Friday, September 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDiễn dàn Kinh tế Phương Đông: Nga và Ấn Độ hợp tác...

Diễn dàn Kinh tế Phương Đông: Nga và Ấn Độ hợp tác thiết lập tuyến đường biển mới, thách thức “yêu sách chủ quyền” của TQ

Tại Diễn dàn Kinh tế Phương Đông tổ chứcở thành phố Vlapostok, Nga hôm 4/9, Tổng thống Nga Vladimir Putinvà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modiđã chứng kiến hai nước ký biên bản ghi nhớ về việc thiết lập một tuyến đường biển mới, trong đó có đoạn đi qua Biển Đông tại Diễn dàn Kinh tế Phương Đông tổ chức. Đây là động thái được giới chuyên gia đánh giá là nỗ lực của Ấn Độ trong việc thách thức tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tuyến đường Ấn Độ-Thái Bình Dương mới sẽ kết nối thành phố cảng Vlapostok ở vùng Viễn Đông của Nga với Chennai ở vịnh Bengal ở Đông Ấn Độ. Tuyến hàng hải mới sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa hai nước so với tuyến đường biển dài hơn 16.000 km nối thành phố Saint Petersburg và thủ đô Mumbai hiện đang được sử dụng. Đáng chú ý, một đoạn của con đường này cũng băng ngang qua khu vực Biển Đông.  

Đây là động thái được giới chuyên gia đánh giá là nỗ lực của Ấn Độ trong việc thách thức tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý, cũng như có hành vi bồi đắp, quân sự hóa trái phép. Ngoài hợp tác về tuyến hàng hải, Nga và Ấn Độ cũng tăng cường hợp tác về mặt quân sự và kỹ thuật, tuyên bố chung của 2 nước tại diễn đàn kinh tế cho hay. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh hợp tác quân sự giữa Nga và Ấn Độ đã đạt được bước tiến mới trong năm ngoái với việc New Delhi đồng ý mua tổ hợp phòng không S-400 của Moscow.

Theo chuyên gia Hu Zhiyong, nhà nghiên cứu tại viện quan hệ quốc tế của học viện khoa học xã hội Thượng Hải, động thái trên cho thấy sự hợp tác Nga – Ấn vào thời điểm hiện tại đã tới giai đoạn bền vững. Mặt khác, Nga dường như muốn gia tăng tầm ảnh hưởng tại châu Á và hợp tác với Ấn Độ có thể giúp Moscow hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu lục này. Trong khi đó, Thủ tướng Modi nói rằng tuyến đường hàng hải mới phù hợp với chính sách của Ấn Độ nhằm kết nối chặt chẽ và sâu sắc hơn nữa quan hệ chính trị và kinh tế giữa quốc gia Nam Á với các nước Đông Nam Á.

Ngoài Nga, Ấn Độ cũng hướng tới bắt tay với các cường quốc khác trong khu vực. Ấn Độ đã cùng Nhật Bản ra tuyên bố chung trong khuôn khổ chuyến công du Tokyo của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh. Văn bản này nêu rõ cam kết của 2 nước trong việc chia sẻ hậu cần quân sự nhằm đạt được năng lực tương tác lớn hơn.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng và công nghệ. “Hai nước sẽ thành lập liên doanh phát triển và sản xuất khí tài quốc phòng, cũng như cải thiện hệ thống hỗ trợ hậu mãi”, thông cáo chung sau Diễn đàn Kinh tế phương Đông ghi rõ.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau đó khẳng định tuyến hàng hải mới hoàn toàn phù hợp với chính sách “Hướng Đông” mà New Delhi đang theo đuổi với mục tiêu phát triển hợp tác chính trị, kinh tế giữa khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.“New Delhi có vẻ đang rất lo ngại về Trung Quốc và động thái theo đuổi yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này ở biển Đông. Nỗi lo này là động lực để Ấn Độ phát triển khả năng giám sát trên biển để có thể kịp thời phát hiện mọi diễn biến nguy hiểm có nguy cơ đe dọa lợi ích của nước này”, chuyên gia Rajeev Ranjan Chaturvedy thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam nhận định.

Được biết Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới và thứ ba tại châu Á, hơn 55% giao thương của nước này đi qua các tuyến hàng hải quan trọng như eo biển Malacca. Biển Đông do đó đang trở thành một mắt xích trọng yếu trong tham vọng thương mại của New Delhi. Lợi ích của New Delhi sẽ càng được đảm bảo nếu vị thế của Ấn Độ ở biển Đông được củng cố trong bối cảnh các cường quốc khác cũng đang hoạt động mạnh mẽ ở đây.

Trước đó hồi 29/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar tuyên bố nước này quan tâm đến hòa bình và ổn định ở biển Đông vì vùng biển này là một phần của lợi ích chung toàn cầu. “Ấn Độ kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở tại các vùng biển quốc tế theo các luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, ông Kumar khẳng định. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc quay lại và tiếp tục hành vi xâm phạm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ ngày 13/8 sau lần đầu vi phạm từ ngày 12/7 đến 7/8.

Tuyên bố của Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh tàu Địa chất hải dương 8 của Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam từ đầu tháng 7 đến ngày 7/8, sau đó rời đi và quay lại vị trí cũ từ ngày 13/8 cho đến nay. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của UNCLOS.

RELATED ARTICLES

Tin mới