Trung Quốc bắt đầu tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm chiếm các đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1988.
Còn một điểm nóng tiềm tàng khác là quần đảo Trường Sa -Việt Nam, với diện tích hơn 400.000 km “nằm ở phía Tây-Nam Biển Đông. Quần đảo này có hơn 100 đảo nhỏ, rạn san hô và đảo san hô, với tổng diện tích nổi trên mặt nước không đến 5 km vuông”.
Trung tâm của quần đảo nằm cách bờ biển Việt Nam 500 km, cách các đảo Palawan (Philipines) và Kalimantan (Indonexia-ND) 400 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1.000 km. Theo ước tính của chuyên gia, khu vực này có trữ lượng dầu khí rất đáng kể và rất giàu nguồn lợi hải sản.
Trung Quốc bắt đầu tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm chiếm các đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1988, và khi đó, quanh rạn san hô Johnson đã xảy ra một trận chiến giữa các tàu chiến Trung Quốc với các tàu chiến Việt Nam.
Kết quả, khi đó Trung Quốc đã chiếm được 7 rạn san hô và đảo san hô, tạo thành một bàn đạp để tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang duy trì sự hiện diện quân sự của mình trên 9 đảo, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, Philippines kiểm soát 8 đảo, Malaysia có quân đồn trú trên 3 đảo.
Bất chấp một thực tế là khu vực lãnh thổ này nằm cách xa bờ biển Trung Quốc nhất (so với các nước nói trên), nhưng Trung Quốc lại là nước tiến hành các hoạt động quân sự hung hăng, liên tục điều các tàu chiến đến khu vực này và cũng thường xuyên cho các máy bay tuần tiễu bay trên khu vực ,và đặc biệt, ráo riết bồi đắp các đảo nhân tạo trong khu vực Trường Sa.
Trước đây, Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc cho tuần tra các vùng biển tiếp giáp với các đảo tranh chấp. Ở những vùng nước nông, Trung Quốc đã xây dựng một số cấu trúc bê tông cốt thép, trong số đó có các trạm quan sát, các trung tâm liên lạc và các đài radar.
Khoảng 5 năm trước, giới lãnh đạo Bắc Kinh đã cho triển khai hiện thực hóa một chương trình quy mô rất lớn bồi đắp các đảo nhân tạo,- và những đảo nhân tạo này đã được Phương Tây đặt tên là “Vạn Lý Trường Thành làm bằng cát”.
Tên gọi này (“Vạn Lý Trường Thành làm bằng cát”) được Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ), Đô đốc Harry Harris sử dụng lần đầu tiên vào tháng 3/2018.
Cùng với việc bồi đắp các đảo nhân tạo, các quan chức Trung Quốc có trách nhiệm biện bạch rằng Bắc Kinh xây dựng (các đảo nhân tạo trên) là “nhằm mục đích cải thiện điều kiện sống và làm việc của người dân trên các đảo này”, và Trung Quốc làm thế là để “cố gắng cung cấp nơi trú ẩn, đảm bảo dẫn đường, và, nếu cần thiết, hỗ trợ khẩn cấp cho các tàu nước ngoài, và để có thể đưa ra các dự báo thời tiết chính xác hơn.”
Do việc vận chuyển đá –cát, vật liệu từ đất liền Trung Quốc ra quá tốn kém và mất nhiều thời gian, nên việc bồi đắp các đảo nhân tạo chủ yếu bằng cách xúc hút và rửa cát tại chỗ.
Để dựng được “Vạn lý Trường thành bằng cát” trên biển nói trên, Bắc Kinh đã cho thành lập một phân hạm đội tàu chuyên dụng để múc, rửa cát, vận chuyển những vật liệu cần thiết từ lục địa Trung Quốc, đúc hàng loạt các loại móng, tấm bê tông cỡ lớn ngay tại chỗ.
Năm 2016, Trung Quốc đã đóng xong và đưa vào khai thác một con tàu hút múc- đổ cát lớn nhất thế giới- tàu Tian Kun Hao. Công suất của nó – 6000 mét khối cát mỗi giờ.
