Friday, September 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChính sách của ASEAN trước ý đồ và phương thức lèo lái...

Chính sách của ASEAN trước ý đồ và phương thức lèo lái của TQ đối với tiến trình đàm phán COC hiện nay

Trung Quốc và các thành viên ASEAN bắt đầu đàm phán toàn diện nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) từ tháng 5/2017 và đến tháng 8/2018 các bên đã soạn thảo một bản phác thảo trong đó đề cập quan điểm của từng nước. Trong khi các nước ASEAN nỗ lực nhằm đạt được một COC thực chất, hiệu quả, hiệu lực thì Trung Quốc đang tiếp tục tìm cách trì hoãn và hướng lái theo các yêu sách của mình.

Những toan tính đằng sau những động thái “thiện chí” của TQ

Thứ nhất, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động đe dọa ở Biển Đông, dù một mặt vẫn thương lượng COC. Hàng loạt những hành động thị uy của Trung Quốc như việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng chủ trì một cuộc phô diễn sức mạnh hàng hải quy mô lớn ở Biển Đông (4/2018), thử tên lửa đạn đạo chống tàu (6/2019); lần đầu tiên công bố Sách trắng quốc phòng trong 4 năm (6/2019), trong đó ngang nhiên nói Biển Đông là phần lãnh thổ không thể chuyển nhượng của mình và Trung Quốc xây cơ sở hạ tầng và triển khai sức mạnh phòng thủ ở các đảo, đá ở Biển Đông là thực hiện chủ quyền quốc gia.

Thứ hai, Trung Quốc không cho thấy có dấu hiệu gì sẽ thôi hoạt động cải tạo đất và xây dựng các cơ sở quân sự ở Biển Đông như xây kho đạn, kho chứa nhiên liệu, một số cơ sở radar và một số đường băng dài tới 3 km ở đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn (ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam). Trung Quốc đưa tàu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam để thăm dò dầu khí (7/2019); tăng cường triển khai tàu cảnh sát biển và tàu cá vào vùng đặc quyền kinh tế và đâm chìm một tàu cá Philippines của Philippines (6/2019).

Thứ ba, COC mà Trung Quốc đang thể hiện sự “tích cực” trong bàn bạc với ASEAN để thông qua là nhằm đưa ra một khung quy tắc nhằm giải quyết các trường hợp mà Trung Quốc muốn phản bác lại luật pháp quốc tế. Dựa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tòa trọng tài cho rằng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chiếm gần trọn Biển Đông không có căn cứ theo luật quốc tế. Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (28/9) đã chính thức đề cập phán quyết với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông đến thăm Bắc Kinh. Ông Duterte nói rõ phán quyết là kết luận sau cùng, có giá trị ràng buộc và không thể bị kháng cáo. Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói quan điểm của Trung Quốc là không công nhận phán quyết này và quan điểm này sẽ không bị lay chuyển. Là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc dĩ nhiên cảm thấy không thoải mái khi bị xem là nước vi phạm UNCLOS. Và Trung Quốc cho rằng có thể viện đến COC để thoát ra thế khó từ chuyện phán quyết. Ngoài ra, căng thẳng ở eo biển Đài Loan giữa Trung Quốc với Mỹ và Đài Loan cũng là một yếu tố cần lưu ý. Trung Quốc mong chóng có được thỏa thuận COC về Biển Đông với ASEAN để tập trung đối phó với Mỹ.

Chính sách của ASEAN nên làm gì?

Dù Trung Quốc có thay đổi chủ trương về COC thì các nước ASEAN cũng phải hết sức thận trọng và phải giữ lập trường thống nhất, là trung tâm do:

Thứ nhất, Trung Quốc không phải đàm phán với cả khối ASEAN mà là với 10 nước riêng rẽ thuộc ASEAN. Ngôn ngữ trong bản phác thảo COC giai đoạn đầu tiên được xem như 11 bản đề xuất riêng biệt từ Trung Quốc và 10 nước ASEAN, chứ không phải là hai đề xuất – một từ Trung Quốc và một từ toàn khối ASEAN. ASEAN đang hành động hướng tới thành lập một cộng đồng đơn nhất. Thường thì ASEAN vẫn thống nhất chung một tiếng nói trong các cuộc đàm phán với bên ngoài. Theo một nguồn tin ngoại giao, các thành viên ASEAN hiện chỉ đàm phán hai vấn đề với các nước khác theo dạng từng nước riêng rẽ: COC và thỏa thuận thương mại tự do Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực bao gồm 16 nước. Từ khi bắt đầu đàm phán COC, Trung Quốc rất tích cực vận động để các bên thống nhất thỏa thuận 11 bên. Điều này phản ánh quan điểm của Trung Quốc là các tranh chấp lãnh thổ là vấn đề song phương giữa mình với từng nước ASEAN liên quan. Cách tiếp cận này mang lại lợi thế hơn cho Trung Quốc, cho phép nước này dùng đến sức mạnh để đạt được hiệu quả, nếu cần thiết.

Thứ hai, Trung Quốc đơn phương đưa ra thời hạn ba năm để hoàn tất thỏa thuận COC. Thời hạn này được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra tại hội nghị Trung Quốc – ASEAN (11/2018). Trung Quốc hoàn toàn có chủ ý khi đưa ra mốc thời gian này. Từ năm 2018, Philippines giữ vai trò điều phối ASEAN đối thoại với Trung Quốc và Bắc Kinh rõ ràng muốn hoàn tất COC trước khi Philippines hết nhiệm kỳ năm 2021. Không như người tiền nhiệm, từ khi nhậm chức, Tổng thống Philippines Duterte có chủ trương mềm mại hơn với Trung Quốc về Biển Đông. Ông Duterte nhậm chức không lâu sau khi Tòa trọng tài thường trực ra phán quyết bác tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.Theo một số nguồn tin ngoại giao, Trung Quốc có ba yêu cầu cơ bản về COC là không chịu ảnh hưởng từ UNCLOS, các cuộc tập trận quân sự chung với các nước bên ngoài khu vực phải được sự đồng ý trước của tất cả các bên ký COC và không hợp tác khai thác tài nguyên với các nước bên ngoài khu vực.

Thứ ba, ASEAN không thể chấp nhận các điều kiện do Trung Quốc đưa ra, vì chúng sẽ vô hiệu hóa phán quyết của Tòa trọng tài về đường chín đoạn của Trung Quốc. Chưa kể các điều kiện này còn nhằm triệt tiêu ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu với khu vực. ASEAN không vội và không hề có ý định hoàn tất COC bằng sự thỏa hiệp bất thường. Thêm nữa, không như giai đoạn đầu vốn chỉ đơn giản là thu thập từ ngữ, quan điểm các bên, ASEAN và Trung Quốc tới đây sẽ đối mặt với các cuộc đàm phán khó khăn nhằm kéo gần khoảng cách quá lớn trong các quan điểm của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới