Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ chỉ trích TQ...

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ chỉ trích TQ gây hấn trong vùng biển của Việt Nam

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L.Engel (26/7) đã ra Tuyên bố về sự can thiệp trái phép của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam.

Theo thông tin trên, Hạ nghị sĩ Eliot L.Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã ra tuyên bố chỉ trích việc Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất và nhiều tàu chấp pháp hoạt động trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy bố cho biết: “Sự hung hăng gần đây ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai coi thường luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các hành động của Trung Quốc đã cấu thành việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong EEZ; cho biết, tuần trước, khi có các thông tin về các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc vào vùng EEZ của Việt Nam, Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng EEZ của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã cố tình bỏ qua. Hành vi gây rối này là một mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. Cũng quan trọng không kém, hành vi của Trung Quốc đã đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động ở khu vực”. Theo ông Eliot L.Engel, những sự việc như vậy chứng tỏ sự ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế của Trung Quốc.

Ngoài ra, tuyên bố nhấn mạnh: “Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác khác của chúng ta trong khu vực để lên án hành động hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải duy trì trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Quốc rút ngay lập tức bất kỳ và toàn bộ các tàu khỏi lãnh hải của các nước láng giềng, và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này”.

Trước đó, trên trang mạng xã hội Twitter cá nhân, Hạ nghị sĩ Mỹ Mike Gallagher thuộc đảng Cộng hòa cũng cho biết, ông ủng hộ Việt Nam và các đối tác khu vực của Mỹ để lên án hành động của Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục duy trì trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế. Ông kêu gọi Trung Quốc “ngay lập tức rút tất cả các tàu ra khỏi lãnh hải của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này”. Ngoài ra, ông Gallagher kêu gọi Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua dự luật lưỡng đảng của ông cùng Hạ nghị sỹ Jimmy Panetta về việc đưa ra các biện pháp trừng phạt nặng để đối phó với hành động quân sự hóa và bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực. Tuyên bố của ông Gallagher là tiếng nói công kích mới nhất của các quan chức Mỹ sau khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Nếu đề xuất này trở thành “Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông”, chính phủ Mỹ sẽ tịch thu các các tài sản tài chính đặt tại Mỹ, thu hồi hoặc từ chối thị thực Mỹ với bất kỳ ai tham gia vào các hành động hoặc chính sách đe dọa đến hòa bình, an ninh hoặc ổn định ở Biển Đông. Đề xuất này tăng cường nỗ lực của Mỹ và các đồng minh chống lại các hành động quân sự hóa bất hợp pháp và nguy hiểm cua Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp, điều mà Bắc Kinh đang tăng cường ở Biển Đông. Dự luật này cũng nhắc lại cam kết của Mỹ về việc duy trì Biển Đông là khu vực tự do và mở cửa với tất cả các quốc gia, đồng thời buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì các hành vi bắt nạt, ép buộc các quốc gia khác trong khu vực. Theo dự luật, Ngoại trưởng Mỹ sẽ phải cung cấp báo cáo cho Quốc hội 6 tháng một lần, cập nhật tên của các cá nhân hoặc công ty Trung Quốc tham gia vào các dự án xây dựng hoặc phát triển tại Biển Đông. Các hoạt động được dự luật này nhắm tới bao gồm: cải tạo, xây đảo, xây hải đăng và cơ sở hạ tầng thông tin di động. Những người đồng lõa hoặc tham gia vào các hoạt động đe dọa đến hòa bình, an ninh hoặc ổn định tại các khu vực ở biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát cũng sẽ bị xử phạt.

Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (25/7) cho biết, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã có “nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật”; nhấn mạnh “Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã xác lập tại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

RELATED ARTICLES

Tin mới