Ảnh vệ tinh Google Earth: đảo nhân tạo ở rạn san hô Johnson năm 2018 |
Trước năm 2016, trên một khu vốn trước đó bị ngập khi thủy triều lên được đặt tên là rạn san hô Johnson cùng một nhà dàn trên các cọc với 15 quân nhân (Trung Quốc) đồn trú trên đó, đã xuất hiện một hòn đảo nhân tạo diện tích 0,11 km 2. Mặc dù có diện tích không lớn nhưng trên đảo (nhân tạo) này có các tòa nhà và công trình xây dựng hoàn chỉnh.
Ngoài các hải đăng, còn có thêm một bến tàu có thể tiếp nhận các tàu lớn, một tòa nhà văn phòng, một trung tâm liên lạc, một bãi đỗ máy bay lên thẳng, một số trạm radar và các nhà kho.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Khu vực rạn san hô Cuarteron (Châu Viên) năm 2014 |
Trung Quốc đã cho quân lên đóng trên đảo Châu Viên. Năm 2016, mới chỉ có một nhà giàn. Nhưng đến thời điểm hiện tại, có thể thấy tại đây một hòn đảo nhân tạo có diện tích khoảng 0,08 km2.
Trên hòn đảo (nhân tạo) này có các bến neo đậu và một bến cảng sâu bên trong được xây dựng kiên cố, một số công trình xây dựng lớn, một bãi đỗ máy bay lên thẳng, các hải đăng và một trạm radar.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Rạn san hô Gaven năm 2012 |
Với rạn san hộ (Reef) Gaven, diễn biến tình hình cũng tương tự như vậy. Trước năm 2014, tại đây chỉ có một nhà giàn nhỏ. Hiện giờ nó là một tiền đồn của Hải quân PLA với một cầu cảng lớn, các bãi đỗ máy bay lên thẳng, các đài radar và một số trận địa đã được chuẩn bị sẵn để triển khai các tổ hợp tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Đảo nhân tạo Trung Quốc trên rạn san hô Gaven năm 2018 |
Tại rạn san hô Hages cách Gaven 40 km về phía Nam, Trung Quốc cũng đã cho bồi đắp một hòn đảo nhân tạo có chiều dài khoảng 600 m và chiều rộng ở nơi rộng nhất lên tới 310 m trong thời gian 3 năm.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Rạn san hô Hages năm 2014 |
Việc xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo được thực hiện theo công nghệ đã được ứng dụng trước đó trên những đảo khác của quần đảo (Trường Sa-Việt Nam). Cơ sở hạ tầng đảo nhân tạo mới này tương tự như các cơ sở hạ tầng được xây dựng trên các đảo (nhân tạo khác) trong khu vực này.
Ảnh vệ tinh Google Earth: Rạn san hô Hages năm 2018 |
Năm 2014, Trung Quốc lại triển khai bồi đắp đảo nhân tạo tại khu vực rạn san hô Yubi (tên tiếng Việt- Kiêu Ngựa-ND). Trước đó, đây là một rạn đảo san hô khép kín hình móng ngựa dài 6,5 km, rộng 3,7 km. Độ sâu bên trong- 25 m
Ảnh vệ tinh Google Earth: Rạn san hộ Kiêu Ngựa năm 2014 |
Tính đến năm 2016, diện tích của đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp trên rạn ran hô Yubi đã lên tới 5 km2. Mục đích bồi đắp đảo nhân tại khu vực này của Bắc Kinh là để xây dựng một căn cứ không quân có đường băng cất hạ cánh chính dài 3.250 m và rộng 60 m. Chiếc máy bay dân sự đầu tiên của công ty Trung Quốc Hainan Airlines đã hạ cánh xuống đường băng trên đảo Yubi vào ngày 13/ 7/2016.
Ảnh vệ tinh Google Earth: và đảo nhân tạo tại Kiêu Ngựa năm 2016 |
Bắc Kinh đã bố trí trên đảo một số trạm radar kiểm soát không phận, tòa nhà chính của sân bay, các nhà chứa máy bay, 20 hầm trú ẩn bằng bê tông cốt thép, 2 bãi đỗ có máu che máy bay lên thẳng, các nhà kho, 1(một) kho chứa nhiên liệu và dầu nhớt.
Phía Tây-Bắc đảo có khu vực nhà ở gồm cả công viên nhân tạo, sân tennis và cả sân bóng đá. Theo tin từ Tình báo Mỹ, trên đảo Yubi này đã có hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm đóng quân thường xuyên.