Thursday, January 2, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaPhó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ: TQ đã phớt lờ...

Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ: TQ đã phớt lờ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế

Trung Quốc tự nghĩ ra cái gọi là “đường chín đoạn”, vốn không có cơ sở lịch sử trên Biển Đông. Trung Quốc nên tuân thủ các cam kết và công ước quốc tế mà nước này đã tham gia, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Họ không nên tiếp tục quân sự hóa Biển Đông.

Phát biểu tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Walter Douglas (9/8) cho rằng Trung Quốc phải dừng quân sự hóa Biển Đông và tuân thủ công ước quốc tế về luật biển mà nước này là thành viên. Theo ông Walter Douglas:“Trung Quốc tự nghĩ ra cái gọi là “đường chín đoạn”, vốn không có cơ sở lịch sử trên Biển Đông. Trung Quốc nên tuân thủ các cam kết và công ước quốc tế mà nước này đã tham gia, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Họ không nên tiếp tục quân sự hóa Biển Đông”; đồng thời nhấn mạnh “Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố rất rõ ràng và phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Bangkok, Thái Lan gần đây rằng, Biển Đông là vùng biển mở, mở cho tất cả tàu thuyền, máy bay của các nước hoạt động như cách chúng ta vẫn làm hàng trăm năm qua. Tôi nghĩ nếu có bất kỳ nước nào vi phạm quy tắc này, những gì các nước khác cần làm là lên tiếng phản đối và hối thúc quốc gia vi phạm hành xử theo đúng quy tắc ứng xử. ASEAN và nước bên ngoài khối cần làm như vậy. Điều này để đảm bảo rằng các quốc gia phải hành xử theo đúng luật pháp quốc tế”.

Ngoài ra, Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Walter Douglas cho biết, “khi một nước đã ký kết một hiệp ước hay tham gia vào một tổ chức quốc tế, nước đó phải tuân thủ theo các quy chuẩn của hiệp ước hay tổ chức đó”.Chẳng hạn, khi một nước là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước đó cần thực hiện theo quy định của WTO. Tương tự như vậy, khi một nước tham gia UNCLOS, nước đó nên tuân thủ các quy định của Công ước. Tuy nhiên, Trung Quốc cho đến nay vẫn không công nhận phán quyết của tòa trọng tài được thành lập theo UNCLOS trong vụ kiện với Philippines.Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khẳng định: “Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế. Đó không phải là động thái phù hợp, cũng không phải là cách bảo đảm hòa bình và an ninh tại khu vực Thái Bình Dương”; đồng thời lấy dẫn chứng vụ kiện giữa Australia và Đông Timor vào cuối năm 2016. Đông Timor đã khởi kiện Australia và yêu cầu tòa trọng tài quốc tế xem xét giải quyết tranh chấp về biên giới trên biển giữa hai nước theo UNCLOS. Australia ban đầu cho rằng tòa không có thẩm quyền xét xử, tuy nhiên sau đó hai nước đã nhất trí thương lượng để giải quyết tranh chấp.“Mặc dù Australia “có tiếng nói” một chút hơn Đông Timor, song rốt cuộc Australia vẫn chấp nhận phán quyết của tòa và động thái này là cách thức hòa bình để giải quyết tranh chấp giữa hai nước. Đây là ví dụ điển hình khi một nước lớn hơn chấp nhận phán quyết của tòa trong một vụ kiện với một nước nhỏ hơn. Tuy nhiên, chúng ta không nhận thấy điều này trên Biển Đông. Chúng ta nên như vậy, tất cả các quốc gia nên bình đẳng”.

Đáng chú ý, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Walter Douglas nhận định, “nếu Việt Nam tiếp tục đi theo luật pháp quốc tế và phối hợp với các đối tác ASEAN, tiếng nói của các bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Tất cả những mối quan hệ này sẽ giúp Việt Nam vững mạnh hơn. Và khi nền kinh tế phát triển hơn, đất nước sẽ trở nên mạnh hơn. Điều này sẽ tốt cho Việt Nam vì các bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn”.

