Tuesday, October 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ ‘ngoại giao chuối’ với Philippines để cạnh tranh với Nhật Bản

TQ ‘ngoại giao chuối’ với Philippines để cạnh tranh với Nhật Bản

“Theo một cách nào đó, chuối đã trở thành biểu tượng của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines”, Giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Philippines, ông Herman Kraft nói. 

Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã giúp nền kinh tế Philippines, và cũng phản ánh sự thống trị ngày càng tăng của Bắc Kinh ở nước này. Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu chuối lớn nhất của Philippines vào năm ngoái, đánh bật Nhật Bản là thị trường lớn nhất trong nhiều thập niên.

Một số công ty hiện đang tránh Nhật Bản để đáp ứng những hợp đồng cung cấp cả năm với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Sự thay đổi này cho thấy Manila ngày càng phụ thuộc Trung Quốc nhiều hơn so với Nhật Bản. Trong khi Tokyo thúc đẩy các dự án đường sắt để chiếm thế thượng phong cơ sở hạ tầng, Bắc Kinh tăng gấp đôi sản lượng nông nghiệp.

“Người Trung Quốc không làm điều này chỉ vì họ thèm ăn chuối Davao”, Herman Kraft, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Philippines nói, “Có một khía cạnh chính trị trong vấn đề này”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tạo tiền đề cho ngoại giao chuối khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới thăm Bắc Kinh hồi tháng 10/2016, trong chuyến đi đó ông Duterte tuyên bố đất nước của ông “chia tay” đồng minh lâu năm Hoa Kỳ. Đổi lại, ông Tập tuyên bố nhập khẩu nhiều hơn nữa trái cây của Philippines và cam kết đầu tư 24 tỷ đô la.

Năm ngoái, Trung Quốc đã mua 496 triệu đô la chuối, tăng 71% so với năm 2017, trong khi đơn hàng từ Nhật Bản tăng 24% lên 485 triệu đô la, theo dữ liệu chính phủ Philippines.

Quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Bắc Kinh và Manila không phải lúc nào cũng ngọt như vị chuối, với một cuộc tranh chấp lãnh thổ cay đắng từng khiến người trồng chuối gặp khó khăn.

Media player poster frame
 
Hơn 50 công ty lớn, từ Apple tới Nintendo rút sản xuất khỏi Trung Quốc
 
 Sau một cuộc đụng độ lâm vào bế tắc trong tháng 4/2012 giữa các lực lượng hải quân Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, gần Đảo Hoàng Nham (còn gọi là Bãi cạn Scarborough), Bắc Kinh rõ ràng đã trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu chuối của Philippines. Trung Quốc tuyên bố chuối bị nhiễm sâu bệnh, nhưng Stephen Antig, Giám đốc điều hành Hiệp hội Những người trồng và xuất khẩu chuối Philippines, nói rằng, động thái đó “đơn thuần là chính trị”.

“Ngay cả trước đây, đã có những con côn trùng đó, nhưng họ không bao giờ không nhận chuối”, Antig nói, “Chỉ khi chúng tôi bắt đầu tuyên bố Bãi cạn Scarborough là của chúng tôi thì họ đột nhiên trở nên nghiêm ngặt hơn”.

Các quan chức ngành công nghiệp chuối cho biết, đó là một thời điểm khó khăn, các trang trại ngập chuối thối và những lô hàng mắc kẹt tại cảng. “Rất nhiều công ty tại thời điểm đó đã nộp đơn xin phá sản. Đó là một bước ngoặt quan trọng đối với nhiều người”, theo ông Han Da Bae, chủ tịch của Hiệp hội Nông dân và Xuất khẩu chuối Mindanao, nhóm nhỏ các thương nhân tập trung vào thị trường Trung Quốc.

Manila đã đệ đơn lên Tòa trọng tài quốc tế vào năm 2013 để giải quyết vụ việc hàng hải làm căng thẳng mối quan hệ với Bắc Kinh. Vài tháng trước khi ông Duterte đắc cử tháng 5/2016, chính quyền Trung Quốc tiêu hủy 35 tấn chuối Philippines, trị giá 33.000 đô la vì lý do không tuân thủ các yêu cầu vệ sinh.

Nhưng sự xoay trục của ông Duterte đối với Trung Quốc đã giảm căng thẳng. Các quan chức Trung Quốc cam kết tăng nhập khẩu chuối và các loại trái cây khác bất cứ khi nào gặp các đối tác Philippines. Ông Tập đã làm điều tương tự trong cuộc họp với ông Duterte hồi tháng Tư.

Trong khi đó, Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ chuối nhập khẩu từ Philippines. Năm ngoái, các thanh tra đã phát hiện hộp chuối có nhiều thuốc trừ sâu, dẫn tới việc thử nghiệm ngẫu nhiên tất cả chuối từ Philippines trong năm nay, khiến các nhà sản xuất tăng chi phí. Trong khi các quan chức Philippines cố gắng thuyết phục Nhật Bản giảm bớt kiểm tra, một số công ty chọn cách từ bỏ thị trường Nhật Bản.

Năm nay, ARR Agribusiness sẽ chuyển tất cả các sản phẩm của mình tới Trung Quốc, Raffy Caycong, Giám sát đồn điền 84 héc ta ở Davao Del Norte nói, Nikkei dẫn lời.

Công ty từng xuất khẩu 30% chuối họ thu hoạch được sang Nhật Bản với mức thuế 8-18%. Ngược lại, xuất khẩu sang Trung Quốc là miễn thuế.

Một thập niên trước, các nhà xuất khẩu giành giật với nhau để thu hút người mua Nhật Bản cho chuối loại A của Philippines – đắt hơn 30-40% so với chuối loại B bị dập nhẹ. Nhưng tầng lớp trung lưu đang phát triển của Trung Quốc hiện muốn trái cây cao cấp khiến nước này trở thành thị trường hấp dẫn hơn Nhật Bản.

Xuất khẩu chuối của Philippines đạt gần 1,4 tỷ đô la vào năm ngoái, khiến nước này trở thành người giao hàng lớn thứ hai sau Ecuador. Nikkei nói, lĩnh vực này sử dụng khoảng 400.000 người lao động (bao gồm tù nhân), nhiều người từ vùng Davao trên đảo phía nam Mindanao cũng là sân nhà của Tổng thống Duterte. Một số nhà xuất khẩu chuối thậm chí đã đóng góp cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông Duterte.

RELATED ARTICLES

Tin mới