Thursday, January 9, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaHàn Quốc công bố Chiến lược “Tầm nhìn Mekong” để đối phó...

Hàn Quốc công bố Chiến lược “Tầm nhìn Mekong” để đối phó với TQ

Trong chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á gồm Thái Lan, Myanmar, Lào hôm 01-5/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã lần đầu tiên công bố Chiến lược “Tầm nhìn Mekong”, nhằm tăng cường quan hệ đối tác chặt chẽ với các nước khu vực sông Mekong, trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực thiết lập một vị trí vững chắc trong khu vực trước ảnh hưởng lấn lướt của Trung Quốc.

Về Chiến lược“Tầm nhìn Mekong” của Hàn Quốc

Trong chuyến thăm chính thức Lào lần đầu tiên từ trước đến nay hôm 5/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố Chiến lược“ Tầm nhìn Mekong” nhằm tăng cường quan hệ đối tác chặt chẽ với các quốc gia thuộc khu vực sông Mekong, trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực thiết lập một vị trí vững chắc trong khu vực.Phát biểu khi cùng Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith tới thăm một dự án chung của hai nước triển khai ở khu vực sông Mekong đoạn qua thủ đô Vientiane, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng: “cả thế giới đang chú ý đến sự phát triển của khu vực sông Mekong. Hàn Quốc hy vọng sẽ cùng phát triển thịnh vượng với các nước trong khu vực sông Mekong và hy vọng “Phép màu của sông Hàn” sẽ dẫn đến “Phép màu của sông Mekong”. Tổng thống Hàn Quốc đồng thời nhấn mạnh rằng, bản chất năng động và tiềm năng phát triển của các nước khu vực sông Mekong và tinh thần tôn trọng lẫn nhau sẽ mở ra tương lai mới của thế giới.

“Tầm nhìn Mekong” mà Tổng thống Moon Jae-in đưa ra nhằm hướng tới mục tiêu “cùng nhau thịnh vượng” bao gồm 3 trụ cột: Sự thịnh vượng dựa trên kinh nghiệm chia sẻ; Tăng trưởng bền vững; Hòa bình và cùng thịnh vượng tại Đông Á. Theo ông, Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các làng nông nghiệp và nước này sẵn sàng chia sẻ bí quyết về đào tạo và phát triển nhân lực, công nghệ với các nước khác trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Về tầm nhìn thịnh vượng bền vững, Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh cần phải bảo vệ sông Mekong khỏi tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Ông đề xuất chiến lược tăng trưởng xanh để kết nối các nguồn lực của Mekong với các lĩnh vực sinh học và y tế, trong đó “Hàn Quốc sẽ hỗ trợ xây dựng đường bộ, cầu, đường sắt và cảng giữa các quốc gia Mekong”. Tổng thống Moon Jae-in hy vọng “Tầm nhìn Mekong” sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc với các nước thuộc khu vực sông Mekong (gồm: Campuchia, Myanmar, Lào, Việt Nam và Thái Lan). Hội nghị dự kiến tổ chức tại Busan, Hàn Quốc và tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hàn Quốc – ASEAN cũng tại thành phố này nhân kỷ niệm 30 năm đối thoại song phương vào cuối tháng 11 tới.

