Saturday, October 5, 2024
Trang chủSự thật Trung Hoa“Yêu sách chủ quyền phi lý” của TQ ở Biển Đông bị...

“Yêu sách chủ quyền phi lý” của TQ ở Biển Đông bị phản bác ngay trên trên “sân nhà”

Việc Trung Quốc liên tục có các hành vi vi phạm chủ quyền của các nước tạo ra một làn sóng dư luận phản bác các “yêu sách chủ quyền” của nước này đang theo đuổi ở Biển Đông, thậm chí ngay tại Trung Quốc.

Học giả Lưu Tiểu Tinhphê phán việc Nhà xuất bản Địa đồ tỉnh Hồ Nam cho xuất bản hai tấm bản đồ hành chính và địa hình Trung Quốc khổ dọc, lần đầu tiên thể hiện các đảo ở Biển Đông cùng tỷ lệ thay vì một bản phóng to ở góc dưới như các bản đồ khổ ngang trước đây. Ông Lưu cho biêt “Trong bản đồ Trung Quốc khổ dọc xuất bản, “Đường 9 đoạn” truyền thống ở Nam Hải (Biển Đông) bỗng biến thành “Đường 10 đoạn”. Đó là trò gì vậy? Hiện nay Đường 9 đoạn còn đang bị cộng đồng quốc tế tranh cãi, bác bỏ, còn chưa đứng vững được, nay lại vẽ thêm chi tiết thành cái “Đường 10 đoạn” chả ra ngô, chả ra khoai, như thế chỉ tổ cho “Đường 9 đoạn” càng bị quốc tế dè bỉu thêm!”. Theo học giả Lưu Tiểu Tinh Trung Quốc muốn dùng “Đường 9 đoạn” để tranh giành quyền lợi biển ở Nam Hải (Biển Đông), thì phải nói rõ cho cả thế giới biết nó rốt cuộc là thứ gì? Căn cứ pháp luật ở đâu? Thế giới yêu cầu, đòi hỏi thế nào cũng không chịu nói, chỉ biết vẽ vời này nọ trên bản đồ thì có tác dụng gì? Thật là một trò cười cho quốc tế!”. Năm 2016, ông chỉ ra rằng Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) đã kết luận yêu sách “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc là vô hiệu lực. Trung Quốc không chấp nhận, nhưng cộng đồng quốc tế thừa nhận, các nước láng giềng ven biển Đông thừa nhận. Khi đó Trung Quốc thật khó xử, sao có thể đưa một thứ bị cả thế giới cho là vô hiệu ra để tranh giành quyền lợi với nước khác? Rõ ràng, hiệu lực pháp luật của “Đường 9 đoạn” đã bị vô hiệu bởi phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế La Hay.

Ông Uất Chí Vinh, nguyên Tổng đội phó Hải giám Đông Hải, hiện là nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu phát triển Hải dương Trung Quốcthừa nhận một thực tế là chủ trương của chính phủ Trung Quốc về cái gọi là “Đường 9 đoạn” không có cơ sở chắc chắn, không được giới học thuật đồng tình, ủng hộ và là nguyên nhân gây nên tranh chấp trên biển với các nước láng giềng. Theo ông Uất Chí Vinh “ngay giới học thuật Trung Quốc cũng tranh cãi liên miên, không nhất trí được với nhau về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng vẽ Đường 9 đoạn đến tận ngõ nhà người ta, không phù hợp tình hình thực tế, cần vứt bỏ đòi hỏi (vô lý) này. Loại thứ hai cho rằng, nếu chủ trương phân giới theo “Đường 9 đoạn” thì Trung Quốc cần rút khỏi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Loại ý kiến thứ ba, cho rằng “Đường 9 đoạn” chỉ là thể hiện vấn đề quy thuộc các đảo, còn vùng biển thì phải phân định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Chuyên gia Lý Lệnh Hoa kêu gọi Trung Quốc nên từ bỏ việc theo đuổi “Đường 9 đoạn”. Theo ông Hoa, nếu ngoan cố theo “Đường 9 đoạn”, việc phân định ranh giới Biển Đông sẽ đi vào ngõ cụt. Ông Lý Lệnh Hoa không đồng tình về việc mặc dù PCA đã công bố phán quyết về Biển Đông, nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn nhiều lần không chấp nhận, không thừa nhận điều này. Ông Hoa đặc biệt nhấn mạnh việc Tòa trọng tài quốc tế cho rằng “Đường 9 đoạn” ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ông La Ngọc Như, nguyên Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng: “Ranh giới lãnh hải của Trung Quốc không nên vạch tới cửa nhà người khác”. Ý của ông Như là điều này luôn phù hợp trong cả vấn đề ranh giới biển ở cả biển Hoa Đông lẫn Biển Đông. Trung Quốc bắt buộc phải tuân theo điều này khi phân chia ranh giới biển vào thực tế. “Về vấn đề phân chia ranh giới biển, mọi mâu thuẫn tồn tại giữa Trung Quốc với các nước khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia đều có điểm chung. Trung Quốc kiên trì “Đường 9 đoạn” trong lịch sử, nhưng các nước khác lại đều chủ trương tuân theo điều 74 và điều 83 trong UNCLOS. Tức là cùng phải tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven biển xung quanh

Học giả Lý Lệnh Hoa cũng tha thiết bày tỏ: “Biển Đông cần trở thành một vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị, không thể chỉ là câu nói suông… Các nước vùng Biển Đông đều cần ổn định chính trị ở Biển Đông và cần tích cực nỗ lực hơn trong việc phân định hàng hải, thông qua đàm phán hòa bình, tích cực giải quyết mọi tranh chấp xung đột các loại. Đây cũng là nhu cầu thực tế khi đối diện với vấn đề xử lý tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và phân định ranh giới hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc không thể “tấn công” vào một vài quốc gia. Nếu chỉ đàm phán song phương để giải quyết mâu thuẫn Biển Đông thì e rằng ngay cả học sinh tiểu học, trung học của Trung Quốc đều cho rằng không thể giải quyết nổi”.

Ngoài những ý kiến nêu trên, nhiều học giả Trung Quốc khác cũng cho rằng bản đồ “Đường 9 đoạn” là không có căn cứ. Theo các nghiên cứu, các “đường chín đoạn” đã được sửa đổi trên bản đồ của Trung Quốc khá thường xuyên. Rất nhiều chuyên gia Trung Quốc về luật hàng hải cho rằng “Đường 9 đoạn” không phải là đường lãnh hải hoặc không phải là các đường mô tả lãnh thổ của Trung Quốc. Do đó, cần bãi bỏ các đường này mà không gây ra bất kỳ trở ngại pháp luật quốc tế nào. Những gì là cần thiết phải làm là bãi bỏ các đường chín đoạn trên bản đồ hoặc thậm chí sửa đổi bản đồ.

Trong khi đó, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 quy định mỗi quốc gia ven biển đều có thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý rộng lớn, nhằm tạo công bằng cho các nước cũng như thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học. Đây là cơ chế hữu hiệu để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Trung Quốc đã ký kết tham gia Công ước thì cần chấp hành quy định của Công ước, giữ chữ tín với thế giới. Hình ảnh “đường lưỡi bò” được đưa vào sách giáo khoa nên đã tạo ra suy nghĩ sâu sắc cho nhiều thế hệ người dân Trung Quốc rằng đây là “quốc giới” trong khi nó lại không được thế giới công nhận.

RELATED ARTICLES

Tin mới