Được biết, UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện về biển và đại dương, có giá trị cao hơn so với các công ước và hiệp định, thỏa thuận quốc tế cũng như các nguồn khác của luật quốc tế. UNCLOS quy định rất rõ quy chế pháp lý của các vùng biển, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, là cơ sở để xác lập phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển. Theo đó, mọi hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển phải được phép của quốc gia đó, mọi hoạt động không được cấp phép đều là bất hợp pháp, vi phạm một cách rõ ràng các quy định của Công ước. Khi phát sinh tranh chấp, các quốc gia thành viên UNCLOS có nghĩa vụ nhanh chóng trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoặc các biện pháp hòa bình khác. Nếu việc trao đổi, đàm phán trong một thời gian hợp lý không đạt được giải pháp, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế để có phán quyết ràng buộc.

Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS năm 2016 đã kết luận không một cấu trúc địa lý nào tại quần đảo Trường Sa có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo của quần đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất. Phán quyết này phù hợp với điều 121 của UNCLOS, trong đó quy định tiêu chí xác định “đảo” là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc và luôn ở trên mặt nước khi thuỷ triều lên. Chỉ có các đảo có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng mới có đầy đủ các vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền. Các đá không có đáp ứng hai điều kiện nêu trên thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các bãi cạn nửa nổi nửa chìm nói chung không có lãnh hải riêng và do đó cũng không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia ven biển. Những hành động cố tình coi UNCLOS không phải là khuôn khổ pháp lý duy nhất và viện dẫn luật tập quán quốc tế để giải quyết các vấn đề về biển là đi ngược lại với mục tiêu của UNCLOS, nhằm hạ thấp giá trị của UNCLOS. Ngoài ra, Trung Quốc đưa ra tuyên bố “ba không” đối với phán quyết của Tòa Trọng tài là không thể chấp nhận được.

Theo giới chuyên gia, học giả quốc tế, để buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết, Philippines có thể tiến hành một số biện pháp sau: (1) Tham gia thỏa thuận hoặc công ước về biên giới biển với Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei. Theo đó, một Công ước phù hợp với phán quyết của phán quyết trọng tài có thể khẳng định rằng không thực thể địa chất nào ở quần đảo Trường Sa tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế. Các thực thể hàng hải bao trùm khu vực Biển Đông, nơi Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Brunei, Philippines và Trung Quốc đang tranh chấp. Nếu Công ước được thông qua, Trung Quốc sẽ là quốc gia duy nhất tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế do Trường Sa tạo ra, và họ sẽ bị cô lập. (2) Nộp một yêu sách thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông ngoài vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi Luzon, nơi Trung Quốc là quốc gia ven biển đối diện. Phán quyết 2016 đã vô hiệu hóa yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc và thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc không chồng lấn với Philippines. Manila có thể nộp yêu cầu này trước Ủy ban Liên hợp quốc về ranh giới thềm lục địa. Nhiều khả năng Ủy ban Liên hợp quốc sẽ xác nhận thềm lục địa mở rộng của Philippines, giống như cách họ xác nhận thềm lục địa mở rộng của Philippines ở Benham Rise. Theo đó, các ranh giới mới của thềm lục địa kéo dài 150 hải lý sẽ là chuẩn mực mới của vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. (3) Triển khai 10 tàu phản ứng mới do Nhật Bản tặng Cảnh sát biển Philippines; các tàu đa chức năng mới sẽ giúp xua đuổi những kẻ “đánh bắt trộm” từ quốc gia khác. (4) Hoan nghênh chiến dịch thực thi tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Canada ở Biển Đông. Các hoạt động hải quân và trên không của các cường quốc hải quân này, phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế, đã tăng tần suất kể từ phán quyết trọng tài năm 2016. Đây là sự thực thi mạnh mẽ nhất của phán quyết trọng tài. (5) Gửi Hải quân Philippines tham gia FONOP. Tổng thống Duterte đã kiên quyết không gửi tàu hải quân đến các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc yêu cầu hải quân Philippines tham gia FONOP sẽ khẳng định vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. (6) Mời các quốc gia có tranh chấp như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei tiến hành chiến dịch FONOP chung ở Biển Đông; các hoạt động chung thông qua các chiến dịch hải quân và trên không của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế của họ sẽ giúp thực thi phán quyết. (7) Ủng hộ các nỗ lực tư nhân thực thi phán quyết. Thời gian gần đây, cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và cựu tổng thanh tra Omopaman Conchita Carpio Morales (15/3) đã nộp đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức khác của Bắc Kinh liên quan đến “tội ác chống lại nhân loại” tại Biển Đông lên Tòa Hình sự quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan.

RELATED ARTICLES

Tin mới