Friday, October 18, 2024
Trang chủĐàm luậnKhi Mỹ đưa tàu sân bay lớn nhất đến Ấn Độ Dương...

Khi Mỹ đưa tàu sân bay lớn nhất đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Trước những hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ với vai trò là một cường quốc đã tỏ thái độ cứng rắn khi hôm 5/5 đã đưa tàu USS Ronald Reagan đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây là một trong những tàu sân bay lớn nhất của Mỹ.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan là tàu duy nhất được hải quân Mỹ điều động đến khu vực này, cùng với nhóm tàu tác chiến.Tàu có sức chứa khoảng 100 máy bay chiến đấu và máy bay được sử dụng cho các hoạt động tác chiến điện tử và chống tàu ngầm.

Ở Mỹ hiện tại có loại tàu chiến cực lớn là USS Gerald Ford, tàu này xuất hiện năm 2017, tuy nhiên vẫn chưa đi vào hoạt động. Do vậy tàu USS Ronald Reagan vẫn là loại đầu bảng. Nólà một trong 10 tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.

Chuẩn đô đốc Patrick Piercey nói về tàu Reagan: “Đây là một hàng không mẫu hạm cấp cao. Nó đại diện cho sức mạnh chiến đấu của Mỹ. Chúng tôi muốn những ai đó muốn thách thức Mỹ phải thấy rằng, chúng tôi có loại tàu rất lợi hại, đã sẵn sàng và phong độ thuyết phục.”

Tổng thống Rodrigo Duterte vừa tuyên bố sẽ sang thăm Trung Quốc vào cuối tháng 8. Chuyến thăm chưa diễn ra Mỹ đã có “màn chào hỏi” khá bất ngờ khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đến Philippines. Liệu đây có phải lời đe đọa từ Washington khi Trung Quốc đã đẩy lên quá mức những hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đôn? Liệu đây có phải hành động chứng minh cho lời cam kết sẽ gắn bó hơn nữa với các nước trong khu vực Đông Nam Á thường bị Trung quốc “bắt nạt”?

Tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và hàng trăm tàu hộ tống của Trung Quốc đang quấy rối tại khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng thềm lục địa của Việt Nam. Gọi là quấy rối nhưng thực ra đó là những hành động châm ngòi cho một cuộc chiến tranh xâm lược.

Hôm 4/8 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã cáo buộc Trung Quốc áp dụng “kinh tế kiểu bóc lột, trộm cắp tài sản trí tuệ và vũ khí hóa toàn cầu”. Cáo buộc của ông Mark Esper góp thêm vào sự gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh trong lúc hai “hổ lớn” đang lún sâu trong cuộc chiến tranh thương mại kéo dài đã hơn một năm.

Cùng với đó, chiến tranh thương mại, công nghệ, việc Mỹ bán vũ khí trị giá 1,3 tỷ USD cho Đài Loan là những vấn đề gây căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng thống Trump mới đây thông báo áp 10% thuế quan đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ 1/9, gắn nhãn Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Đáp trả, Bắc Kinh tuyên bố “sẵn sàng chiến đấu”, quyết định ngừng mua nông sản từ Mỹ và đe dọa để ngỏ các biện pháp trả đũa thuế quan.

Cùng với các biện pháp kinh tế, không thể không sử dụng tới biện pháp quyết định là quân sự, là sự đọ sức bằng vũ khi, khí tài hiện đại. Để đối phó với Mỹ, Trung Quốc cũng đã sản xuất được tàu sân bay Type 001A. Có điều tàu này “xơi” rất nhiều nhiên liệu.

Nếu tàu hoạt động ở Biển Đông thì cách đất liền quá xa, khó khăn cho việc tiếp nhiên liệu. Có lẽ vì thế mà Trung quốc đã cố công tôn tạo trái phép mấy hòn đảo, đá ở Trường Sa.

Cụ thể là tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc tiêu thụ gần 1.100 tấn nhiên liệu mỗi ngày khi di chuyển với vận tốc 37 km/h và sử dụng tới 1.500 tấn nhiên liệu khi làm nhiệm vụ chiến đấu.

Tàu này đòi hỏi phải được tiếp nhiên liệu bất kỳ khi nào tiêu thụ hết 1/3 bể chứa.Như vậy nó sẽ chỉ có 6 ngày hoạt động trên biển trước khi cần phải được tiếp nhiên liệu lần nữa.

Quân đội Trung Quốc tuyên bố, tàu Type 001A sắp tới sẽ được điều động tuần tra ở Biển Đông. Bởi việc tàu sân bay Mỹ xuất hiện là cái gai trong quan hệ Mỹ – Trung vốn đang hết sức căng thẳng.

Chúng ta cùng chờ xem cuộc biển diễn giữa hai tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào trongkhu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương?

RELATED ARTICLES

Tin mới