Saturday, October 26, 2024
Trang chủĐàm luậnPhilippines có đổi chủ quyền trên biển Đông để lấy… khí đốt?

Philippines có đổi chủ quyền trên biển Đông để lấy… khí đốt?

Câu hỏi này mới nghe có vẻ như câu chuyện đùa cho vui. Nhưng đó lại là chuyện thật – chuyện giữa hai quốc gia đang có mâu thuẫn lớn về chủ quyền trên Biển Đông- Trung Quốc và Philippines.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 10/9 cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị nước ông bỏ qua phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về vấn đề biển Đông, để đổi lấy thỏa thuận khí đốt.

Chưa lâu la gì, chỉ mới ba năm thôi, phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trựcLHQ ở The Hague còn nguyên giá trị. Đó là Tòa án quốc tế đã khẳng định Philippines đã thắng kiện. Theo đó, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ biển Đông là vô giá trị. Thế nhưng từ đó đến nay Bắc Kinh không công nhận phán quyết đó. Những hoạt động vi phạm pháp luật quốc tế trên Biển Đông tiếp tục diễn ra ngày càng trắng trợn, công khai.

Không những thế, mới đây Bắc Kinh còn mở lời đề nghị Manila hãy ném cái tờ phát quyết của Tòa quốc tế vào sọt rác. Bù lại sẽ nhận được nguồn khí đốt lớn.

Chuyện thế này, trong cuộc phỏng vấn với báo chí tối 10/9, Tổng thống Philippinescho hay, Chủ tịch Trung Quốc đã đưa ra đề xuất nêu trên với ông Duterte. Ông Tập nói huỵch toẹt rằng, Manila hãyphớt lờ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực. Và Bắc Kinh sẽ không để cho bạn vàng thiệt. Trung Quốc ngay lập tức sẽ trở thành đối tác liên doanh để thăm dò và khai thác khí đốt trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Cụ thể Philippines sẽ được kết nối với các công ty Trung Quốcmuốn thăm dò. Nước sở tại sẽ nhận được 60% sản lượng khí đốt, còn Trung Quốc chỉ lấy gọi là khoảng 40% thôi.

Từ năm 2014 Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động khai thác khi đốt ở Biển Đông.Các mỏ khí đốt này nằm ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam.Ba mỏ có tổng cộng 13 giếng, trong đó hai giếng đang sản xuất594.650 m3 khí đốt tự nhiên/ngày.Dự kiến, sản lượng khai thác khí đốt tại cả ba mỏ sẽ đạt công suất đỉnh 4,2 triệu m3 khối/ngày vào năm 2015.

Trung Quốc cũng công bố kế hoạch khai thác dầu quy mô lớn tại Biển Đông với sản lượng khai thác dự kiến khoảng 10nghìn tấn dầu/năm, kéo dài trong sáu năm từ năm 2014 đến 2020.

Vấn đề đặt ra là, liệu Tổng thống Duterte có đồng ý với lời đề nghị của Chủ tịch Trung Quốc?Lâu nay những người quan tâm thường thấy thái độ xoay như chong chóng của Tổng thống Philippines. Sáng ông bảo đúng, chiều lại nói sai và sáng mai vừa đúng vừa sai. Lần này thì ông trả lời để thử phản ứng của Trung Nam Hải, rằngsẽ phớt lờ một phần của phán quyết liên quan đến EEZ để tiến hành hoạt động kinh tế. Vâng, chỉ “một phần” thôi. Vì Manila hiện chỉ có thể khai thác nguồn khí đốt ở Malampaya, mà nguồn khí này sẽ dự cạn kiệt trong ba, bốn năm tới.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin, thỏa thuận sơ bộ giữa Trung Quốc và Philippines sẽ không nêu rõ quốc gia nào được quyền thăm dò và khai thác khí đốt. Thỏa thuận khôn ngoan này nhằm bảo đảm quan điểm pháp lý của hai bên sẽ không bị xâm phạm.

Xem ra cái cách sử dụng “cây gậy” và “củ cà rốt” của Bắc Kinh lại đang phát huy hiệu quả tốt. Cứ đánh vào hầu bao đối phương, bụng đói đầu gối phải bò. Chủ quyền trên biển thì không thể mất ngay và mất hết. Nhưng khi đốt mà cạn kiệt thì nền công nghiệp của đất nước sẽ đóng cửa. Để xem giải pháp tình thế của ông Duterte ra sao? Nếu Manila chấp nhận phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế tại LHQ thì có khác nào phủ nhận chính mình. Cái đơn kiện mà họ dày công soạn thảo, kết tinh bao nhiêu trí tuệ, công sức của các nhà chính trị, ngoại giao, khoa học Philippin chẳng lẽ lại bị xóa sạch?

RELATED ARTICLES

Tin mới