Tuesday, December 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTriều Tiên thử tên lửa đạn đạo tầm trung nhằm “cảnh cáo”...

Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo tầm trung nhằm “cảnh cáo” Hàn Quốc và Mỹ

Giới chức Nhật Bản và Hàn Quốc (25/7) cho biết, Triều Tiên đã phỏng thử 2 tên lửa đạn đạo tầm trung về phía Biển Nhật Bản nhằm “cảnh cáo” một số động thái gần đây của Hàn Quốc.

Theo thông tin trên, Bình Nhưỡng đã phóng hai tên lửa vào đầu ngày hôm nay (25/7) về phía Biển Nhật Bản (Biển Đông theo cách gọi của Hàn Quốc). Tên lửa đầu tiên bay khoảng 430 km, trong khi tên lửa thứ hai bay tới 690 km. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cũng khẳng định hai vật thể bay CHDCND Triều Tiên phóng gần bờ biển phía Đông vào sáng sớm nay 25/7 là tên lửa tầm ngắn. Tên lửa đầu tiên được phóng khoảng 5 giờ 34 phút (giờ địa phương) và một quả khác vào lúc 5 giờ 57 phút từ bán đảo Hodo gần thị trấn duyên hải phía Đông Wonsan vào Biển Đông (tên Hàn Quốc gọi vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản). JCS cho biết, hai quả tên lửa được phóng từ bệ phóng di động và rơi xuống vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Trong khi đó, Kyodo News dẫn một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho rằng vật thể bay nói trên là tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, Tình báo Hàn Quốc cho biết đây cả hai tên lửa này đều có tầm bắn khoảng 600 km, đủ sức vươn tới mọi mục tiêu trên lãnh thổ Hàn Quốc, trong đó có Humphreys, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á, nằm cách trung tâm thủ đô Seoul hơn 60 km về phía Nam.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm nay tuyên bố vụ thử tên lửa là “lời cảnh cáo nghiêm túc với những kẻ hiếu chiến trong quân đội Hàn Quốc”, ám chỉ cuộc diễn tập chung Dong Maeng sắp được Mỹ – Hàn tiến hành, cũng như nỗ lực của Seoul nhằm mua thêm tiêm kích tàng hình F-35A từ Washington.

Phản ứng trước vụ việc trên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Seoul đã xem vụ phóng mới nhất của Triều Tiên “như một mối đe dọa quân sự và là hành động làm suy yếu các nỗ lực giảm bớt căng thẳng trên toàn bán đảo”. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo nói cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đã theo dõi chặt chẽ các xu hướng liên quan và đang thúc giục Bình Nhưỡng đình chỉ những hoạt động như vậy vì nó không có ích cho những nỗ lực giảm bớt căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên; khẳng định Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng cường giám sát trong hợp tác và liên lạc chặt chẽ với Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (25/7) không lên án Triều Tiên về việc nước này phóng 2 tên lửa được cho là đạn đạo tầm ngắn ra biển Nhật Bản. Ông Trump cho biết Triều Tiên không thử tên lửa nào khác ngoài “tên lửa loại nhỏ”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Triều Tiên kiềm chế những hành động khiêu khích tương tự. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus bày tỏ hy vọng hai bên sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán để giải quyết chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên; đồng thời nhấn mạnh “lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn sẽ có hiệu lực cho đến khi đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nhấn mạnh cánh cửa ngoại giao vẫn rộng mở đối với Triều Tiên bất chấp vụ phóng tên lửa hôm 25/7. Ông Pompeo kỳ vọng các cuộc đàm phán cấp độ công việc sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 8. Ngoại trưởng Mỹ nói thêm vụ phóng tên lửa của Triều Tiên giống như một chiến thuật đàm phán hơn là động thái gây ra sự rạn nứt hoặc khiến ông Trump đảo ngược cam kết đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Cục trưởng Phòng vệ (Bộ Quốc phòng) Nhật Bản Takeshi Iwaya xác nhận vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên, nói những tên lửa này không đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật và không có tác động đến an ninh quốc gia Nhật Bản. Ông Takeshi Iwaya bày tỏ lấy làm tiếc trước động thái này của Triều Tiên. Ông nói: “Nneeus đó là tên lửa đạn đạo thì là sự vi phạm quy định của Liên hợp quốc. Gần đây, hành vi phóng tên lửa nhiều lần của họ (Triều Tiên) khiến người ta rất lấy làm tiếc”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng Mỹ và Triều Tiên nên nối lại đàm phán càng sớm càng tốt.

Nhà phân tích Kim Dong-yub tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông, trụ sở ở Seoul, đánh giá tên lửa mới nhất do Triều Tiên phóng có thể là mẫu tên lửa đạn đạo Scud-C hay tên lửa đất đối đất KN-23. Trong khi đó, bình luận viên Rogan nhận định, trước lời cảnh báo từ Triều Tiên, Tổng thống Trump cần làm rõ rằng những vụ thử tên lửa mới sẽ không bao giờ có thể giúp Bình Nhưỡng thoát khỏi các biện pháp trừng phạt. Chính quyền Trump đã đúng khi kiên quyết giữ vững các biện pháp trừng phạt cho đến khi Triều Tiên có những nhượng bộ tương xứng. Nếu chưa có nhượng bộ nào được đưa ra, lệnh trừng phạt phải được giữ nguyên. Ông Rogan cho rằng Tổng thống Mỹ D.Trump cũng nên làm rõ rằng có nhiều cách để lãnh đạo Kim Jong-un phi hạt nhân hóa mà không cần từ bỏ kho vũ khí hạt nhân, chẳng hạn như đồng ý lưu trữ số vũ khí này tại cơ sở của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đặt tại Triều Tiên. Chìa khóa nằm ở mục tiêu giải giáp ICBM có thể kiểm chứng, qua đó loại bỏ khả năng Triều Tiên phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nhắm vào các thành phố Mỹ.

