Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaVì sao người dân Peru lại phản đối mạnh mẽ hoạt động...

Vì sao người dân Peru lại phản đối mạnh mẽ hoạt động đầu tư, khai thác dầu khí của TQ?

Những cuộc biểu tình phản đối Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC)ở Peru ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nhức nhối đối với chính quyền Peru và tại các địa phương. Mới đây, cuộc biểu tình của người dân tại vùng El Alto, miền Bắc Peru hôm 16/8 đã biến thành bạo động khi người biểu tình đã đốt phá một tòa nhà văn phòng của CNPC.

Thứ nhất, do hoạt động tận thu tài nguyên thiên nhiên của TQ ở Peru

Peru là một quốc gia tại Tây Nam Mỹ. Về phía Bắc, Peru có biên giới với Ecuador và Colombia, về phía Đông là Brasil, về phía Đông Nam là Bolivia, ở phía Nam là Chile, và phía Tây là Thái Bình Dương. Peru là một quốc gia đang phát triển, có chỉ số phát triển con người ở mức cao và mức nghèo là khoảng 25,8%. Các hoạt động kinh tế chính của quốc gia gồm có khai mỏ, chế tạo, nông nghiệp và ngư nghiệp. Kinh tế Peru được Ngân hàng Thế giới phân loại là thu nhập trung bình cao và lớn thứ 52 thế giới và lớn thứ 7 khu vực Mỹ Latinh.

Nắm bắt được nhu cầu cần nguồn lực để phát triển kinh tế của Peru, Trung Quốc đã sớm vươn tới quốc gia này với ngành kinh tế khai thác tài nguyên dầu khí là chủ lực, do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) thực hiện. Từ năm 1993, CNPC đã nhắm đến những khu vực được cho là có dầu khí của Peru. Năm 2017,CNPC tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 2 tỷ USD vào lô khí đốt nằm tại khu rừng nhiệt đới phía Nam Peru. Hiện nay,CNPCcó 6 giàn khoan dầu ở khu vực phía Bắc.Theo khảo sát và ước tính sơ bộ của Chính phủ Peru, lô khí đốt số 58 do CNPC thắng thầu khai thác này có trữ lượng khoảng 110 tỷ m3 khí đốt, đủ để gia tăng tổng trữ lượng khí đốt của Peru thêm 27,7%. Theo kế hoạch khai thác mà doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc này trình lên Chính phủ Peru giai đoạn 2017 – 2023, Trung Quốc sẽ khoan hàng trăm giếng dầu trên khắp lãnh thổ của Peru.

Thứ hai, TQ không quan tâm đến việc cải thiện đời sống và điều kiện tự nhiên của người dân các địa phương

Peru vốn thường xuyên chứng kiến các cuộc biểu tình phản đối các công ty khai khoáng, dầu khí của Trung Quốc và nhiều vụ việc dẫm đến thương vong. Vấn đề nằm ở chỗ CNPC đã không giữ cam kết đưa ra đối với người dân các địa phương bị thu hồi đất và ảnh hưởng tới cuộc sống khi mới đầu tư là sẽ tạo việc làm, sau đó tăng lương, cải thiện đời sống cũng như phát triển hạ tầng cho các địa phương đi kèm với bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Tình trạng bất ổn xảy ra ở El Alto, nơi gần 3 lô dầu khí mà CNPC khai thác, sau cuộc thương lượng bất thành giữa công ty, chính quyền địa phương Peru và công nhân dầu mỏ. Người lao động muốn CNPC đồng ý với một loạt cam kết về phát triển kinh tế địa phương, bao gồm việc tăng lương và đảm bảo việc làm cho 100 người trẻ. “Đám đông đã đốt lốp xe ôtô, trong khi một nhóm khác đốt cháy cơ sở của Confipetrol, công ty cung cấp dịch vụ cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc”, Bộ Nội vụ Peru cho biết.

Tình trạng bất ổn ở El Alto là xung đột xã hội mới nhất mà chính phủ của Tổng thống Martin Vizcarra đang cố gắng ngăn chặn trong những tuần gần đây. Cuộc biểu tình hôm 16/8 còn nhằm chống lại hai dự án khai thác lớn trị giá hơn 6 tỷ USD ở miền Nam Peru.

RELATED ARTICLES

Tin mới