Trước đó, trong chuyến thăm lần đầu tiên của một nhà lãnh đạo Hàn Quốc đến Thái Lan và Myanmar sau 7 năm, kể từ năm 2012 hôm 1-2/9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha về thúc đẩy hợp tác song phương để tạo động lực tăng trưởng mới. Hai bên đã 6 bản ghi nhớ về hợp tác tình báo quân sự, xây dựng các thành phố thông minh, phát triển công nghiệp 4.0, giáo dục, quản lý tài nguyên nước và phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt. Ông Moon cho rằng, nếu hai chính sách này được “kết nối”, hai bên sẽ có thể hướng tới một tương lai cùng nhau phát triển. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhấn mạnh rằng Thái Lan là một trong những đối tác quan trọng nhất đối với Chính sách hướng Nam mới nhằm giúp Chính phủ Hàn Quốc tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Tổng thống Moon Jae-in đã đề cập “Chính sách hướng Nam mới” của Seoul và sáng kiến “Thái Lan 4.0” của Bangkok.Ông Moon cho rằng, nếu hai chính sách này được kết nối, hai bên có thể cùng hướng tới một tương lai phát triển hơn.Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng nhấn mạnh, Thái Lan là một trong những đối tác quan trọng nhất trong “Chính sách hướng Nam mới” giúp Hàn Quốc tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.Thủ tướng Thái Lan đánh giá chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc lần này là một cơ hội tốt để tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Trong chuyến thăm Myanmar hôm 3-4/9,Tổng thống HQ Moon Jea-in đã hội đàm, tiếp xúc với Tổng thống Myanmar U Win Myint và Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác, đầu tư, kinh tế, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, trao đổi văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, thành lập tổ hợp công nghiệp Hàn Quốc -Myanmar, phát triển ngành công nghiệp và thúc đẩy ngành du lịch. Các nhà lãnh đạo hai bên cũng trao đổi quan điểm về hòa bình và ổn định ở Bán đảo Triều Tiên, các cơ hội kinh doanh giữa hai nước phù hợp với Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc, tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động Myanmar ở Hàn Quốc, và các nỗ lực kiến tạo hòa bình ở Myanmar. Hai nước đã ký 5 thỏa thuận, bao gồm một thỏa thuận về khuôn khổ cho vay để hợp tác phát triển kinh tế từ năm 2018-2022; một bản ghi nhớ (MoU) về việc thành lập trung tâm thông tin ở Yangon nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư của Hàn Quốc ở Myanmar; một MoU về hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển, nâng cấp nhà máy đóng tàu, vận tải và xây dựng cũng như quản lý tại các bến cảng; một MoU về hợp tác khoa học và công nghệ; một MoU về hợp tác trong các ngành kinh doanh mới nổi và lĩnh vực sáng tạo.

Với ba sự kiện trên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hoàn tất hành trình tới tất cả các nước thành viên ASEAN kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5-2017 và công bố chính sách “Hướng Nam mới” hồi tháng 11 cùng năm. Chiến lược này là một trong những sáng kiến đột phá về đối ngoại, nhằm mở rộng hợp tác ngoại giao và kinh tế giữa Seoul với các nước châu Á, trọng tâm chính là ASEAN. Theo đó, Hàn Quốc đặt mục tiêu nâng tầm quan hệ hợp tác với ASEAN lên tương đương với Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản thông qua một tầm nhìn rõ ràng và các nguồn lực, kế hoạch hành động cụ thể. Cùng với đó, Seoul cũng đang theo đuổi ý tưởng về “Tầm nhìn Mê Kông” thông qua hợp tác cùng Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan trên 3 trụ cột, gồm: Sự thịnh vượng dựa trên kinh nghiệm chia sẻ, tăng trưởng bền vững và hòa bình cùng thịnh vượng tại Đông Á.

Chiến lược “Tầm nhìn Mekong” của Hàn Quốc sẽ hạn chế ảnh hưởng và chính sách lấn lướt của TQ

Trung Quốc thi hành “chính sách nước đôi” với ASEAN: ngoài mặt tuyên bố tăng cường hợp tác và đóng góp tích cực cho trật tự khu vực theo sự điều phối của ASEAN, nhưng thực chất mong muốn xác lập một quỹ đạo riêng. Đối với sông Mekong, hợp tác quản lý các nguồn nước và vùng biển trong khu vực do Trung Quốc đưa ra sẽ xoay quanh hai nhân tố chủ chốt là các hợp tác thuỷ – chính trị trên các dòng sông mà Trung Quốc có lợi thế thượng nguồn như hợp tác Lan Thương – Mekong và triển khai chiến lược “kinh tế hoá tranh chấp” mà TQ đang nhất quán tiến hành trên Biển Đông đóng vai trò “lợi ích cốt lõi” liên quan đến chủ quyền nên trở thành ưu tiên cấp thiết phải đạt được mục tiêu “Trung Quốc hoá” sớm nhất có thể.