Giám đốc Dự án Tiếp cận Quốc phòng – Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ Adam Mount cho biết sự xuất hiện của một loại tên lửa tầm ngắn mới gây chú ý vì các thiết bị như vậy thường “được coi là vũ khí tấn công phủ đầu”. Theo chuyên gia trên, nếu nó bay thấp nhưng bay rất nhanh, nó sẽ giúp rút ngắn thời gian cảnh báo và quyết định; theo đó, tên lửa trên có thể hữu ích trong tình huống trả đũa, nhưng nó thậm chí còn phù hợp hơn cho một cuộc tấn công phủ đầu. Đó là một phần lý do tại sao chúng tôi đồng ý thoả thuận Lực lượng Hạt nhân Tầm trung trong Chiến tranh Lạnh.

Ông Harry Kazianis, người phụ trách Trung tâm lợi ích quốc gia (Center for the National Interest) ở Washington nhận định, vụ phóng này là sự thể hiện Triều Tiên không hài lòng với việc Mỹ và Hàn Quốc hôm 20/7 thông báo về việcquân đội hai nước sắp tiến hành một cuộc tập trận quân sự chung vào tháng tới, bất chấp cảnh báo của Bình Nhưỡng rằng làm vậy sẽ phá vỡ thỏa thuận mà Tổng thống Trump đã đưa ra với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Đáng chú ý, các chuyên gia nhận định vụ phóng tên lửa mới đây dự kiến khuấy động căng thẳng khu vực nhưng Trung Quốc, một đồng minh lâu năm của Triều Tiên, khó có phản ứng mạnh mẽ khi mối quan hệ hai nước đang được cải thiện. Ông Triệu Tống, thành viên của chương trình chính sách hạt nhân thuộc Trung tâm Chính sách toàn cầu ở Bắc Kinh, cho biết: “Gần đây, Hàn Quốc đã xác nhận cuộc tập trận dự kiến diễn ra vào tháng tới nhưng Triều Tiên cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ dừng các cuộc tập trận đó trong cuộc gặp giữa hai bên trước đó. Mục tiêu thứ hai của Triều Tiên là thúc ép Mỹ tiếp tục nhún nhường về vấn đề phi hạt nhân hóa. Ông Kim muốn có nhiều sự nhượng bộ từ phía Washington, đặc biệt là việc bắt đầu gỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt kinh tế”. Về phản ứng của Trung Quốc, ông Triệu Tống cho rằng Bắc Kinh khó có thể đưa ra các phản ứng cứng rắn liên quan hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên. Trước đó, Trung Quốc đã không phản ứng mạnh mẽ sau các vụ thử tên lửa trước đó vào tháng 5/2019. Theo đó, Triều Tiên cũng đã phóng hai tên lửa tầm ngắn từ căn cứ tên lửa Sino-ri. Căn cứ này nằm cách biên giới Hàn Quốc 130 dặm về phía Bắc. Theo các quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết, hai tên lửa này bay được 260 và 170 dặm Anh. Căn cứ tên lửa Sino-ri được cho là có khả năng phóng các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Rodong và tầm trung.

Cùng quan điểm trên, một số chuyên gia phân tích cho rằng vụ thử hai tên lửa của Triều Tiên, vốn diễn ra chưa đầy một tháng sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Khu Phi quân sự (DMZ) ở biên giới liên Triều, còn ẩn chứa nhiều thông điệp hơn thế. Đây dường như còn là cách để Bình Nhưỡng truyền thông điệp cảnh báo và gây sức ép tới Washington trong bất cứ nỗ lực đàm phán tương lai nào. C huyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Hàn Quốc Kim Dae-young nhận định, Triều Tiên dường như cho rằng chính sách ngoại giao với Mỹ của họ không diễn ra theo cách họ mong muốn. Vì thế, họ phóng tên lửa để xoay chuyển tình hình theo hướng có lợi cho mình.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc mới chỉ phóng tên lửa tầm ngắn cho thấy Bình Nhưỡng vẫn kỳ vọng vào nỗ lực ngoại giao do Mỹ dẫn dắt nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của họ. Ông Kim thực sự không muốn khiến căng thẳng leo thang quá cao, bởi một vụ phóng tên lửa tầm xa đủ sức vươn tới đất liền Mỹ sẽ khiến chính quyền Trump có phản ứng khác hẳn.

Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên diễn ra trong lúc Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton đã đến thăm Hàn Quốc hôm 24/7 để thảo luận về các vấn đề chiến lược song phương. Sáng 25/7, ông Bolton đã không nhắc đến vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trong bản tweet, chỉ đề cập đến cuộc đàm phán với các quan chức Hàn Quốc về vấn đề an ninh khu vực và xây dựng liên minh mạnh mẽ hơn. Trước đó, hôm 23/7, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đi kiểm tra một tàu ngầm của Triều Tiên.

RELATED ARTICLES

Tin mới