Tuesday, December 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMột số phân tích về nội dung, ý nghĩa trong tuyên bố...

Một số phân tích về nội dung, ý nghĩa trong tuyên bố lên án, chỉ trích TQ ở Biển Đông của Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ

Tiếp sau các tuyên bố lên án Trung Quốc của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ hôm 20/7, vừa qua Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel đã ra tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ rằng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng cho thấy nước này hoàn toàn coi thường luật pháp quốc tế và là mối đe doạ đối với Việt Nam, đồng thời thể hiện quan điểm ủng hộ Việt Nam trong vụ việc tại bãi Tư Chính hiện nay.

Thứ nhất, tuyên bố của Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện chỉ rõ TQ đang coi thường luật pháp quốc tế và những chuẩn mực chung của các nước

Trong tuyên bố hôm 26/7, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel chỉ trích các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng cho thấy nước này hoàn toàn coi thường luật pháp quốc tế và những chuẩn mực chung của các nước. “Các hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy một điều đáng lo ngại là quốc gia này công khai xem thường luật pháp quốc tế”, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel tuyên bố.

Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS.

Thứ hai, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện khẳng định Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam

Theo Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot Engel, “các hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy một điều đáng lo ngại là quốc gia này công khai xem thường luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, các hành động của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền và quyền lợi hợp pháp Việt Nam trong vùng đặc kinh tế (EEZ) của họ. Quan trọng không kém, hành vi của Trung Quốc đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực”, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel tuyên bố. “Tôi cùng với Việt Nam và các đối tác tại khu vực lên án sự hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục duy trì trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức rút tất cả các tàu ra khỏi lãnh hải của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này”, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ nhấn mạnh.

Thứ ba, hành vi gây rối này là mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng cho thấy TQ sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng

Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel cũng chỉ trích chính quyền Bắc Kinh đã cố tình phớt lờ tất cả các yêu cầu rút của Việt Nam sau khi có thông tin về sự xuất hiện của nhóm tàu địa chất Hải Dương tàu trong vùng EEZ của Việt Nam thời gian vừa qua. Theo ông, hành vi gây rối này là mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. “Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác trong khu vực cùng lên án sự hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục duy trì trật tự và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Quốc rút ngay lập tức tất cả tàu khỏi vùng biển của các nước láng giềng và chấm dứt các hành động bắt nạt bất hợp pháp này”, Chủ tịch Eliot L. Engel khẳng định. 

Trong khi đó, trên trang mạng xã hội Twitter cá nhân, hạ nghị sĩ Mỹ Mike Gallagher thuộc Đảng Cộng hòa cũng cho biết các hành động hung hăng của Trung Quốc tại trên Biển Đông là “không thể chấp nhận được”. “Quốc hội (Mỹ) phải hành động để nhanh chóng thông qua đạo luật lưỡng đảng của tôi với Nghị sĩ Jimmy Panetta để đáp trả việc Trung Quốc quân sự hóa và chiếm đất tại khu vực”, ông Gallagher viết.

Thứ tư, quan điểm chỉ trích, lên án TQ ở Biển Đông trong Quốc hội Mỹ đang ngày càng gia tăng và mạnh mẽ hơn

Từ năm 2017, Thượng viện Mỹ đã xem xét Dự thảo “Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông” nhằm cho phép trừng phạt các cá nhân hoặc tổ chức Trung Quốc có liên quan tới các hoạt động bị Mỹ coi là “bất hợp pháp và nguy hiểm” của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông. Theo quy định của Mỹ, Thượng viện và Hạ viện Mỹ phải thông qua Dự luật này trước khi chuyển lên Tổng thống Mỹ ký thành luật chính thức. Dự luật hiện tại nhận được sự ủng hộ từ 13 thượng nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa, nhiều hơn hẳn so với số lượng ủng hộ hồi năm 2017. Nếu được thông qua, “Đạo luật Trừng phạt Biển Đông và Hoa Đông” sẽ cho phép chính phủ Mỹ tịch thu các tài sản tài chính tại Mỹ, thu hồi hoặc hủy bỏ thị thực Mỹ đối với bất kỳ đối tượng nào bị cáo buộc có liên quan tới “các hoạt động hay chính sách đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định” trên Biển Đông. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và Thượng nghị sĩ Dân chủ Benjamin Cardin cho biết, Dự thảo luật của lưỡng đảng đã củng cố thêm nỗ lực của Mỹ và các đồng minh trong việc đối phó với hoạt động quân sự hóa trái phép và nguy hiểm của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp mà nước này đang chiếm đóng trên Biển Đông. Dự thảo luật này tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc duy trì khu vực (Biển Đông và Hoa Đông) cởi mở và tự do đối với tất cả các nước, đồng thời buộc chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì hành vi gây hấn và cưỡng ép trong khu vực. Dự luật mới cũng yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ phải trình lên Quốc hội bản báo cáo theo thời hạn 6 tháng một lần để xác định những cá nhân hay công ty Trung Quốc có liên quan tới hoạt động xây dựng hay phát triển các dự án trái phép trên Biển Đông. Các hoạt động trái phép được quy định theo dự luật của Mỹ gồm bồi đắp, xây đảo nhân tạo, xây dựng hải đăng và hạ tầng viễn thông di động.

Trước đó năm 2016, Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio cũng đã đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc do các hành động ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Dự luật mang tên “Hành động trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông 2016”, đề nghị trừng phạt các cá nhân và tổ chức của Trung Quốc tham gia những hoạt động phi pháp của Bắc Kinh tại hai vùng biển này. Theo ông Marco Rubio, “hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là phạm pháp, đe dọa an ninh khu vực và hoạt động thương mại của Mỹ. Việc này có thể cảm nhận tại Mỹ, bao gồm các cảng ở Florida và qua kinh tế tàu biển và hàng hóa của bang chúng ta”. Dự luật do Rubio đưa ra thể hiện thay đổi đầy tham vọng trong chính sách của Mỹ. Nếu được thông qua, nó sẽ yêu cầu Tổng thống Mỹ thực hiện một loạt biện pháp trừng phạt chống lại các cá nhân, tổ chức Trung Quốc tham gia hoạt động ở Biển Đông và phạt cả tổ chức tài chính của bên thứ ba cố ý tham gia. Dự luật cũng bao gồm đề xuất hạn chế viện trợ với các nước đứng về lập trường của Trung Quốc trong xử lý vấn đề tại Biển Đông, biển Hoa Đông. Điều này thay đổi lập trường của Mỹ lâu nay là không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ (trừ một số ngoại lệ).

RELATED ARTICLES

Tin mới