Friday, January 3, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaSo sánh máy bay không người lái của Đài Loan và TQ

So sánh máy bay không người lái của Đài Loan và TQ

Máy bay không người lái đang là một trong những loại vũ khí, trang thiết bị quân sự tối tấn, giúp các nước có khả năng theo dõi, giám sát hoạt động quân sự và tấn công các mục tiêu một cách hiệu quả. So với Trung Quốc, Đài Loan vẫn chưa thể đuổi kịp tốc độ và công nghệ chế tạo loại vũ khí này.

Máy bay không người lái của Đài Loan

Đài Loan (15/8) lần đầu giới thiệu máy bay không người lái Jian Hsiang. Loại máy bay này có thể bám theo tín hiệu radar và tấn công các mục tiêu trên bộ theo kiểu “tự sát”.Nó có chiều dài 1,2m, sải cánh 1,8m, nặng 6,8kg, trang bị cảm biến quang – điện và hồng ngoại, dùng để tấn công các phương tiện phòng không.Theo chuyên gia này, thay vì mang theo vũ khí như các loại máy bay không người lái khác như MQ-9 Reaper của Mỹ, chính chiếc máy bay này sẽ đóng vai trò như một quả tên lửa khi phát hiện mục tiêu. Quá trình thử nghiệm của Jian Hsiang đã hoàn tất và công tác sản xuất cho không quân Đài Loan sẽ sớm được bắt đầu.

Được biết, Đài Loan đã chi 2,54 tỷ USD để sản xuất hơn 100 chiếc máy bay không người lái tấn công tự sát để thực hiện chiến thuật Kamikaze (tấn công tự sát huyền thoại do Nhật Bản sáng tạo trong chiến tranh thế giới thứ 2) nhằm đối phó Trung Quốc.Mặc dù không có sự tuyên bố nào về mục đích thiết kế của hệ thống vũ khí, nhưng có thể thấy rằng nó ra đời nhằm đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng từ Trung Quốc.Nhưng khác với kiểu tấn công bằng máy bay có người lái phải hi sinh người phi công, Kamikaze hiện đại sử dụng các loại máy bay không người lái tấn công đối phương.Hiện không rõ tính năng của Chien Hsiang có gì đặc biệt, tuy nhiên giới phân tích dự đoán nó là sự học hỏi loại UAV tự sát Harpy của Israel. Nó giống như một quả tên lửa hành trình, bay lởn vởn quanh khu vực có địch, xác định mục tiêu rồi tấn công vào đối phương.Mặc dù đầu đạn thường rất bé nhưng nếu mục tiêu là một đài radar thì Chien Hsiang thừa sức vô hiệu hóa. Phá nát anten phát sóng là đủ để mọi radar tối tân nhất “hết cửa đánh đấm”.Theo đó, các bệ phóng di động chứa 12 container UAV Chien Hsiang sẽ từ nơi trú ẩn kéo tới khu vực bờ biển, khởi động ồ ạt toàn bộ hướng ra biển.Trên mỗi UAV lắp các cảm biến phát hiện tín hiệu bức xạ phát ra từ hệ thống radar trên tàu chiến Trung Quốc, định vị và tấn công chúng.Tất nhiên, đây chỉ là sự giả định mang tính lý thuyết, chiến trường thực tế phức tạp hơn nhiều. Các hệ thống phòng thủ cao tốc CIWS trên tàu Trung Quốc có thể bắn trả quyết liệt hạ các UAV trước khi chúng tiếp cận.Dẫu vậy, với lợi thế kích cỡ nhỏ, diện tích phản xạ radar không lớn, UAV Chien Hsiang khó bị phát hiện hơn, sẽ có chiếc bị bắn nhưng cũng có chiếc đi trúng đích.

Ngoài ra, Đài Loan hiện còn đang sở hữu UAV Chung Shyang II do viện công nghệ Trung Sơn (CSIST) phát triển, Chung Shyang II có tốc độ hành trình 60 hải lý/h và có thể tuần tiễu trong bán kính 100 km trong vòng 8 giờ đồng hồ. UAV này mang theo tải trọng hữu ích gồm hệ thống quang-điện tử/hồng ngoại trong contenơ và máy đo xa laser, cho phép hoạt động bất kể ngày đêm. UAV này có thể dùng để thu thập thông tin và bảo đảm liên lạc. Đáng chú ý, có thông tin cho rằng CSIST đang phát triển biến thể UAV tiến công Chung Shyang III, có khả năng mang tải trọng hữu ích 800 kg, trong đó có 1 radar phát hiện tầm xa và các tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.

Trung Quốc sở hữu quá nhiều loại UAV

Hiện quân đội Trung Quốc đã có hàng trăm UAV thuộc các chủng loại khác nhau, như ASN-229A, WJ-600, S-100, ASN-209, BZK-005, GJ-1, CH-3, WZ-5, Dufeng II, AT-200, U-650… trong đó có nhiều loại UAV có phạm vi hoạt động rộng, có khả năng vận hành liên tục trọng một thời gian dài. Một số loại UAV như BZK-005, GJ-1 còn có thể được trang bị các loại vũ khí để phục vụ cho mục đích tấn công. Ngoài ra, còn loại UAV vận tải như AT-200.

UAV Dực Long: Dực Long II bề ngoài gần như sao chép hoàn toàn UCAV MQ-9 Reaper của Mỹ ở biến thể hiện đại hóa ER, còn có tên là Block 5. MQ-9 Reaper có cánh dài và các cánh con giúp tăng tầm bay. Dực Long II có chiều dài 11 m, chiều cao 4,1 m, sải cánh 20,5 m, tốc độ đến 340 km/h và độ cao bay đến 9.000 m, trọng lượng cất cánh tối đa 4,2 tấn, có thể mang 480 kg vũ khí lắp dưới cánh và bay trên không liên tục đến 20 giờ.Theo thông báo của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (25/12/2018), chiếc máy bay thứ 100 trong series UAV Dực Long đã hoàn thành nghiệm thu tại thành phố Thành Đô trước khi bàn giao cho khách hàng nước ngoài. Với việc hoàn thành chiếc máy bay không người lái lưỡng dụng thứ 100 này, Trung Quốc gọi đây là kỷ lục mới trong xuất khẩu thiết bị UAV và dấu mốc mới trên con đường phát triển series máy bay không người lái Dực Long do Trung Quốc tự chủ nghiên cứu chế tạo. Được biết, Viện thiết kế máy bay Thành Đô thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo các loại máy bay không người lái đa dụng từ năm 2005. Đến nay, Tập đoàn này đã phát triển được hai phiên bản máy bay loại này là Dực Long I và Dực Long II, đồng thời xuất khẩu sang nhiều nước Trung Á, Trung Đông và châu Phi.

CH-5 của Trung Quốc có thiết kế giống MQ-9 Reaper của Mỹ được cho là sẽ trở thành đối thủ trên thị trường xuất khẩu khi có giá thành chỉ bằng một nửa. UAV CH-5 của Trung Quốc được cho là có thể mang theo tới 16 tên lửa không đối đất với khả năng tấn công mạnh mẽ và có thể hoạt động liên tục trong thời gian gần 2 ngày. Ngoài ra, nếu cấu hình cho nhiệm vụ trinh sát, CH-5 có thể bay liên tục tới 120 giờ, phạm vi hoạt động tới 10.000 km. Sự bền bỉ này cho phép CH-5 bay tới mục tiêu cách 3.000 km và hoạt động liên tục hơn 20 giờ. Ngoài ra, nó có thể được vận hành bởi sinh viên đại học với kiến thức cơ bản về hàng không chỉ sau một hoặc 2 ngày đào tạo. Điều này là do sự đơn giản của giao diện người dùng, các hoạt động cất hạ cánh có thể được tự động hóa. UAV này cũng có thể sửa đổi để trở thành hệ thống cảnh báo sớm giá rẻ, hoặc trang bị các bộ cảm biến công nghệ cao như radar xuyên tường và đất do Trung Quốc sản xuất. Điều thú vị hơn nữa là kỹ thuật lập trình và kênh truyền dữ liệu của CH-5 cho phép các nhân viên điều khiển liên kết với UCAV khác như CH-3 và CH-4 để thực hiện các phi vụ chung của nhiều UCAV. Tuy nhiên, UAV CH-5 có điểm yếu lớn so với Reaper của Mỹ. MQ-9 có trần bay từ 12-15 km, trên tầm bắn của vũ khí phòng không tầm thấp. Trong khi đó, CH-5 có trần bay khoảng 9 km nên rất dễ bị tấn công.CH-5 là một phiên bản thuộc dòng UAV Rainbow do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Trung Quốc (CASC) sản xuất. Theo trang web của CASC, công ty đã bán các mẫu UAV dòng Rainbow cho hơn 10 quốc gia trên thế giới với số lượng sản xuất hàng năm vượt quá 200 chiếc, đưa nó trở thành một trong những UAV quân sự phổ biến nhất thế giới.

