Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ tiếp tục giáng đòn nặng vào hạt nhân TQ

Mỹ tiếp tục giáng đòn nặng vào hạt nhân TQ

Giới chuyên gia Bắc Kinh chỉ trích Hoa Kỳ cạnh tranh không lành mạnh để kiềm chế tham vọng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Mỹ trừng phạt Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Hôm 15/8, Hoa Kỳ tuyên bố đưa bốn công ty Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vào “danh sách đen” mới, bao gồm: China General Nuclear Power Group và các công ty con – China General Nuclear Power Corporation (CGNPC), China Nuclear Power Technology Research Institute, Suzhou Nuclear Power Research Institute.

Hoa Kỳ cáo buộc họ mua công nghệ tiên tiến của Mỹ cho nhu cầu quân sự của Trung Quốc.

Trước đây, các hạn chế đối với hoạt động tại thị trường Mỹ đã được áp dụng đối với ZTE và Huawei, cũng như năm công ty công nghệ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, trong việc làm cho Trung Quốc trở thành cường quốc siêu máy tính toàn cầu.

Danh sách đen mới cũng bao gồm thêm 17 công ty từ 10 quốc gia khác, kể cả từ Nga, Armenia, Bỉ, Canada, Georgia, Malaysia, Hà Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Vương quốc Anh.

Đây là những quốc gia hoàn toàn khác nhau, cả về tiềm năng của họ trong năng lượng hạt nhân và về bản chất quan hệ với Hoa Kỳ. Trên thực tế, điều gì được quyết định để đưa các công ty này vào danh sách đen, bị cáo buộc có hoạt động gây thiệt hại cho Hoa Kỳ?

Hôm 17/8, chuyên gia Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh, ông Gong Hong Liang tuyên bố rằng, Hoa Kỳ muốn cản trở hoạt động kinh doanh của các công ty Trung Quốc trong thị trường vật liệu và công nghệ hạt nhân toàn cầu thông qua lệnh trừng phạt chính trị.

Khi trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Gong cũng thừa nhận khả năng tồn tại các nguyên nhân liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran. Danh sách đen bao gồm nhiều công ty từ nhiều quốc gia, ví dụ như Anh; do đó, có khả năng cao là các công ty phải chịu lệnh trừng phạt có liên quan đến thương mại với ngành công nghiệp hạt nhân Iran.

Hiện tại, cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề hạt nhân Iran không phù hợp với chính sách của các cường quốc khác về vấn đề này, kể cả Vương quốc Anh, vì họ vẫn hy vọng sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được vào năm 2015. Do đó, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể liên quan đến vấn đề này, chúng phản ánh “chính sách tài phán dài hạn”.

Do Hoa Kỳ đối đầu rất nghiêm trọng với Iran, họ hy vọng có thể ngăn chặn hợp tác kinh tế và thương mại của Iran với các nước liên quan, thông qua lệnh trừng phạt đối với các công ty của những nước này. Làm như vậy, Mỹ cố gắng gây áp lực tối đa đối với Iran.

Mỹ chèn ép Trung Quốc trên thị trường năng lượng hạt nhân?

Chuyên gia Trung Quốc Gong Hong Liang cho rằng, các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc có thể liên quan đến công nghệ hạt nhân.

Ranh giới giữa sử dụng công nghệ hạt nhân quân sự và dân sự rất khó phân biệt, các cáo buộc sử dụng hạt nhân quân sự ở Trung Quốc là không rõ ràng. Do đó, lệnh trừng phạt của Mỹ là sự can thiệp chính trị vào sự cạnh tranh trên thị trường vật liệu và công nghệ hạt nhân toàn cầu.

Hoa Kỳ muốn hạn chế khả năng của các công ty Trung Quốc trong thị trường hạt nhân, không muốn các công ty Trung Quốc thu lợi từ thị trường này, nên quyết tâm ngăn Bắc Kinh kinh doanh trong lĩnh vực hạt nhân với các nước khác và Washington cố gắng đạt được điều này thông qua các biện pháp trừng phạt chính trị.

Bình luận về việc Mỹ đưa các công ty Trung Quốc vào “danh sách đen”, giám đốc của Trung tâm Năng lượng và An ninh, Tổng biên tập tạp chí Nuclear Club, thành viên Hội đồng Khoa học thuộc Ủy ban An ninh Nga Anton Khlopkov cho biết rằng, cuộc chiến và cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung đang đạt đến cấp độ mới và rõ ràng cũng không bỏ qua lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Cần lưu ý rằng, trong những năm tới, có thể hy vọng Trung Quốc sẽ gia nhập thị trường thế giới với tư cách là một trong những công ty cạnh tranh tích cực và cạnh tranh nhất trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.

Việc này được mong đợi sớm hơn một chút, nhưng bị chậm lại do tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Sau vụ tai nạn này, các tiêu chuẩn về các nhà máy điện hạt nhân xuất khẩu được nâng cao hơn khiến Trung Quốc phải mất thêm thời gian hoàn thiện công nghệ và các quy trình vận hành để trở thành một trong những nước tham gia hàng đầu vào thị trường năng lượng hạt nhân.

Rõ ràng là Hoa Kỳ có thể coi khu vực này là lĩnh vực cạnh tranh với Trung Quốc. Do đó, họ sử dụng “nhiều phương pháp gây áp lực hoặc đạt được ưu thế, kể cả thông qua việc làm mất uy tín những nước khác trên thị trường, mà Hoa Kỳ thỉnh thoảng âm mưu thực hiện đối với ngành công nghiệp hạt nhân Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới