Tuesday, December 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTình hình Hồng Công căng thẳng, TQ cảnh báo Mỹ “đừng dại...

Tình hình Hồng Công căng thẳng, TQ cảnh báo Mỹ “đừng dại can thiệp”

Nhằm tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý của người dân trong nước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây cáo buộc các quan chức Mỹ đứng sau làn sóng biểu tình bạo lực ở Hồng Kông và cảnh báo Washington nên nhấc “bàn tay đen” ra khỏi đặc khu này.

Trong 2 tháng trở lại đây, Hồng Công liên tục có hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực liên quan tới dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Dự luật cho phép đưa nghi phạm ở đặc khu sang Trung Quốc xét xử. Các quan chức Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nhà nước đã liên tiếp đưa ra những phản ứng nghiêm khắc, đặc biệt sau khi quốc huy ở bên ngoài Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại Hồng Công bị sơn đen vấy bẩy bên cạnh những dòng chữ mang tính chất nhạo báng vào Chủ nhật tuần trước.

Nguyên nhân biểu tình kéo dài không chấm dứt

Việc Hồng Công không có lòng tin đối với thể chế và pháp luật của đại lục đã ăn sâu bám rễ, khó thay đổi. Điều này không chỉ bắt nguồn từ hệ thống pháp trị Hồng Công khá giống với phương Tây cũng như cảm giác vượt trội về chế độ của người Hồng Công so với đại lục, mà còn xuất phát từ tiến trình hiện đại hoá quản lý và pháp luật của đại lục vẫn chưa hoàn thiện về mặt cơ cấu, thậm chí hiện tượng chuyển sang cánh tả xuất hiện tại đại lục những năm gần đây đang làm tăng thêm sự hoài nghi của người dân Hồng Công trong việc hoà hợp với đại lục.

Không những vậy, các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ đã phơi bày những điểm không hoàn hảo và yếu kém của chính quyền trung ương ở Hồng Công. Quyền tự trị cao của “Một nước, hai chế độ” ban đầu được chính quyền trung ương trao cho Hong Kong dựa trên sự tin tưởng, nhưng bị lực lượng đối lập tại Hồng Công và các thế lực bên ngoài lạm dụng để chống lại lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Ngoài ra, quyền hạn của trưởng đặc khu Hồng Công và cơ chế quản lý hành chính chịu nhiều tác động hơn. Luật cơ bản mặc dù không phải là cơ chế quản lý hành chính điển hình nhất, nhưng có khuynh hướng nghiêng về cơ chế quản lý hành chính, đặc biệt là cơ chế trách nhiệm kép của trưởng đặc khu đối với cả Hồng Công và Trung Quốc đại lục, nhưng kể từ khi Hồng Công trở về với Trung Quốc, thể chế này đang dần suy yếu bởi thủ tục của Hội đồng lập pháp, phúc thẩm tư pháp, các phong trào xã hội, sự phản kháng của công chức.

Khả năng Trung Quốc sử dụng quân đội trấn áp biểu tình ở Hồng Công

Phản ứng trước những hành vi trên, Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cảnh báo rằng “hành vi của một số người biểu tình quá khích thách thức thẩm quyền của chính quyền trung ương” và cách làm này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Theo giới phân tích, Chính quyền Trung Quốc sẽ đưa quân vào trấn áp các hoạt động biểu tình ở Hồng Công nếu chính quyền địa phương yêu cầu “giúp duy trì an ninh xã hội và giải cứu hỗ trợ thiên tai”. Ngoài ra, một điều khoản khác của Luật cơ bản cho phép Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tương đương Quốc hội) tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Hồng Công, trong bối cảnh hỗn loạn “nguy cơ đến thống nhất hoặc an ninh quốc gia” – động thái có thể kích hoạt vai trò của quân đồn trú ở Hồng Công.

Giáo sư Lâm Hà Lập, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Hồng Công cho biết trên thực tế, bất kỳ quyết định nào như vậy cũng sẽ được đưa ra bởi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình với sự tham gia của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị – cơ quan chính trị tối cao của Trung Quốc. Tuy nhiên dường như một quyết định như vậy sẽ không được thực hiện ngay lập tức. Tại thời điểm hiện tại, thảo luận về sức mạnh quân sự có thể là một chiến lược, mục đích nhằm buộc người biểu tình rút lui. Một trở ngại lớn trong việc sử dụng quân đội chính là nó sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của giới lãnh đạo Trung Quốc. Ngoài ra, việc sử dụng quân đội đồng nghĩa là sau 22 năm nối lại chủ quyền đối với Hồng Công, chính quyền trung ương buộc phải dựa vào vũ lực vì đã thất bại trong việc giành được tình cảm và tư tưởng của người dân Hồng Công.

Trung Quốc chưa từng chính thức công bố chính xác số lượng binh sĩ đồn trú tại Hồng Công nhưng ước tính số lượng binh sĩ PLA tại Hồng Công là từ 6.000 đến 10.000 người. Theo giới truyền thông Mỹ, PLA quản lý 19 khu vực quân sự ở Hồng Công, trong đó có 12 doanh trại quân đội. Nổi bật nhất là căn cứ không quân Shek Kong nơi đặt trung đoàn máy bay trực thăng, căn cứ hải quân trên đảo Stonecutters/Ngong Shuen Chau nơi có thể neo đậu vài tàu chiến nhỏ và Tòa nhà đồn trú PLA nằm cạnh vịnh Victoria. Tòa nhà đồn trú PLA từng là Trung tâm Chỉ huy Quân sự Anh và bên kia đường là các văn phòng của Hội đồng Lập pháp Hồng Công và chính quyền địa phương. Do đó, các cuộc biểu tình gây ồn ào trong nhiều tuần qua về cơ bản diễn ra không xa trụ sở của quân đội đồn trú PLA.

Hậu quả nghiêm trọng khiến Trung Quốc không dám sử dụng quân đội trấn áp ở Hồng Công

Dù việc triển khai lực lượng PLA đã được quy định rõ ràng trong Luật Cơ bản của Hồng Công, giới phân tích cho rằng can thiệp quân sự sẽ là biện pháp cuối cùng mà Bắc Kinh muốn sử dụng do những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Hồ Tích Tiến, Tổng Biên tập tờ Global Times lên tiếng phản đối ý tưởng sử dụng lực lượng đồn trú để can thiệp vào tình hình Hồng Công, do cái giá phải trả về chính trị quá lớn và sự bất ổn mà nó có thể gây ra. Theo ông Hồ Tích Tiến, Trung Quốc chưa có bất cứ quy định nào về chế độ quân quản cho phép PLA hoạt động ở Hồng Vông và vãn hồi trật tự ở đặc khu này; đồng thời cảnh báo việc triển khai lực lượng quân sự tại đặc khu này sẽ gặp sự phản đối dữ dội từ cộng đồng quốc tế cũng như người dân Hồng Công.

Theo Larry Wortzel, cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Trung Quốc hồi những năm 1980, Trung Quốc đại lục có nhiều công cụ để vãn hồi trật tự hiệu quả hơn là quân đội, chẳng hạn như lực lượng vũ cảnh hoặc công an. Ông cho rằng huy động lực lượng quân sự đồn trú chỉ là giải pháp “cực chẳng đã” của các lãnh đạo Trung Quốc.

Ngoài ra, tình hình Hồng Công cũng được cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao, do nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở tại đặc khu này suốt nhiều năm qua. Việc đưa quân đội vào đặc khu hành chính này sẽ khiến Bắc Kinh đối mặt với áp lực khổng lồ từ các quốc gia phương Tây. Giới chuyên gia nhận định, nếu tình hình Hồng Công quá mức căng thẳng, nước Anh sẽ có hành động chỉ trích mạnh mẽ nhất do London và Bắc Kinh đã ký hiệp ước để bảo đảm Trung Quốc tuân thủ mô hình “một quốc gia, hai chế”; và khi Trung Quốc sử dụng tới lực lượng quân sự để đối phó biểu tình, Mỹ sẽ không còn dừng lại ở các tuyên bố lên án. Washington nhiều khả năng sẽ thay đổi chính sách và cách nhìn nhận vai trò của Hồng Kông, dẫn tới việc hàng loạt doanh nghiệp rút khỏi đặc khu này.

Mỹ quan ngại về diễn biến tình hình Hồng Công

Ngoại Trưởng Mike Pompeo (25/7) cho rằng Trung Quốc “nên làm điều phải” khi đối phó với các cuộc biểu tình ở Hồng Công và dân chúng Hồng Công nên giữ thái độ ôn hòa; đồng thời ông kêu gọi mọi bên hay tránh có hành vi bạo động, trong lúc các cuộc biểu tình ở Hồng Công.

Phản ứng trược sự can dự của Mỹ vào vấn đề Hồng Công, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, tình trạng bất ổn chính trị ở Hồng Công là do “những bàn tay đen” của Mỹ gây ra, đồng thời yêu cầu Mỹ phải nhớ “Hồng Công hiện nay là Hồng Công của Trung Quốc”. Theo bà Hoa Xuân Oánh, “Chúng tôi có thể thấy các quan chức Hoa Kỳ đang đứng sau những sự việc này. Liệu những người này có thể thành thật nói với thế giới rằng họ đang đóng vai trò gì và hành động của họ có mục đích gì hay không”.

Để ủng hộ cho quan điểm của Chính quyền Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo – tờ báo của cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài viết nói rằng: “Rất nhiều vụ bạo lực đã xảy ra ở Hồng Công trong thời gian qua và sau tất cả Mỹ là nước đã khuyến khích sự việc. Một số người Mỹ nói rằng họ muốn giúp Hồng Công, nhưng thực tế là họ muốn mang đến sự hỗn loạn và sẽ không thỏa mãn chừng nào Hồng Công chưa sụp đổ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới