Thursday, January 2, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnChâu Á mất nhiều vốn đầu tư nước ngoài vì thương chiến...

Châu Á mất nhiều vốn đầu tư nước ngoài vì thương chiến Mỹ – Trung

Châu Á, đặc biệt là các quốc gia như Việt Nam và Đài Loan, đang mất đi các dự án đầu tư xây cơ sở kinh doanh mới từ khối doanh nghiệp ngoại trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang, theo báo Nhật Nikkei Asian Review.

Trước bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kéo dài và ngày càng gay gắt, Nikkei Asian Review ngày 25-8 cảnh báo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ khối doanh nghiệp vào các quốc gia châu Á đang chậm lại.

Nikkei đánh giá châu Á đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng toàn cầu về các thiết bị điện tử, giữa bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn biến ngày càng phức tạp.

Thế nhưng, doanh nghiệp đang dần ‘rụt tay’ đối với hoạt động tại châu Á khi khả năng kết thúc thương chiến ngày càng thấp. 

Số lượng dự án đầu tư mở các cơ sở kinh doanh mới (greenfield investments – GFI) tại châu Á đã giảm còn 1.365 trong nửa đầu năm 2019, mức thấp nhất trong 16 năm qua. GFI của Việt Nam đã giảm 50%, trong khi Đài Loan giảm 30%.

Nikkei nhận định nhiều doanh nghiệp đang chần chừ, không muốn đầu tư cơ sở xây dựng mới tại các quốc gia châu Á. Lí do xuất phát từ việc chiến tranh thương mại kéo dài khiến nhu cầu dành cho thiết bị điện tử giảm mạnh.

Châu Á mất nhiều vốn đầu tư nước ngoài vì thương chiến Mỹ - Trung - Ảnh 2.

Một doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam – Ảnh: THANH HƯƠNG

Thay vào đó, khối doanh nghiệp được cho là đang chống chọi bằng cách tận dụng các nhà sản xuất theo hợp đồng. Đây là những nhà sản xuất đang vận hành ở những quốc gia này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tăng cường tận dụng công suất từ các nhà máy có sẵn.

 FDI từ doanh nghiệp chính là động lực của toàn cầu hóa. Xu hướng mới nhất của động lực này cho thấy giới kinh doanh đang trở nên nhạy cảm với xu hướng chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi ở khắp nơi trên thế giới.

Theo Nikkei Asian Review, GFI toàn cầu trong nửa đầu 2019 đã giảm xuống bằng mức của nửa cuối năm 2009, thời điểm kinh tế thế giới vẫn đang chìm trong tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính Mỹ.

Những dự án loại này bao gồm nhà xưởng, trung tâm nghiên cứu và văn phòng các công ty thường xây khi thâm nhập vào một quốc gia.

Đợt giảm đầu tiên trong 10 năm cho thấy triển vọng kinh tế ngày càng bất ổn trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung. 

Theo số liệu FDI Markets của Financial Times, GFI đã đạt đỉnh 8.152 dự án vào tháng 1-2018 đến tháng 6-2018, sau đó giảm liên tục trong cả 2 giai đoạn tiếp theo, xuống còn 6.243 dự án nửa đầu 2019.

RELATED ARTICLES

Tin mới