Tuesday, January 7, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaLiêu Ninh của TQ đi vào Biển Đông sau khi tiến sát...

Liêu Ninh của TQ đi vào Biển Đông sau khi tiến sát Philippines và đảo Guam

Cơ quan phòng vệ Đài Loan (20/6) cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng nhóm tàu chiến và máy bay hộ tống đã đi vào Biển Đông sau khi tiến sát Philippines và đảo Guam.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết, họ nắm rõ hành trình và vị trí hiện tại của nhóm tàu sân bay Trung Quốc khi các tàu này di chuyển vào Biển Đông; đồng thời khẳng định Quân đội có thể tiến hành các hoạt động tình báo cần thiết để nắm toàn bộ thông tin về hành trình của nhóm tác chiến tàu Liêu Ninh, gồm các tàu hộ tống và máy bay, trong suốt hành trình tại khu vực này. Quân đội có đủ khả năng bảo vệ Đài Loan, duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Được biết, trước khi bị Đài Loan phát hiện, nhóm tàu sân bay Liêu Ninh được hộ tống bởi 5 tàu chiến, trong đó có 2 tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường và 2 khu trục của Trung Quốc đã đi qua eo biển Miyako, nằm giữa đảo Okinawa và đảo Miyako của Nhật Bản hôm 11/6 để tổ chức tập trận ở Tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh tuyên bố hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh nằm trong chương trình hoạt động huấn luyện thường xuyên, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng quyền tự do hàng hải của Trung Quốc. Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, các nhà phân tích dự đoán rằng hải quân Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều bài tập để cải thiện sức mạnh chiến đấu và năng lực hoạt động ở những khu vực họ chưa quen thuộc.

Tuy nhiên, Hãng thông tấn trung ương Đài Loan hôm 19/4 cho biết nhiều khả năng tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tiến vào các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Các chuyên gia nhận định việc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh là động thái đáp trả của Bắc Kinh dành cho Washington, sau khi Mỹ liên tục đưa tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, cũng như thực hiện các chuyến tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông, nhằm phản đối yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc. Collin Koh, một nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết eo biển này “là một trong những tuyến đường nhanh nhất đi vào khu vực phía tây mở của Thái Bình Dương, nơi PLA dự kiến sẽ tiến hành các hoạt động tác chiến – đặc biệt là ở Biển Philippines, đặc biệt là trong trường hợp phải thực hiện hành động chống can thiệp nhằm vào các lực lượng Mỹ từ đảo Guam được triển khai tới đây”. Theo ông Collin Koh, những cuộc diễn tập thế này là nhằm mục đích cho các đơn vị Hải quân PLA làm quen với môi trường hoạt động như vậy – một phần của sự chuẩn bị chiến đấu trong thời bình. Chuyên gia Tống Trung Bình, một chuyên gia quân sự và từng phục vụ trong lực lượng pháo binh của PLA – cho biết, không có gì lạ khi tàu Liêu Ninh thực hiện huấn luyện ở phía tây Thái Bình Dương. Huấn luyện không thể được thực hiện tại sân nhà. Họ cần tăng cường khả năng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ xa hơn – điều đó rất quan trọng đối với một tàu sân bay. Ông Tống còn cho biết, cần đào tạo để cải thiện sức mạnh chiến đấu và hoạt động ở những khu vực không quen thuộc, cũng theo chuyên gia này. Giáo sư Ryo Hinata-Yamaguchi Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc cho rằng nhóm tấn công tàu sân bay Trung Quốc cũng có thể đang tìm cách phát triển thêm kinh nghiệm hoạt động. Theo ông Ryo Hinata-Yamaguchi, có thể tổ chức một số loại dạng tập trận hải quân ngay tại hoặc gần Thái Bình Dương, đồng thời tiến hành các hoạt động tự do hàng hải của riêng họ để thử nghiệm các phản ứng chiến lược và chiến thuật của Nhật Bản. Mục tiêu của Trung Quốc là thực hiện được chiến lược chống tiếp cận và chống xâm nhập khu vực tại chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai để tiếp cận Thái Bình Dương, trong khi duy trì sự thách thức với ưu thế của không và hải quân của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – và cả việc Nhật Bản cũng đang tăng cường phát triển năng lực hải và không quân.

Trước thông tin trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (20/6) cho biết Việt Nam đang xác minh thông tin truyền thông Đài Loan đăng tải về việc Trung Quốc đưa tàu sân bay vào Biển Đông. Tuy nhiên, bà Hằng khẳng định bảo đảm, hòa bình là lợi ích của tất cả các quốc gia. Việt Nam mong muốn và đề nghị các quốc gia cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu chung này; đồng thời nhấn mạnh là một quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, Việt Nam cho rằng các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế như đã nêu trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

RELATED ARTICLES

Tin mới