Tuesday, October 8, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhản ứng của Philippines về đề xuất chia 60-40 trong hợp tác...

Phản ứng của Philippines về đề xuất chia 60-40 trong hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông của TQ

Nhằm thúc đẩy các thoả thuận hợp tác khai thác chung dầu khí ở Biển Đông với Philippines, Trung Quốc đã đề xuất mời chào chia theo tỷ lệ 60-40. Trước chuyến thăm Bắc Kinh, Chính quyền Tổng thống Duterte đã đưa ra một số tuyên bố về vấn đề này.

Thông tin bắt đầu khi vừa qua Tổng thống Duterte cho biết, ông sẽ thúc đẩy hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng này. Chính quyền Manila có thể chấp nhận ăn chia 60-40 với Bắc Kinh vì đã ký 29 thỏa thuận song phương với Trung Quốc, bao gồm cả việc thăm dò dầu khí trong chuyến thăm Philippines của ông Tập Cận Bình đến Manila hồi năm 2018.

Những lập luận mang tính thăm dò của Chính quyền Philippines

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo đã trả lời phỏng vấn về việc “cho phép” Trung Quốc hiện diện ở Biển Đông (mà Manila gọi là biển Tây Philippines). Lập luận của phía Philippines đưa ra là “việc Philippines “cho phép” Trung Quốc hiện diện ở vùng biển của Philippines cho thấy Philippines là “chủ sở hữu” của khu vực này. “Chỉ hành động này thôi đã cho thấy chúng tôi là chủ sở hữu, vì chúng tôi đang cho phép. Nếu chúng tôi không phải là chủ sở hữu, làm thế nào chúng tôi cho phép được?”, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo nói trong một cuộc phỏng vấn với báo The Inquirer hôm 11/8.

Về đề xuất của Trung Quốc về việc chia sẻ tài nguyên 60-40 ở Biển Đông, ông Panelo cho rằng điều này có thể được sử dụng như một “đòn bẩy thương lượng”. “Rõ ràng là hai nước đều không lùi bước, vì vậy điều tốt nhất là đồng ý sử dụng tài sản đó có lợi cho cả hai bên”, ông Panelo nói. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Philippines vào tháng 11/2018, hai bên đã ký bản ghi nhớ khai thác dầu khí chung ở khu vực trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Philippines đã chỉ trích việc hợp tác khai thác với Trung Quốc, nhất là trong EEZ vốn là của riêng Philippines. Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio từng cảnh báo rằng khái niệm “gạt bỏ tranh chấp và theo đuổi sự phát triển chung mà Trung Quốc đưa ra” thực chất là “một cái bẫy”. Bởi vì theo chính phủ Trung Quốc, yếu tố đầu tiên trong sự phát triển chung là “chủ quyền các vùng lãnh thổ liên quan đều thuộc về Trung Quốc”.

Những lý lẽ nhằm lôi kéo của phía Bắc Kinh

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa hôm 9/8 đã khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục không chấp nhận và phản đối phán quyết biển Đông 2016. “Chúng tôi đã làm rõ là chúng tôi sẽ không chấp nhận (phán quyết của Tòa trọng tài) và quyết định này vẫn giữ nguyên. Lập trường của chúng tôi sẽ không thay đổi và bản thân chúng tôi cũng sẽ không thay đổi”, Đại sứ Triệu khẳng định. Tuy nhiên, Đại sứ Triệu Giám Hoa trấn an Philippines “Có một thứ mà tôi muốn đảm bảo với chính quyền và người dân Philippines, đó là chúng tôi quyết tâm tìm kiếm giải pháp hòa bình cuối cùng cho tất cả bất đồng giữa hai nước. Chúng tôi không tìm kiếm xung đột, không tìm kiếm rắc rối. Điều đó hoàn toàn chắc chắn”.

Phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 diễn ra từ 29/7 đến 3/8/2019 tại Bangkok, Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa cam kết tuân thủ luật quốc tế và tích cực cùng khối ASEAN xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Về tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa tái khẳng định sự phủ nhận phán quyết trọng tài năm 2016 của Trung Quốc, ông Panelo nói: “Trung Quốc có quyền không thay đổi quan điểm, tương tự, chúng tôi cũng có quyền giữ vững quan điểm của mình. Nhưng điều đó sẽ không ngăn cản tổng thống nêu ra vấn đề về phán quyết của Tòa trọng tài”.

Kết luận, thời gian tới Trung Quốc và Philippines có thúc đẩy hợp tác chung ở Biển Đông theo hình thức nào thì chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tình hình khu vực, do hai bên đều có những tính toán về lợi ích riêng mà không quan tâm đến những lợi ích chung của cả khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm nhiều nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới