Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐàm luậnBắc Kinh bẽ mặt tại Hội nghị ASEAN

Bắc Kinh bẽ mặt tại Hội nghị ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 52 đã khai mạc sáng 31-7 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Hội nghị bày tỏ quan ngại và cực lực lên án những hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nhất là việcnước này cho tàu hải cảnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vựcbãi Tư Chính.

Tại hội nghị lần này, ASEAN cũng đóng vai trò chủ nhà cho các cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao.Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai trong lời phát biểu đã nhấn mạnh: Tất cả các quốc gia “phải nhanh nhẹn hơn trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên toàn cầu”. Ông Pramudwinai kêu gọi một sự hội nhập sâu rộng hơn để mở rộng thương mại, củng cố thịnh vượng khu vực trong bối cảnh thách thức toàn cầu đang tăng cao.

Ông nói: “Trong bối cảnh hỗn loạn lớn, chúng ta phải hướng ngoại và hướng về phía trước. Có thể sẽ có chông gai trên con đường phía trước, sự hợp tác lớn hơn giữa các thành viên ASEAN và các đối tác bên ngoài có thể giúp duy trì sự tăng trưởng dài hạn”. 

Không khí hội nghị có phần căng thẳng bởi những diễn biến phức gần đây ở Biển Đông. Đáng lên án là Trung Quốc đã sử dụng lực lượng duy trì yêu sách phi pháp trên khu vực rộng lớn này. Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thì đó là hành động bắt nạt các nước khác của Bắc Kinh.Được biết, trước chuyến đi, một số nghị sĩ Mỹ đã đề nghị ông Pompeo ưu tiên thảo luận về Biển Đông trong hội nghị Bộ trưởng lần này.

“Chính quyền Mỹ nhấn mạnh cần lên án mạnh mẽ hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc, và hoan nghênh các sáng kiến, các biện pháp đảm bảo Tự do hàng hải, nhưng chúng tôi mong rằng cần nhiều hơn nữa để chống lại các hoạt động gây hấn của Trung Quốc và cản trở nỗ lực xu hướng hành xử bất chấp của Trung Quốc”. – Các nghị sĩ nêu rõ trong thư

“Hợp tác hàng hải” là một trong những lĩnh vực mà hội nghị tập trung, nhưng có liên quan đến Trung Quốc. Vì vậy, hội nghị đã đánh dấu quá trình bằng việc hoàn thành dự thảo Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) bao gồm các mối quan tâm của khu vực. 

Cùng với những tuyên bố lên án hành động bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông, là những lo ngại về sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.Việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ bờ biển phía đông của nước này hôm 31/7, động thái diễn ra trong vòng chưa đầy một tuần, được xem là chủ đề nóng của các cuộc thảo luận an ninh.

Liệu tiếng nói của ASEAN có làm Bắc Kinh bớt ngông nghênh. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vai trò của ASEAN hiện nay, nhưng có một thực tế là, ASEAN vẫn là tổ chức quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Trong vấn đề Biển Đông, vai trò của ASEAN vẫn rất cần thiết để có thể đối thoại với Trung Quốc. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng thể hiện phần nào vai trò của ASEAN trước một Trung Quốc lá mặt lá trái và rất hung hăng.

Đối với khu vực năng động này, tiến trình COC là bước nối tiếp ở mức độ cao hơn của DOC cũng rất quan trọng. COC được kỳ vọng sẽ là phương tiện quan trọng để kiểm soát tình trạng căng thẳng. Có điều tiến trình thúc đẩy COC xem ra còn quá chậm. Lý do chậm trễ một phần do Trung Quốc và một phần do một số nước ASEAN đã thỏa hiệp. Bởi vậy ASEAN cần mạnh mẽ, năng động hơn mới có thể có tiếng nói đối trọng trước một Trung Quốc ngang ngược.

Đã trải qua nhiều hội nghị nhưng ASEAN hiện vẫn chưa thành công trong

việc xử lý vấn đề Biển Đông. Theo các nhà phân ích, cơ chế hoạt động theo nguyên tắc đồngthuận đòi hỏi toàn bộ các thành viên ASEAN phải thống nhất trong cách tiếp cận đối với Biển Đông, tuy nhiên các nước lại có lợi ích khác nhau ở Biển Đông cho nên khó có tiếng nói chung.

Về phía Trung Quốc, nước này vẫn chưa coi ASEAN là một cơ chế đa phương

đủnăng lực thẩm quyền để giải quyết vấn đề Biển Đông. Họ liên tục đề nghị

đưa về vấn đề riêng với từng nước có tranh chấp.

Đối với các hiệp ước hay thỏa thuận ký trước đây giữa hai bên về an ninh khu

vực như DOC hay Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (năm 2003)

đều mang tính chuẩn tắc, thiên về quy trình tham vấn, và không có tính bắt buộc,

do vậy hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các quốc gia ký kết.

Do các yếu tố về nguyên tắc hoạt động, vai trò dẫn dắt, và cấu trúc thể chế của ASEAN chưa phù hợp đối với một Trung Quốc ngày càng tự cho mình cái quyền đứng trên tất cả cho nên việc giải quyết vấn đề Biển Đông đối với ASEAN làrất khó. Chắc chắn ASEAN sẽ phải thay đổi nguyên tắc và cấu trúc hoạt động, cũng như phải trở thành trung tâm trong việc giải quyết các vấn đề hiện nay.

Do sự mờ nhạt của ASEAN mà dư luận quốc tế ít hi vọng vào những quyết sách nhằm ổn định tình hình trong khu vực. Vấn đề Biển Đông nóng trong hội nghị nhưng là cái nóng âm ỉ từ lâu.Nóng nhất là vấn đề bãi Tư Chính của Việt Nam. Vì sao Trung Quốc không điều tàu hải quân mà thay vào đó là tàu hải cảnh. Bởi tàu hải quân là tàu chiến cho những thứ đang tranh chấp còn tàu hải cảnh là những tàu không được vũ trang hoặc được vũ trang hạng nhẹ, được sử dụng để thực thi luật pháp quốc gia đó.

Nếu sử dụng tàu hải quân không khác nào thừa nhận đang có tranh chấp. Chính vì thế, Trung Quốc sử dụng tàu hải cảnh nhằm ngang ngược khẳng định chủ quyền phi lý trên Biển Đông mà không cần xung đột vũ trang.

Đối với Trung Quốc họchỉ thật sự “thua” khi đối phương có lực lượng quân sự áp đảo. Còn tất cả cố gắng ngoại giao cũng chỉ hi vọng làm cho Bắc Kinh bớt hung hăng phần nào mà thôi.

RELATED ARTICLES

Tin mới