UAV trực thăng Blowfish I trang bị bom. UAV này do công ty CATIC (China National Aero-Technology Import & Export Corporation) phát triển và có thể bay ở độ cao từ cực nhỏ đến trung bình, trong mọi thời tiết, được trang bị hệ thống điều khiển thế hệ mới. Trạm điều khiển mặt đất bao gồm 1 máy tính cá nhâncó khả năng lập trình các kịch bản bay khác nhau. Ngoài ra UAV có chế độ bay tự hoạt. Blowfish I có trọng lượng 9,5-12 kg, chạy bằng động cơ điện, có thể mang tải trọng đến 12 kg (3 quả bom nhỏ dưới thân), tốc độ 70-90 km/h, thời gian bay liên tục 45-60 phút, chịu được tốc độ gió đến 17 m/s khi cất và hạ cánh, độ cao bay tối đa 5.100 m, có thể sử dụng ở dải nhiệt độ từ -20 đến +55 độ C.

CH-805 là một UAV dạng cánh bay, có sải cánh 4m, có thể bay với tốc độ dưới âm cao. Tiết diện radar của nó là 0,01m2 cho thấy nó có vai trò làm mục tiêu dùng để mô phỏng máy bay tàng hình cho các tiêm kích và tên lửa phòng không Trung Quốc trong diễn tập. Tuy nhiên, với tính năng bay cao, nó có thể trở thành ứng viên tốt để cải tiến cho mục đích tác chiến như làm UAV phóng thả từ các máy bay tiêm kích và ném bom của Trung Quốc. CH-805 có thiết kế cánh bay tàng hình phù hợp sử dụng làm mục tiêu trong diễn tập phòng không và thử thiết bị

CK-20 là mục tiêu bay siêu âm đang ở giai đoạn phát triển cao. Là một máy bay 5,5 tấn, lắp 1 động cơ có kích thước tương đương một máy bay tiêm kích phản lực huấn luyện, CK-20 có thể bay ở độ cao 18 km, đạt tốc độ đến 1,8M. CK-20 có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên vào khoảng năm 2020, và giống như CH-805, nó có các đặc tính tàng hình như các cánh đứng ổn định đặt nghiêng. Với tốc độ cao, có thể phát triển CK-20 để hiện nhiệm vụ tác chiến. CK-20 là phương tiện bay tàng hình, siêu âm, được tiếp thị là mục tiêu bay mặc dù kích thước, tốc độ, đặc tính tàng hình cho phép nghiên cứu sử dụng nó cho các mục đích khác

SW-6 là một UAV khác của AVIC phù hợp với cách tiếp cận đó. Với đôi cánh gấp và trọng lượng khoảng 30-50 bảng, đây là UAV nhỏ có thể lắp trên các điểm treo của các trực thăng như Z-11WB và cùng bay với trực thăng cho đến khi phóng thả như một quả tên lửa hay bom. Một trực thăng (hay máy bay, thậm chí một UAV lớn) có thể mang, triển khai và vận hành nhiều SW-6 để tiến hành trinh sát ở phía trước và xung quanh để lùng tìm, phát hiện mục tiêu hay các nguy hiểm như các trận địa phòng không đối phương (và khi cần thì cho SW-6 lao thẳng vào mục tiêu mềm). SW-6 có cánh gấp, có thể lắp khít trên một điểm treo hoặc thả cả chùm bằng dù hàng nên có thể biến thậm chí một trực thăng bé nhất hay một máy bay vận tải lớn nhất thành phương tiện mang UAV có thể dùng các UAV SW-6 để trinh sát mục tiêu địch, phát hiện các mối đe dọa và thậm chí có khả năng hoạt động hỗ trợ như tiếp phát thông tin liên lạc hoặc gây nhiễu trên các biến thể tương lai

CH-500 là một UCAV trực thăng nhỏ sử dụng rotor đồng trục, nặng khoảng 100-200 kg. Sơ đồ 2 rotor đồng trục cho phép loại bỏ rotor đuôi, làm cho kích thước vốn đã nhỏ của nó thậm chí còn nhỏ gọn hơn. CH-500 có thể mang 2 tên lửa chống tăng HJ-10. Nhờ có kích thước nhỏ, trực thăng robot này thích hợp cho các đơn vị nhỏ như tiểu đoàn và đại đội sử dụng, giúp các chỉ huy tiền phương của quân đội Trung Quốc luôn có khả năng sẵn sàng và phản ứng bằng các cuộc không kích. CH-500 là UAV trực thăng nhỏ có rotor đồng trục, nhưng có sức mạnh hỏa lực lớn với 2 tên lửa chống tăng.

RELATED ARTICLES

Tin mới