Thursday, January 2, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTQ vi phạm nghiêm trong luật quốc và cam kết quốc tế...

TQ vi phạm nghiêm trong luật quốc và cam kết quốc tế khi đưa tàu khảo sát tại bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam

Theo Tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng của Hồng Công hôm 12/7, Trung Quốc từ ngày 3/7 đã ngang nhiên đưa tàu thăm dò dầu khí Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhiều tàu hộ tống đến hoạt động tại Bãi Tư chính thuộc Khu vực thềm lục địa và Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Vị trí thăm dò trái phép của tàu TQ và quy định về thềm lục địa, EEZ của Việt Nam theo UNCLOS.

Hành động của TQ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế. Từ thế kỷ XVII đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất thực thi chủ quyền một cách liên tục, hòa bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước Việt Nam trước sau như một khẳng định nhất quán chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường này được thể hiện trong Luật Biên giới quốc gia (2003); Luật Biển Việt Nam (2012); Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1994) phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cùng các tuyên bố chính thức khác của Việt Nam. Tại các hội nghị khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn thể hiện lập trường xây dựng, nhằm thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, Việt Nam cũng nghiêm túc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); tích cực thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) và đẩy mạnh đối thoại nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Thứ hai, bất chấp luật pháp của Việt Nam, luật pháp quốc tế, Trung Quốc vẫn liên tục xâm phạm chủ quyền, an ninh đối với vùng biển, đảo Việt Nam. Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, cả ở thực địa và trên mặt trận ngoại giao, qua nhiều kênh và ở nhiều cấp khác nhau để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đối với, Bãi Tư chính là một cụm rạn san hô ở phía Nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam 220 hải lý về phía Đông Nam và cách bãi Phúc Nguyên 30 hải lý về phía Nam Tây Nam. Tại đây, Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát. Hiện có ba nhà giàn đang hoạt động là Nhà giàn DK1/11, Nhà giàn DK1/12, Nhà giàn DK1/14. Tại bãi Tư Chính có hai hải đăng. Căn cứ Điều 60 UNCLOS 1982 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa, Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 của UNCLOS 1982 hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Hành động của TQ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế

Thứ nhất, về mặt địa lý, Bãi Tư Chính cách đất liền Việt Nam 220 hải lý và chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý, vì vậy nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam theo quy định của UNCLOS. Về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Vì vậy, Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn đối với Bãi Tư Chính theo UNCLOS. Điều 56 của UNCLOS quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán mang tính chất độc quyền trên vùng EEZ. Theo đó, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và phi sinh vật, và các hoạt động thăm dò, khai thác kinh tế khác, như tạo năng lượng từ nước, dòng chảy và gió. Quyền chủ quyền không chỉ bao gồm quyền được trực tiếp thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, mà bao gồm tất cả các quyền cần thiết cho hay liên quan đến các hoạt động đó. Quyền tài phán của quốc gia ven biển liên quan đến ba lĩnh vực: i) Xây dựng và sử dụng đảo nhân đạo, công trình và cấu trúc nhân tạo. ii) Nghiên cứu khoa học biển. iii) Bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Trong các lĩnh vực thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, mọi hoạt động đều cần phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Thứ hai, một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng UNCLOS. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của UNCLOS, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết. Vì vậy, với trách nhiệm là nước thành viên tham gia UNCLOS, Trung Quốc phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy định của UNCLOS. Nhưng trái lại nước này liên tục vi phạm, bất chấp UNCLOS như vụ việc đưa tàu thăm dò dấu khí trái phép vào Bãi Tư Chính ở Việt Nam vừa qua.

Hành động của TQ đi ngược lại với tuyên bố, cam kết của giới Lãnh đạo nước này và những nỗ lực chung của các nước

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân vừa qua cho biết “hai nước nên bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải bằng các hành động cụ thể”. Hay người đứng đầu Quốc hội Trung Quốc, ông Lật Chiến Thư cũng nói với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam rằng “cả hai bên nên hợp tác với nhau về một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông”. Tháng 5/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng tuyên bố rằng hai bên sẽ xử lý hòa bình các tranh chấp thông qua đàm phán. Dư luận các nước lên án đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam và các thảo thuận song phương về hợp tác ở Biển Đông mà hai bên đã ký và công bố, đã thách thức dư luận quốc tế và các nỗ lực thực thi pháp luật trên biển của tất cả các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông. Hành động của Trung Quốc nhằm thăm dò phản ứng, dư luận của VN và các nước vì bãi Tư Chính là một khu vực nằm bên trong khu vực mà VN tuyên bố là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, nhưng TQ bác bỏ và đây cũng là một khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí phong phú, nơi có hàng chục giàn khoan dầu VN hoạt động. Vào năm 1994, VN cũng đã buộc tàu khảo sát “Thí Nghiệm 2” của TQ phải rời khỏi khu vực này sau ba ngày đối đầu. Trung Quốc đang muốn thử chiến thuật đã thành công với Philippines cho VN, trong đó muốn thông qua đàm phán song phương, hợp tác cùng khai thác ở Biển Đông để đổi lại những mối quan hệ và lợi ích kinh tế.

Phản ứng và các biện pháp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và các thoả thuận giữa hai nước

Dư luận đánh giá việc Việt Nam triển khai lực lượng cảnh sát biển tới ngăn chặn hành vi trái phép của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với nội dung Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đôn (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN, hành động của các tàu cảnh sát biển VN lần này tương đối nhẹ nhàng. Điều 73 của UNCLOS quy định quốc gia ven biển có thể thực thi các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ các quy định và pháp luật của mình trên vùng EEZ. Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đang tự kiềm chế, chưa sử dụng quyền của mình để áp chế tàu vi phạm Trung Quốc phải rút vì “Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) chỉ áp dụng cho hải quân nên khả năng va chạm với tàu cảnh sát biển rất cao. Cảnh sát biển Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp hợp pháp mạnh mẽ hơn, nếu phía Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu hợp pháp của Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới