Tuesday, December 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNóng: TQ buộc phải rút tàu khảo sát địa chất Hải dương...

Nóng: TQ buộc phải rút tàu khảo sát địa chất Hải dương 08 và nhóm tàu hộ tống ra khỏi vùng EEZ của Việt Nam

Theo thông tin mới cập nhật, Trung Quốc tối ngày 7/8 đã bắt đầu phải rút tàu khảo sát địa chất Hải dương 08 và nhóm tàu hộ tống ra khỏi Bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam sau 27 ngày hoạt động trái phép.

TQ buộc phải rút tàu sau 27 ngày hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam

Hãng tin Reuter của Anh dẫn phân tích từ nguồn dữ liệu theo dõi tàu của chuyên gia phân tích Dev Devin Thorne tại Trung tâm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (C4ADS) cho biết từ tối ngày 7/8, tàu khảo sát địa chất Hải dương 08 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam về hướng đảo Chữ Thập, nhưng ít nhất hai tàu hộ tống bờ biển của họ vẫn ở trong khu vực khảo sát.

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS. Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.

Nhìn lại cách TQ phải rút giàn khoan Hải dương 981

Vào 7h sáng 16/7/2014, sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng EEZ của Việt Nam, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng toàn bộ tàu hộ tống về đảo Hải Nam. Hãng thông tấn Tân hoa xã của Trung Quốc loan tin, giàn khoan Hải Dương 981 ngừng hoạt động sau khi khoan hai giếng và phát hiện dấu hiệu có dầu khí. Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc không nói rõ trữ lượng ước tính, chỉ cho biết sẽ “đánh giá các số liệu thu được và quyết định các bước tiếp theo”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng phát đi thông cáo xác nhận việc giàn khoan Hải Dương 981 hoàn tất hoạt động khoan gần quần đảo Hoàng Sa. “Các công ty liên quan sẽ cân nhắc về các kế hoạch làm việc cho bước tiếp theo”, Reuters dẫn lời cơ quan này tuyên bố. Trung Quốc tuyên bố không nên coi việc di chuyển giàn khoan là một sự rút lui và ngang ngược cho rằng quần đảo Hoàng Sa là “lãnh thổ không thể tách rời” của Trung Quốc và giàn khoan đang hoạt động tại “vùng biển không có tranh chấp” quanh các quần đảo.

Giới phân tích chỉ ra nguyên nhân khiến TQ phải rút tàu

Thứ nhất, Trung Quốc ngay từ đầu đã biết rõ rằng việc đưa tàu vào vùng thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam là hành vi trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm hoàn toàn luật pháp quốc tế, các thoả thuận ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như chính những tuyên bố, cam kết của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.

Thứ hai, ngay sau khi Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải dương 08 vào vùng thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng khu vực, quốc tế. Liên tục trong các diễn đàn khu vực, song phương và đa phương, Trung Quốc đã bị các nước chỉ trích, phản đối cho rằng TQ đang hành động ngang ngược, bất chấp những chuẩn mực chung của quốc tế, khiến tình hình trở nên phức tạp. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 52 và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) vừa qua tại Bangkok, Thái Lan, các nước đã chỉ rõ những hành vi sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ ba, quan điểm chính sách và cách xử lý của Việt Nam đối với các hành vi của Trung Quốc trong vụ việc lần này đã được công đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới