Thursday, January 2, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaHội thảo Biển Đông lần thứ 9: Hành động của TQ ở...

Hội thảo Biển Đông lần thứ 9: Hành động của TQ ở bãi Tư Chính là không thể biện minh

Ngày 24/7, đã diễn ra Hội thảo Biển Đông lần thứ 9 tại thủ đô Washington, Mỹ. Hội thảo do Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức thu hút sự tham gia của nhiều học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu của các viện nghiên cứu lớn của Mỹ, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Na Uy, Australia, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam. Các đại biểu tập trung thảo luận 3 nội dung chính bao gồm hiện trạng tại Biển Đông , lịch sử các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và cách thức quản lý tranh chấp ở Biển Đông.

Tại hội thảo, các học giả bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông và nguy cơ xảy ra xung đột từ một sự cố giữa các bên tranh chấp, đồng thời cảnh báo các nước liên quan cần đưa ra những thông điệp rõ ràng và có những thay đổi về chính sách đối phó thích hợp hơn nhằm ngăn chặn tham vọng kiểm soát Biển Đông. Các chuyên gia cũng thảo luận những nỗ lực chính trị hợp pháp nhằm quản lý các tranh chấp, thúc đẩy hòa bình và ổn định trên Biển Đông, nhấn mạnh những bất đồng trong khu vực phải do chính các nước ASEAN tự giải quyết dựa trên Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và biện pháp xây dựng niềm tin.

Vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương 08 hoạt động trái phép ở vùng biển Việt Nam

Tại Hội thảo, giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều tuyên bố chỉ trích việc Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 08 và lực lượng chấp pháp hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, theo đó:

Ông Bill Hayton, Chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh cho rằng: “Đây rõ ràng là một sự vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNLOS), tôi không thấy có điều gì có thể biện minh cho các hoạt động hiện nay của Trung Quốc. Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình. Theo công ước luật biển và phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực 3 năm trước đây thì khu vực biển đó thuộc về Việt Nam”.

Giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, Nauy cùng chia sẻ quan điểm trên: “Tôi cho rằng đây là một hành vi đáng chê trách từ phía Trung Quốc. Theo UNCLOS, Trung Quốc không có quyền được khai thác tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác. Trung Quốc đang tìm cách thực hiện “đường lưỡi bò” nhằm phục vụ phát triển bất chấp luật pháp quốc tế. Lần này Trung Quốc không khoan dầu mà tiến hành khảo sát diện rộng ở Biển Đông. Trung Quốc cũng đồng thời ngăn cản các nước khác tiến hành khảo sát trong khu vực thềm lục địa của các nước này. Trung Quốc đang khảo sát ở những khu vực mà nước này không có chủ quyền và ngăn cản Việt Nam tiến hành khảo sát tại những nơi Việt Nam có chủ quyền”.

Diễn biến tình hình tranh chấp ở Biển Đông

Theo các nhà nghiên cứu và học giả, vấn đề Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp và do đó cần có những giải pháp cụ thể với sự tham gia của các bên và cộng đồng quốc tế.

Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á Gregory Poling chia sẻ: “Vấn đề Biển Đông cần được ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự ngoại giao. Trong năm 2015 và 2016, chủ đề này luôn được đề cập tại các sự kiện quốc tế và thậm chí đã được đưa vào tuyên bố chung của hội nghị G7. Nếu vấn đề này liên tục được đề cập, điều này sẽ khiến Trung Quốc giống như một quốc gia không tuân thủ luật pháp quốc tế và các nước khác sẽ không muốn hợp tác với Trung Quốc và điều này sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu lâu dài của nước này. Trung Quốc muốn là nước lãnh đạo toàn cầu thì phải hành xử sao cho tương xứng. Một biện pháp khác đó là chúng ta có thể cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các cá nhân và công ty Trung Quốc. Ví dụ, nếu một công ty Trung Quốc tham gia khảo sát trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì công ty này đáng bị trừng phạt. Hay nếu một tầu cá Trung Quốc có hoạt động bạo lực thì công ty sở hữu chiếc tầu đó cũng nên bị trừng phạt”.

Giáo sư Stein Tonnesson cho rằng, đối thoại sẽ là một giải pháp hiệu quả: “Tôi cho rằng các quốc gia Đông Nam Á cần phải rõ ràng về việc bảo vệ quyền của mình theo UNCLOS và cộng đồng quốc tế cần khuyến khích các quốc gia này. Trong khi đó, các nước này cũng cần tiếp tục đối thoại với Trung Quốc, đặc biệt là lãnh đạo nước này nhằm đi tới những giải pháp thực chất để Trung Quốc nhận ra một số lợi ích của mình trong UNCLOS”.

Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện ISEAS Yusof Ishak (thuộc Đại học Quốc gia Singapore), nói rằng việc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc tiến triển có một mặt trái là nó hỗ trợ cho hai diễn ngôn mà Trung Quốc muốn tạo ra trên Biển Đông: Thứ nhất là nó tạo ra cảm giác “mọi thứ vẫn bình yên”, thứ hai là các vấn đề của châu Á nên được giải quyết chỉ bởi các nước châu Á.

