Monday, October 7, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ tái khẳng định duy trì sự hiện diện của tàu chiến...

Mỹ tái khẳng định duy trì sự hiện diện của tàu chiến tại Biển Đông, thách thức các yêu sách chủ quyền của TQ

Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ Karl Thomas tiếp tục khẳng định rằng các tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện tại Biển Đông để đảm bảo hòa bình và tự do hàng hải.

Báo chí Philippines dẫn phát biểu của Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ Karl Thomas cho biết với việc tăng cường các hoạt động hàng hải tại Biển Đông, các tàu chiến của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực để đảm bảo hòa bình và tự do hàng hải tại một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất trên thế giới này. Đây là tuyên bố của chuẩn đô đốc Karl Thomas, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70 của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan lớp Nimitz trong cuộc tiếp xúc với báo chí hôm 8/8 khi chiếc tàu sân bay này neo đậu tại cảng ở thủ đô Manila của Philippines.

“Chúng tôi có hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và chúng tôi có mặt ở đây để đảm bảo an ninh và ổn định. Con tàu này rất có năng lực và sẵn sàng ứng phó với một loạt các tình huống khác nhau, cho dù là khủng hoảng, ứng phó thảm họa nhân đạo, hay bất kỳ điều gì liên quan đến an ninh và chúng tôi luôn sẵn sàng để làm điều đó”, Chuẩn đô đốc Thomas nói.

Khi được hỏi về những thách thức trong việc đảm bảo tự do lưu thông ở Biển Đông, ông Thomas nhấn mạnh “mục tiêu của chúng tôi là di chuyển và hoạt động tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, có nhiều tàu chiến đang hoạt động trong vùng biển này. Theo chuẩn đô đốc Thomas, mục đích của tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan là đảm bảo an ninh, ổn định trong khu vực và tạo môi trường để các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình.

Chuẩn đô đốc Karl Thomas đang chỉ huy Lực lượng 70 thuộc Nhóm Tác chiến Tàu Sân bay 5, tàu sân bay Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân, mang theo khoảng 70 máy bay phản lực F/ A-18 siêu thanh, máy bay do thám và máy bay trực thăng, đang có chuyến ghé thăm cảng Manila, Philippines hôm 6/8. “Chuyến ghé thăm này là sự phản ánh trực tiếp mối quan hệ dài lâu giữa Mỹ và Philippines, và nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của chúng tôi đối với hòa bình, ổn định ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương”, Chuẩn Đô đốc Thomas nói. “Chúng tôi nghĩ rằng mọi người cần tuân thủ luật pháp quốc tế, và sự hiện diện của chúng tôi cho phép chúng tôi cung cấp sự an toàn, ổn định để các cuộc thảo luận đó có thể diễn ra”. Sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Philippines diễn ra một lần nữa cho thấy sự củng cố quan hệ giữa hai nước vào thời điểm căng thẳng dâng cao tại Biển Đông.

Bắt đầu từ năm 2017 đến nay, Mỹ đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, nhằm thực hiện các chiến dịch “tự do hàng hải” xung quanh các thực thể do Trung Quốc chiếm đóng nhằm thể hiện cam kết và hiện diện của Mỹ ở khu vực. Ngày 26/6/2018, Mỹ cũng đã triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan tuần tra trên Biển Đông sau đó cập cảng Manila của Philippines. Đây là lần thứ 3 các hàng không mẫu hạm của Mỹ hiện diện ở khu vực này kể từ tháng 2/2018. Việc Mỹ điều hàng không mẫu hạm nguyên tử tới Biển Đông tuần tra diễn ra khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có chuyến thăm Bắc Kinh để thảo luận về mối quan hệ an ninh, quốc phòng giữa hai nước, trong đó có vấn đề Biển Đông. Trước đó tháng 11/2017, tàu sân bay USS Ronald Regan cũng đã thăm vịnh Manila và lần quay lại này nằm trong sứ mạng của Washington muốn tái cam kết với các nước ở khu vực. Chỉ huy tàu USS Ronald Reagan, Thiếu tướng Marc Dalton, nói với các phóng viên tháp tùng trên tàu rằng cuộc thăm viếng khu vực của mẫu hạm chứng minh sự cam kết gắn bó của Mỹ với khu vực. “Những nước nào quan ngại về các cam kết của Mỹ có thể theo dõi sự hiện diện liên tục của nhóm tác chiến tàu sân bay, bao gồm cả hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, như là sự bảo đảm. Lực lượng hải quân chúng tôi đã hoạt động trên biển Thái Bình Dương 7 thập niên qua và đó là sự hiện diện kéo dài, cũng như sứ mạng vẫn còn kéo dài sẽ không thay đổi”, ông Marc Dalton cho biết.

RELATED ARTICLES

Tin mới