Trung Quốc sử dụng linh hoạt nhân tố hợp tác thuỷ – chính trị để gây sức ép chính trị với các quốc gia hạ nguồn các con sông lớn ở Đông Nam Á (đặc biệt là nhóm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia) và Nam Á (tập trung vào Ấn Độ khi Trung Quốc kiểm soát thượng nguồn các dòng chảy ở sông Brahmaputra hòa với sông Hằng và sông Sutlej đổ vào sông Ấn). Phương thức dùng “thượng nguồn” khống chế “hạ nguồn” của Trung Quốc đã tiến hành ở Nam Á có thể khái quát theo phương pháp “tằm ăn lá dâu” theo 4 bước như sau: i) xây dựng các dự án kiểm soát dòng chính thượng nguồn các con sông lớn (tạo áp lực đe doạ “các nước hạ nguồn”), ii) vận động các quốc gia hạ nguồn con sông đó tham gia vào các dự án xây dựng đập thuỷ điện do Trung Quốc điều phối, iii) từng bước can dự để gia tăng ảnh hưởng lên các tổ chức khu vực hiện có ở hạ nguồn và iv) thể chế hoá các cơ chế hợp tác “thượng nguồn” – “hạ nguồn” do Trung Quốc sáng lập với sự tham gia của tất cả các nước có lãnh thổ giáp với dòng chảy của con sông chung.

Các bước Trung Quốc đã triển khai: Bước 1, tính đến 2012 Trung Quốc đã xây dựng 7 đập thuỷ điện trên sông Lan Thương (thượng nguồn sông Mekong) và dự định xây thêm 21 đập nữa, ảnh hưởng nặng nề đến lưu lượng dòng chảy quốc tế của con sông này; Bước 2, xây dựng hai hành lang kinh tế CMEC (với Myanmar) và CLEC (với Lào), trong khuôn khổ nhánh (China-Indochina-Peninsula Economic Corridor) CIPEC của Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) và đầu tư cho các dự án đập thuỷ điện khổng lồ ở Đông Nam Á trên dòng chính sông Mekong (như đập Xayaburi, hoàn thành đập Don Sahong ở Lào, kiểm soát vận hành đập Lower Sesan 2 lớn nhất của Campuchia) cùng với kế hoạch mở rộng sông Mekong cho tàu thương mại 500 tấn và mục tiêu quân sự hoá sông Mekong; Bước 3, tỉnh Vân Nam tham gia vào tổ chức GMS+ (Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng), duy trì hợp tác với Uỷ hội sông Mekong (MRC) về điều phối thượng nguồn dòng chảy chung; Bước 4, Trung Quốc chủ động đẩy mạnh hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) với các nước hạ nguồn với tính thể chế hoá rất cao (thành lập 2016).

Nhân tố thứ 2 là chiến lược “kinh tế hoá tranh chấp” của Trung Quốc và vấn đề “thể chế hoá” trên Biển Đông với 4 nhiệm vụ quan trọng như sau: xây dựng chính sách phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành và cơ quan hành chính địa phương bên trong chính phủ; mở rộng vùng kiểm soát trên thực địa; Củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật về hậu cần hàng hải; và thể chế hoá các hoạt động hợp tác kinh tế. Năm 2019 là thời điểm mà phía Trung Quốc có nhiều chỉ dấu đã triển khai thực hiện đồng bộ cả 4 nhóm mục tiêu “kinh tế hoá” này, cho thấy quyết tâm của nước này nhằm hoàn thiện “thế đã rồi” dài hạn trên Biển Đông.

Như vậy, với việc công bố Chiến lược “Tầm nhìn Mekong”, Hàn Quốc ngày càng thể hiện vai trò nhiều hơn trong các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề sông Mekong. Sự tham gia và các sáng kiến của Hàn Quốc giúp các nước có thêm lựa chọn để hợp tác, tránh việc bị Trung Quốc chi phối gây sức ép.

RELATED ARTICLES

Tin mới