Monday, January 6, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaẤn Độ ủng hộ các hoạt động bảo vệ chủ quyền của...

Ấn Độ ủng hộ các hoạt động bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Biển Đông là một phần của mối quan tâm toàn cầu. Ấn Độ vì thế cũng có mối quan tâm gắn liền với hòa bình và ổn định của khu vực này. Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ cho tự do hàng hải vào hàng không cũng như hoạt động thương mại hợp pháp trong những vùng biển quốc tế theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về luật biển của Liên hiệp quốc. Ấn Độ cũng tin tưởng rằng bất kỳ sự khác biệt nào cũng phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên sự tôn trọng các quy trình hợp pháp và ngoại giao, không sử dụng đe dọa và vũ lực.

Chính giới tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông

Trả lời phỏng vấn giới truyền thông, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma cho biết, Ấn Độ và Việt Nam có mối quan hệ truyền thống rất tốt đẹp với tư cách là những quốc gia độc lập. Chúng ta đã cùng giúp đỡ nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn, đồng thời hỗ trợ nhau trong quá trình xây dựng đất nước. Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác này thường xuyên được khẳng định, đặt biệt là khi hai nước nâng tầm quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” trong chuyến thăm của Thủ Tướng Narendra Modi đến Việt Nam vào tháng 9/2016. Điều này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước và khiến mối quan hệ này trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn. Nếu chỉ tính riêng đến số lần lãnh đạo cấp cao hai nước viếng thăm lẫn nhau trong vài năm qua thì bạn sẽ thấy được khái niệm về đà phát triển đáng kinh ngạc trong mối quan hệ của hai nước chúng ta, và mỗi chuyến thăm này càng thúc đẩy hơn nữa phạm vi và chất lượng của hợp tác giữa hai bên. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt nam-Ấn Độ được thể hiện trên nhiều lĩnh vực hợp tác phong phú – từ hợp tác chính trị, đến kinh tế và đối tác phát triển, quốc phòng an ninh và các trao đổi văn hóa cũng như giao lưu nhân dân. Điều này thể hiện những cam kết của chúng ta trong việc xây dựng một mối quan hệ lâu dài, với quan điểm chiến lược, dựa trên tầm nhìn chung và những quan tâm đồng nhất đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực mà chúng ta đang sống. Ngày nay, Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách Hành Động Hướng Đông của Ấn Độ và là đối tác chủ chốt trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Ấn Độ. Từ con số khiêm tốn 200 triệu USD vào năm 2000, thương mại hai bên đã đạt được gần 14 tỉ USD vào năm nay. Chúng tôi tự tin vào việc đạt được mục tiêu thương mại hai chiều là 15 tỉ USD vào năm 2020 như lãnh đạo hai bên đã đặt ra. Ngày nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Ấn Độ trong khu vực ASEAN. Về phía Việt Nam thì Ấn Độ là đối tác thương mại đứng thứ mười. Hợp tác đầu tư giữa hai bên cũng tăng lên nhanh chóng, trong đó đầu tư từ Ấn Độ đã đạt khoảng 1,7 tỉ USD nếu tính cả những đầu tư qua nước thứ ba. Những lĩnh vực đầu tư bao gồm năng lượng, khai khoáng, chế biến nông sản, Công nghệ thông tin, linh kiện ô tô v.v. Chúng ta cũng đã thiết lập được các cơ chế thể chế để xem xét cũng như thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư. Tuy nhiên tôi phải đồng ý với ý kiến anh vừa nêu. Là hai quốc gia trong số những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất hiện nay, cùng những sự bổ sung lần nhau giữa hai nền kinh tế, hợp tác kinh tế của chúng ta vẫn còn chưa đạt được tiềm năng. Với những thế mạnh của Ấn Độ mà Việt Nam có quan tâm như dược phẩm, công nghệ thông tin, năng lượng và cơ sở hạ tầng thì vẫn còn tiềm năng lớn cho các đầu tư mới trong những lĩnh vực này. Tương tự như thế, với trọng tâm của Ấn Độ về đầu tư – cả trong và ngoài nước – như một động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế, chúng tôi mong chờ các nguồn đầu tư từ Việt Nam vào Ấn Độ khi mà con số này hiện nay mới chỉ dừng ở mức 25 triệu USD. Một trong những lý do cản trở hợp tác kinh tế sâu sắc hơn nữa giữa hai nước đó là việc thiếu sự kết nối trực tiếp. Chúng tôi hy vọng việc mở các đường bay trực tiếp vào tháng sau sẽ khiến doanh nghiệp hai bên sát lại gần nhau, tạo ra nhiều cơ hội cho việc hợp tác thương mại và du lịch của hai bên. Với những di sản Phật giáo chung mà chúng ta có, du lịch có thể là một lực đẩy quan trọng để nâng cao hơn nữa hợp tác về kinh tế cũng như giao lưu nhân dân giữa hai bên.

Hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Ấn Độ và Việt Nam và thể hiện niêm tin và sự thấu hiểu sâu sắc lẫn nhau của chúng ta. Từ những trao đổi truyền thống giữa Bộ Quốc Phòng hai nước, hợp tác về mặt này hiện nay đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, giữa các binh chủng và trong các hoạt động trao đổi quân sự, bao gồm những chuyến thăm của lãnh đạo quân sự cấp cao cũng như những dịp tập trận song phương. Lực lượng hải quân của chúng ta cũng thực hiện nhiều chuyến thăm tàu và cảng của nhau. Một lĩnh vực nữa trong việc hợp tác này là thông qua sự phát triển nhanh chóng của hợp tác trong công nghiệp quốc phòng và công nghệ tập trung vào việc hiện đại hóa quốc phòng và xây dựng nhân lực. Ấn Độ đã cấp cho Việt Nam một gói tín dụng ưu đãi trị giá 100 triệu USD để đóng 12 tàu tuần tra cao tốc cho Lực lượng Tuần Tra bờ biển của Việt Nam. Trong chuyến thăm của Thủ Tướng Modi đến Việt Nam năm 2016, Ấn Độ cũng cam kết cấp một gói tín dụng ưu đãi khác trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam. Hiện nay chúng ta đang xem xét các dự án cụ thể để sử dụng gói tín dụng này phục vụ nhu cầu của Việt Nam. Một lĩnh vực hợp tác quan trọng nữa chính là việc tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng của Việt Nam. Ví dụ, trong 12 tàu tuần tra cao tốc cho Lực lượng Tuần Tra bờ biển của Việt Nam sử dụng gói tín dụng của Ấn Độ thì 7 chiếc sẽ được đóng ở Việt Nam. Điều này sẽ giúp thúc đẩy năng lực sản xuất quốc phòng của Việt Nam.

Liên quan vấn đề Biển Đông, Đại sứ Prayna Verma tuyên bố, lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông là nhất quán và đã được nêu ra trong một vài dịp mà gần đây nhất là trong tuyên bố của người phát ngôn của Bộ ngoại giao Ấn Độ vào tuần trước. Theo đó, Biển Đông là một phần của mối quan tâm toàn cầu. Ấn Độ vì thế cũng có mối quan tâm gắn liền với hòa bình và ổn định của khu vực này. Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ cho tự do hàng hải vào hàng không cũng như hoạt động thương mại hợp pháp trong những vùng biển quốc tế theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về luật biển của Liên hiệp quốc. Ấn Độ cũng tin tưởng rằng bất kỳ sự khác biệt nào cũng phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên sự tôn trọng các quy trình hợp pháp và ngoại giao, không sử dụng đe dọa và vũ lực. Tôi cũng muốn nói thêm rằng Ấn Độ sẵn sàng hợp tác với đối tác quốc tế để duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Về việc hợp tác dầu khí giữa hai nước, Đại sứ Prayna Verma cho rằng ít khả năng Ấn Độ sẽ dừng các hoạt động hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực năng lượng, bởi đó là hợp tác dài hạn giữa hai nước. Chúng tôi cam kết duy trì hợp tác năng lượng với Việt nam trong tương lai.

Giới chuyên gia, truyền thông chỉ trích Trung Quốc

Nhận định về những hoạt động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt sau khi tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Tiến sĩ Rajaram Panda, nghiên cứu viên cao cấp tại Hạ viện Ấn Độ, lên án Trung Quốc đang tìm cách hăm dọa các nước nhỏ hơn, buộc họ phải từ bỏ các quyền hợp pháp của mình. Theo Tiến sĩ Panda, đó là hành động không thể chấp nhận đối với bất cứ quốc gia thượng tôn pháp luật nào và Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế. Việt Nam có quyền bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình vì điều đó hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Việt Nam cũng có quyền tìm kiếm sự hợp tác của bất cứ một quốc gia bạn bè nào trong quá trình yêu cầu tàu của quốc gia vi phạm rời đi. Ngoài ra, Tiến sĩ Panda khẳng định một lượng lớn hoạt động trao đổi thương mại quốc tế được thực hiện bằng đường biển, do đó an ninh hàng hải đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia biển. Theo chuyên gia này, không một quốc gia đơn lẻ nào có khả năng tự mình bảo vệ an ninh và trật tự hàng hải ở Biển Đông. Bởi vậy, những quốc gia có chung quan điểm cần hợp tác với nhau để bảo vệ các lợi ích chung toàn cầu. Trong quá trình đó, vai trò trung tâm của ASEAN hết sức quan trọng và Ấn Độ luôn sát cánh cùng những quốc gia bạn bè bởi New Delhi mong muốn thúc đẩy thịnh vượng khu vực phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, nhà báo Rudroneel Ghosh của tờ “Times of India” cho biết khoảng 70% lượng dầu thô của Trung Quốc đi qua khu vực này. Tuy nhiên, Biển Đông cũng quan trọng với các quốc gia Đông Nam Á và thậm chí cả các nước ngoài khu vực, bao gồm cả Ấn Độ. Trên thực tế, khoảng 55% khối lượng thương mại của Ấn Độ đi qua Biển Đông. Do đó, Trung Quốc không thể chỉ nhìn vào những lợi ích của mình. Các nước khác cũng có quyền hợp pháp, chính đáng ở Biển Đông. Theo ông, Trung Quốc cần tránh các hành động gây bất ổn trong khu vực và cần thúc đẩy xây dựng một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý ở Biển Đông với các quốc gia ASEAN.

Cùng quan điểm trên, truyền thông Ấn Độ cũng có nhiều tin, bài phả đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo báo Ấn Độ, Trung Quốc đang thể hiện rõ ràng hành vi bắt nạt ở Biển Đông và những động thái này chắc chắn sẽ mang lại hậu quả. Times of India cho biết, “vì Trung Quốc ngày nay là quốc gia lớn có sức mạnh trong khu vực, họ nghĩ rằng họ có thể sử dụng sức nặng của mình theo nghĩa đen” . Theo Times of India, có những động thái ngầm nhằm mục đích đối trọng với Trung Quốc, và nếu Bắc Kinh tiếp tục với sự ngang ngược của mình trong Biển Đông, mọi thứ sẽ đến sớm hay muộn.

Sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (5/2015) đã có nhiều sự điều chỉnh chính sách đối với vấn đề Biển Đông: Nâng cấp chính sách “Hướng Đông” thành “Hành động phía Đông” thông qua việc bày tỏ lập trường về sự cần thiết của việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông; ký kết Tầm nhìn chiến lược chung với Mỹ về khu vực châu Á – Thái Bình Dương; tích cực bày tỏ quan điểm tại các Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á cũng như các Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ – ASEAN. Ấn Độ đang ngày càng khẳng định vai trò lớn hơn khi công bố có lợi ích ở Biển Đông, phản đối các hành động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và khẳng định sự cần thiết phải giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc phòng và an ninh biển với các nước trong khu vực. Trong đó, Tuyên bố chung Ấn – Mỹ ký kết hồi tháng 9 năm 2014 lần đầu tiên đề cập đến vấn đề Biển Đông và nêu rõ Ấn Độ, Mỹ có lợi ích chung về an ninh biển, bao gồm tự do hàng hải, thương mại không bị cản trở và giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật quốc tế.

Sau khi Biển Đông có nhiều diễn biến mới phức tạp và nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Australia… đưa ra nhiều điều chỉnh chính sách, thái độ trong vấn đề Biển Đông, Chính phủ Ấn Độ cũng đã có sự điều chỉnh chính sách theo hướng linh hoạt hơn. Lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ bày tỏ quan điểm và lập trường ủng hộ tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), nghiêm túc thực thi Tuyên bố về Ứng xử ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN. Tại các hội nghị, diễn đàn đa phương do ASEAN dẫn dắt như ASEAN +1 với Ấn Độ, ARF, EAS, ADMM+ Ấn Độ đã thể hiện sự phản đối với các hoạt động đơn phương gây căng thẳng ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới