Tuesday, October 15, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhật Bản chính thức thể hiện quan ngại sâu sắc trong vụ...

Nhật Bản chính thức thể hiện quan ngại sâu sắc trong vụ TQ điều tàu hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam

Trả lời phỏng vấn Đài VOA, Bộ Ngọa giao Nhật Bản cho biết Tokyo mạnh mẽ phản đối bất kỳ hành động nào gây căng thẳng ở Biển Đông.

Theo thông tin trên, khi được hỏi về việc Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và nhiều tàu chấp pháp hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố “mạnh mẽ phản đối bất kỳ hành động nào gây căng thẳng ở Biển Đông”; khẳng định Nhật Bản “sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Trung Quốc liên quan tới vấn đề này”. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết, “nói chung, chính phủ Nhật Bản tin rằng vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới hòa bình và ổn định của khu vực và là một mối quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản. Nhật Bản luôn ủng hộ việc tuân thủ hoàn toàn luật pháp trên biển và muốn nhấn mạnh với tất cả các nước liên quan về tầm quan trọng của các nỗ lực tiến tới giải pháp hòa bình dựa trên luật lệ quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép”.

Trước đó, nguyên Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsuhito Asano cho biết, Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam Biển Đông của Việt Nam là “hành vi xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam, cần được cộng đồng quốc tế phê phán”; khẳng định hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, gây ảnh hưởng tới an ninh của Biển Đông và khu vực; nhấn mạnh Nhật Bản luôn tôn trọng Luật pháp quốc tế trong những vấn đề liên quan đến Biển Đông, do vậy, Trung Quốc là thành viên của Liên Hợp Quốc phải tôn trọng UNCLOS. Ngoài ra, ông Katsuhito Asano cho rằng Trung Quốc không những xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà gần đây đang gia tăng những hành động quân sự hóa tại Biển Đông. Điều này kích động chiến tranh, coi thường luật pháp và dư luận quốc tế. Việt Nam có đủ chứng cớ và năng lực để kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế như Philippines đã từng làm trước đó.

Được biết, kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe tái đắc cử (26/12/2012), Nhật Bản đã tích cực thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, góp phần thúc đẩy các nước hành xử thượng tôn pháp luật và giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông một cách hòa bình, dựa trên pháp luật.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng tự do hàng hải là quyền cơ bản khi các tàu thuyền được qua lại vô hại ở những vùng biển theo quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Nhật Bản không thay đổi quan điểm, chính sách trong việc đảm bảo tàu thuyền được quyền qua lại vô hại, không bị ngăn cản, kiểm soát ở Biển Đông; kiên quyết phản đối các hoạt động đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực; phản đối các nước sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để kiểm soát hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông; kêu gọi các nước liên quan, nhất là Trung Quốc cần giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình như đàm phán ngoại giao, hòa giải với sự trợ giúp của bên thứ ba hoặc trọng tài quốc tế.

Nhật Bản đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thể hiện quyết tâm đảm bảo hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông: Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhiều tuyên bố chính trị ủng hộ các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và phản đối các hoạt động đơn phương đe dọa ổn định, hòa bình trong khu vực. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (20/03/2017) tuyên bố Nhật Bản ủng hộ một “trật tự hàng hải tự do và mở rộng” tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính phủ Nhật Bản (21/3/2017) công bố Báo cáo thường niên về hỗ trợ nước ngoài, trong đó nhấn mạnh cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ năng lực giám sát của các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm hỗ trợ các tàu tuần tra, để duy trì an ninh hàng hải của các tuyến đường hàng hải cốt yếu ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nhật Bản cũng đã triển khai nhiều hoạt động tuần tra, tập trận trong khu vực nhằm đảm bảo hoạt động giao thông hàng hải trên Biển Đông không bị gián đoạn. Cử máy bay P-3C tuần tra, phòng chống cướp biển trên Biển Đông, cử tàu sân bay Izumo tuần tra Biển Đông và bảo vệ các tuyến đường hải hải ở Biển Đông, đảm bảo an ninh, giao thông hàng hải của Nhật Bản không bị ảnh hưởng trước các mối đe dọa từ tàu ngầm của TQ. Ngoài ra, Nhật Bản đã triển khai nhiều chính sách viện trợ trang thiết bị quân sự (máy bay tuần tra, tàu tuần tra…), hỗ trợ đào tạo cho một số nước trong khu vực như Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia… nhằm phục vụ các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông.

Việc Nhật Bản triển khai các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông còn gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc vào diễn biến tình hình Biển Đông, cụ thể: Thứ nhất, xu hướng phát triển về tranh chấp ở Biển Đông và các hành động phi pháp của Trung Quốc, đặc biệt là các hoạt động quân sự hóa và kiểm soát hoạt động giao thông hàng hải ở Biển Đông. Thứ hai, chính sách “tái cân bằng” của Mỹ và quan hệ của Nhật Bản và một số nước tồn tại tranh chấp ở Biển Đông. Thứ ba, vai trò và tầm ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao của Nhật Bản so với một số nước (Mỹ và TQ) còn hạn chế, do vậy Nhật Bản sẽ gặp khó khăn trong nỗ lực tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực về các vấn đề an ninh cũng như vấn đề Biển Đông; Nhật Bản không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Trung Quốc có thể lợi dụng “yếu tố lịch sử” (Nhật Bản đã từng xâm chiếm một số nước ASEAN) để chia rẽ, gây mất đoàn kết trong quan hệ giữa Nhật Bản và một số nước ASEAN. Ngoài ra, việc triển khai Luật An ninh mới còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian tới Nhật Bản sẽ tiếp tục gia tăng can thiệp vấn đề Biển Đông để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc, bảo vệ tự do và an toàn đi lại ở khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới