nhưng cũng làm dấy lên lo ngại từ các quốc gia láng giềng trong khu vực. Bên cạnh đó, tờ báo dẫn lời ông Maslov nhấn mạnh Nga cần chú ý tới việc Trung Quốc xác định các tình huống sử dụng sức mạnh quân sự ở trong và ngoài nước.

Nguoi Nga canh giac ket than voi Trung Quoc
Các binh sĩ Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vostok-2018 của Nga

Ông Maslov nói: “Ví dụ trường hợp tuần tra chung với Trung Quốc vừa diễn ra gần đây trên biển Nhật Bản có thể dẫn đến việc quan hệ của chúng ta với Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trở nên căng thẳng. Trung Quốc có mối quan hệ khá phức tạp với hai quốc gia này, còn chúng ta thì có quan hệ tốt”.

Chuyên gia Nga cho rằng việc của Nga là ủng hộ Trung Quốc về mặt chính trị-quân sự nói chung, nhưng không thể bị lôi kéo vào các cuộc xung đột mà có thể tổn hại lợi ích của Nga.

Trong khi đó, bình luận về việc Sách Trắng quốc phòng của Trung Quốc mới đây không coi Mỹ là kẻ thù, chuyên gia Maslov cho rằng đó là đặc tính ngoại giao của Bắc Kinh. Cách xác định như vậy cho phép Trung Quốc có thể mềm mỏng hơn trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.

Không để bị lợi dụng

Đáng chú ý, tờ Quan điểm của Nga còn phân tích sâu hơn về tác động từ mối quan hệ quân sự ngày càng chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc đối với tình hình ở khu vực Đông Bắc Á, châu Á-Thái Bình Dương và cả tình hình Biển Đông.

Theo đó, việc Nga chấp nhận một mối quan hệ quân sự sâu sắc hơn với Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng tới tiến trình đàm phán Nga-Nhật về hiệp ước hòa bình và vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Điều này có thể xuất phát từ thực tế Nga thiếu niềm tin đối với liên minh Mỹ-Nhật. Moscow ngày càng quan ngại việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản nhằm chống lại Nga, đồng thời lo ngại sức mạnh quân sự, hải quân ngày càng gia tăng của Nhật Bản, không loại trừ kịch bản phía Nhật sử dụng vũ lực để đoạt lại các đảo thuộc quần đảo Kuril có vị trí chiến lược mà Nga tuyên bố chủ quyền từ sau Thế chiến II.

Theo tờ Quan điểm, trong cuộc xung đột tiềm tàng này, Nga tính đến sự hỗ trợ và ủng hộ của Trung Quốc.

Nguoi Nga canh giac ket than voi Trung Quoc
Tàu chiến Trung Quốc thực hành bắn trong một cuộc tập trận chung với hải quân Nga

Tờ báo Nga cho rằng việc liên minh với Nga mang lại cho Bắc Kinh chỗ dựa trong việc đối phó với chiến lược kìm chế mà Mỹ đang tiến hành với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, trong quá khứ đã có không ít lần Bắc Kinh thử thách lòng tin và phản ứng của Moscow khi có những bước đi khiêu khích ở Biển Đông. Không loại trừ Trung Quốc sẽ lợi dụng liên minh với Nga để có những đòi hỏi chủ quyền quá đáng và những hành động khiêu khích hơn ở Biển Đông.

Tờ báo Nga nhấn mạnh, trong tình này, Nga sẽ một mặt chủ trương bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh chung ở Biển Đông, một mặt sẽ không để bên nào lôi kéo vào xung đột. Đặc biệt, trong các tuyên bố chính thức Nga mong muốn duy trì quan hệ với cả hai đối tác chủ chốt là Việt Nam và Trung Quốc.

Tờ Quan điểm nêu đề xuất, trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã có với Nga, các cơ quan liên quan của Việt Nam cần tăng cường các cuộc tiếp xúc ở cấp cao, cần đề nghị phía Nga cung cấp thời gian, địa điểm, kế hoạch dự kiến những hoạt động sẽ tiến hành với phía Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm các hoạt động tuần tra, thăm dò, khảo sát, đồng thời chủ động nắm tình hình và sẵn sàng ứng phó với những tình huống mới có thể nảy sinh trong tương lai gần.

Nguoi Nga canh giac ket than voi Trung Quoc
Mỹ có ngán ngại mối quan hệ khăng khít Nga-Trung

Trong khi giới phân tích Nga tỏ ra cảnh giác, các chuyên gia phương Tây, dù với bất kỳ ý đồ nào, cũng nhiều lần cảnh báo Nga về mối quan hệ với Trung Quốc.

Tờ Foreign Affairs của Mỹ mới đây đã tỏ ra hoài nghi về mối quan hệ liên minh Nga-Trung bền vững. Tờ báo Mỹ nhắc lại sự kiện vào tháng 3/1969, quân đội Trung Quốc phục kích và tiêu diệt một đội tuần tra biên giới của Liên Xô trên một hòn đảo gần biên giới Trung-Nga. Sau 50 năm, nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại tin chắc rằng một liên minh chống Mỹ giữa hai nước đang xuất hiện, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng hơn, hợp tác kinh tế, chính sách đối ngoại và quân sự giữa Trung Quốc và Nga chưa đủ ấn tượng.

Foreign Affairs tin rằng lịch sử quan hệ Nga-Trung đầy bất trắc và hai nước đóng vai trò vô cùng khác nhau trong nền kinh tế thế giới, tạo ra một sự khác biệt gần như không thể tránh khỏi trong các mục tiêu của mỗi nước. Do đó, các báo cáo về liên minh Nga-Trung đã bị thổi phồng lên nhiều.

RELATED ARTICLES

Tin mới