Đồng quan điểm, Prashanth Parameswaran, biên tập viên chuyên san Diplomat, nói rằng các nước ở Biển Đông đang đi trên một con đường hai chiều. Một mặt họ có các biện pháp xây dựng lòng tin như đàm phán COC, có UNCLOS và các cơ chế khác… Ở mặt kia, nhiều hành động “làm xói mòn lòng tin” vẫn diễn ra liên tục ở Biển Đông trong cùng thời điểm. Nguy cơ đối với các biện pháp xây dựng lòng tin trong dài hạn và đặc biệt nguy hiểm đối với Biển Đông là nếu quá trình song song này tiếp diễn, các biện pháp xây dựng lòng tin (như đàm phán COC, UNCLOS) có thể biến thành công cụ làm xói mòn lòng tin.

Mỹ cần làm gì

Các chuyên gia phần lớn đồng ý rằng mối đe dọa đến từ hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ nằm ở thương mại, và nó biến các nước ngoài khu vực đều trở thành bên có lợi ích, không chỉ lợi ích kinh tế mà còn lợi ích nhờ vào một trật tự dựa trên luật lệ.

Toshihiro Nakayama, giáo sư tại Đại học Keio, nói rằng Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào thương mại, và Biển Đông là một “huyết mạch” quan trọng của Nhật Bản. Nếu hàng hóa của Nhật Bản bị tắc lại khi đi qua EEZ của các nước, họ sẽ bị tổn thương. Dù Nhật Bản không có các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP), chúng tôi có tham gia các cuộc tập trận chung. Theo tôi biết thì Mỹ chưa mời Nhật Bản cùng tham gia FONOP, nó sẽ tạo ra một vài cuộc thảo luận nội bộ tại Nhật Bản, nhưng chúng tôi, khá là rõ ràng, đã ủng hộ các hoạt động FONOP của Mỹ. Nhưng có một sự chần chừ, dè xẻn và thoái lui từ Mỹ, và nó làm dịch chuyển cân bằng vốn có. Nhật Bản rất lo lắng về điều đó.

Sarah Kirchberger, nhà nghiên cứu tại Trung Tâm An ninh và Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học Kiel (Đức), nói rằng cho đến gần đây, người châu Âu ít khi quan tâm đến Biển Đông, nhưng nhiều nước châu Âu lại dựa vào xuất khẩu và sử dụng đường biển này. Tuy nhiên, quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu châu Âu nhìn vấn đề Biển Đông trong xu hướng lớn hơn, và các hành động quân sự hóa, bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông báo hiệu những xu thế đáng lo ngại. Bà Kirchberger liên hệ những cơ sở đang được Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông với căn cứ tàu ngầm chiến lược ở Hải Nam.

Về phía châu Âu, bà Kirchberger nói rằng :việc chúng tôi có thể làm là theo dõi sự việc sát sao hơn, đưa ra một vài hỗ trợ mang tính biểu tượng để đề cao luật pháp quốc tế”; Tôi nghĩ Pháp là nước có vị thế thuận lợi nhất trong khối để tham gia vào các chiến dịch FONOP, họ là một quốc gia Thái Bình Dương, có hiện diện quân sự đáng kể ở Thái Bình Dương, họ có kinh nghiệm, có hải quân tốt nhất. Nếu có một cơ chế đa phương diễn ra, tôi nghĩ nó nên đặt dưới sự lãnh đạo của Pháp vì họ thường xuyên ở trong khu vực đó.

Bec Strating, giảng viên ngành Chính trị học tại Đại học La Trobe, nói rằng mối quan tâm đầu tiên của Australia đối với Biển Đông là sự ổn định khu vực, tuy nhiên nước này cũng đứng trước ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc.

Theo bà, 2/3 hàng hóa xuất khẩu của Australia đi ngang qua Biển Đông. Ở mặt khác, con số này gây tranh cãi chính bên trong Australia rằng hàng hóa thường đi và đến chủ yếu Trung Quốc, nên Trung Quốc sẽ không làm tổn hại tuyến đường này vì lợi ích của chính họ.

Australia cũng có quan ngại Trung Quốc sẽ dùng các lợi thế kinh tế (về hàng hóa, khách du lịch, du học sinh) để trừng phạt Australia nếu nước này có lập trường không hợp ý Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, đó là cái nhìn ngắn hạn, trong dài hạn, Australia, cũng như Ấn Độ, hưởng các lợi ích kinh tế nhờ vào việc duy trì tự do hàng hải, đặc biệt ở các tuyến đường huyết mạch.

“Tôi tin rằng lợi ích quan trọng nhất của Australila phải nằm ở một trật tự dựa trên luật pháp, và các diễn ngôn về quan hệ đối ngoại của Australia thật sự nhấn mạnh ý này. Vì vậy, Biển Đông là một phần nhỏ hơn trong quan ngại lớn hơn về sự thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, cũng như vai trò tiếp tục của Mỹ, và đây cũng là một phần trong ý tưởng về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Australia”, bà nói.

“Câu hỏi thật sự là sự xói mòn luật lệ hàng hải có hạ thấp tính chính danh của UNCLOS hay không?”.

Ông Batongbacal nói rằng đối với sự kiện tàu Hải Dương 8, bên cạnh các tuyên bố ngoại giao, các nước có thể cân nhắc sử dụng trừng phạt thương mại và kinh tế, “nhưng để cách này có hiệu quả, cần có một liên minh các quốc gia có cùng chính kiến”.

“Nếu không, Trung Quốc sẽ đơn giản sử dụng chiến thuật chia và trị, vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt và tiếp tục các hành vi trái phép”.

RELATED ARTICLES

Tin mới