Saturday, January 11, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaHành động vô lối: TQ lại đưa tàu thăm dò hoạt động...

Hành động vô lối: TQ lại đưa tàu thăm dò hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam

Theo thông tin mới nhất, Trung Quốc (13/8) lại đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Đây là hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, đi ngược lại luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Theo thông tin trên, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8của Trung Quốc đã trở lại khu vực Bãi Tư Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Trường Sa. Trong khi đó, các trang mạng xã hội, đặc biệt là Twitter, theo dõi vụ việc đã cho biết thêm nhiều chi tiết, đặc biệt là dấu hiệu Bắc Kinh điều tàu hải cảnh từ Biển Hoa Đông xuống khu vực này.

Giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Mỹ (13/8) cũng xác nhận thông tin trên, cho biết “giai đoạn 2 cuộc đọ sức Việt-Trung đã bắt đầu”. Theo ông Ryan Martinson, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cung tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 45111 đã túc trực gần lô khai thác 06.01 của Việt Nam, thay thế cho chiếc 35111. Ngoài ra, hai tàu Hải cảnh mang số hiệu 31302 và 33111 của Trung Quốc cũng đang di chuyển theo hướng đến khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam. Được biết, tàu 31302 thuộc lớp Zhaoduan, nặng hơn 4.000 tấn; tàu 33111 thuộc lớp Zhaojun, nặng khoảng 2.700 tấn; cả hai tàu trên đều được trang bị pháo 76 mm. Tính đến sáng 14/08/2019, ảnh vệ tinh đã xác nhận tàu Hải Cảnh 31302 của Trung Quốc đã đến Trường Sa và neo đậu trái phép ở Đá Chữ Thập, gần khu vực Bãi Tư Chính.

Động thái mới nhất này của Trung Quốc thật ra đã được các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông dự đoán trước. Trả lời nhật báo Người Việt hồi đầu Tháng Bảy, Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, từng nói tàu Hải Dương 8 có thể sẽ rút lui, nhưng chỉ là tạm thời, vì nó cần tiếp ứng nhiên liệu, lương thực và cả nhân sự. Cùng quan điểm trên, Tiến Sĩ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế (SCIS) cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ quay lại, và nếu quay lại, Trung Quốc được dự đoán sẽ mang theo tàu như Hải Dương 981, nghĩa là sẽ trở lại với các giàn khoan di động. Bởi vì Trung Quốc chắc chắn sẽ không từ bỏ tham vọng độc chiếm khu vực Biển Đông.

Theo Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp, Trung Quốc lại đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 quay trở lại hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam là nhằm khẳng định vùng đó là vùng tranh chấp và Trung Quốc có quyền hoạt động trong khu vực đó. Nhưng thật ra vùng đó không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lý. Vùng ở ngoài của nó cũng nằm lọt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam tức là 350 hải lý tính từ đường cơ sở bờ biển.Tiến Sĩ Hợp khẳng định về mặt pháp lý quốc tế thì Trung Quốc không có gì ở đây cả. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền vì đã ngang nhiên vẽ ra “đường lưỡi bò”.

Đáng chú ý, Đại sứ Trương Triều Dương và một số học giả cho rằng Trung Quốc cố tình điều tàu hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam là nhằm mưu đồ độc chiếm tài nguyên ở vùng biển này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn trở thành cường quốc đứng đầu thế giới và để làm được việc đó thì một trong những yếu tố quan trọng là phải trở thành cường quốc trên biển. Có hai vùng biển có tầm quan trọng chiến lược mà Trung Quốc cho là để trở thành cường quốc biển thì phải nắm được quyền kiểm soát., đó là biển Hoa Đông và Biển Đông. Vì mục tiêu bao trùm đó nên chiến lược của họ đối với Biển Đông là luôn luôn tìm đủ mọi cách để có thể làm bá chủ, nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu vực biển này. Để làm được việc đó, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp mà họ thấy thích hợp, thậm chí bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế theo kiểu mục đích biện minh cho phương tiện.Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông là tiến hành xâm lấn từng bước nhưng rất quyết đoán. Trên thực tế, có thể coi Trung Quốc đã bắt đầu chiến lược này ngay từ năm 1974 khi họ đã tận dụng thời cơ đục nước béo cò dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam từ bao đời. Việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 kèm theo tàu hộ tống rất lớn vào khu vực EEZ và thềm lục địa của Việt Nam lần này đã lộ rõ ý đồ là không phải chỉ là đưa tàu vào khảo sát mà còn mang tính chất đe dọa.Nếu Việt Nam và cộng đồng quốc tế không có thái độ cương quyết, mạnh mẽ như vừa qua, thì hoàn toàn có khả năng Trung Quốc lại sử dụng phương sách họ đã sử dụng với Philippines ở bãi cạn Scarborough trước đây.Và nếu như không cảnh giác thì câu chuyện không chỉ có ở bãi Tư Chính mà sẽ như vết dầu loang bùng nổ ra cả Biển Đông. Những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc như Philippines rồi Malaysia… cũng sẽ lâm vào cảnh tương tự.Nếu các nước không có thái độ mạnh mẽ, quyết liệt thì Biển Đông sẽ bị Trung Quốc chi phối và hệ lụy sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Được biết, Biển Đông có vai trò quan trọng về lợi ích kinh tế, lợi ích quân sự. Nếu Trung Quốc khống chế được Biển Đông sẽ khống chế được cả một vùng rộng lớn ở châu Á.Biển Đông có tầm quan trọng và vị thế địa chiến lược trọng yếu không chỉ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới. Trước hết vì Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á, Trung Đông – châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu.Các đảo, quần đảo ngoài khơi, như Hoàng Sa và Trường Sa thuốc Biển Đông đều nằm ở vị trí trung tâm – một trong những nơi có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất trên thế giới. Các quần đảo này đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tư cách là các vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông. Đồng thời là các cơ sở hậu cần phục vụ các hoạt động biển xa, như kiểm soát các tuyến hàng hải đi qua lại trên Biển Đông, dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra-đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền… 

Tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Biển Đông, đầu tiên phải kể đến là dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng rất lớn. Bên cạnh đó là băng cháy. Cục Thông tin năng lượng Mỹ ước tính tổng trữ lượng băng cháy trên toàn thế giới có thể lên đến 2.800.000 tỉ m3. Một khi khí đốt cạn kiệt, băng cháy đủ khả năng cung cấp nguồn nhiên liệu sử dụng dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu trong khoảng 800 năm theo mức tiêu thụ hiện nay.Ngoài ra, có thể Trung Quốc còn nhòm ngó đến nguồn đất hiếm ở Biển Đông. Theo như khảo sát của một số nước thì dưới đáy Biển Đông tồn tại trữ lượng rất lớn đất hiếm. Đất hiếm là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng để phát triển các sản phẩm công nghệ cao.Với việc chiếm tới 95% tổng giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới, Trung Quốc có thể biến đất hiếm trở thành một vũ khí hữu dụng sử dụng trong các cuộc chiến tranh thương mại với phần thế giới còn lại, đặc biệt là với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và các nước thuộc EU…

Dù Trung Quốc luôn tuyên bố muôn biến Biển Đông là khu vực hòa bình, ổn định nhưng rõ ràng cách hành xử của họ luôn đi ngược lại những tuyên bố đó. Trong thế giới phẳng hiện nay, chẳng ai có thể che giấu được điều gì. Với cách hành xử mà Trung Quốc đã thể hiện trong thời gian qua, nước này sẽ phải hứng chịu hệ quả từ chính những hành vi của mình.

Thứ nhất, là một nước lớn, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cơ quan có trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Trung Quốc có trách nhiệm lớn trong việc thượng tôn pháp luật quốc tế, hành xử một cách có trách nhiệm nhằm mục đích duy trì hòa bình và an ninh toàn cầu cũng như khu vực. Nhưng trên thực tế, bằng cách sử dụng vũ lực, áp chế nước khác theo kiểu lấy thịt đè người ở Biển Đông, rõ ràng là họ đã không hành xử đúng với vai trò và trách nhiệm quốc tế của họ.

Thứ hai, họ chà đạp lên pháp luật quốc tế. Bãi Tư Chính nằm cách xa lục địa Trung Quốc tới khoảng trên 600 hải lý. Vì vậy, theo quy định của UNCLOS, khu vực này thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam, không phải vùng tranh chấp. Hiện nay Việt Nam đang kiểm soát và khai thác dầu khí tại đây. Trung Quốc đã cãi lý khi đưa ra yêu sách tranh chấp với Việt Nam là bãi này năm trong phạm vi “đường lưỡi bò” hoặc là một phần của cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa”. Tuy nhiên, phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực PCA đã bác bỏ tính pháp lý và chỉ rõ, không thể dùng “đường lưỡi bò” hoặc “vùng nước quần đảo Trường Sa” để biện minh rằng vùng biển bãi Tư Chính, thuộc chủ quyền của Việt Nam, là vùng tranh chấp. Vì vậy, việc Trung Quốc ngang nhiên điều tàu Hải Dương Địa chất 8 cùng các tàu hộ tống có trang bị vũ khí đến Bãi Tư Chính và thậm chí vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.  

Thứ ba, họ đã phá vỡ lòng tin của các nước. Trung Quốc nói trỗi dậy hòa bình nhưng dùng vũ lực xâm phaạm và chiếm đóng bãi cạn của Philippines, dùng tàu thăm dò có kèm theo tàu vũ trang xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì lời tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” có còn được minh chứng bằng thực tế hành động hay không? Lòng tin sụt giảm là điều rất không có lợi đối với một nước lớn. Hành động này làm ảnh hưởng đến lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì rõ ràng phía Trung Quốc đã đơn phương vi phạm cam kết giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc cố gắng duy trì hòa bình, ổn định, hữu nghị ở Biển Đông.

Ngoài ra, cách hành xử của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Với hành xử như vậy, các nước ASEAN càng thấy nhu cầu có COC càng sớm càng tốt nhưng mặt khác cũng sẽ e ngại vì những động thái có thể làm ảnh hưởng đến bầu không khí đàm phán COC. Khi đàm phán, một trong những yêu cầu quan trọng nhất là phải có lòng tin. Lòng tin bị sụt giảm thì sẽ nguy hiểm cho cả tiến trình đàm phán.

RELATED ARTICLES

Tin mới