Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMột số nội dung chú ý liên quan Biển Đông trong Chính...

Một số nội dung chú ý liên quan Biển Đông trong Chính sách đối ngoại mới vừa được công bố của Malaysia

Ngày 18/9, Chính quyền của Tổng thống Mahathir Mohamad đã công bố văn kiện dài 180 trang, mang “tên tài liệu khung” trình bày về chính sách ngoại giao toàn diện của Malaysia, trong đó dành thời lượng đáng kể để thể hiện quan điểm, lập trường của Malaysia về tranh chấp Biển Đông hiện nay.

Tích cực thúc hòa bình, tự do và trung lập ở Biển Đông

“Biển Đông nên là vùng biển của sự hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng chứ không nên xảy ra xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của một vùng hòa bình, tự do và trung lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy tầm nhìn này ở ASEAN”, được nêu trong văn kiện mới về chính sách đối ngoại của Malaysia.Văn kiện này viết thêm rằng Malaysia mong muốn Biển Đông trở thành khu vực hòa bình, hữu nghị và tập trung phát triển thương mại.

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ký ZOPFAN vào năm 1971, khẳng định các nước thành viên quyết tâm xúc tiến những cố gắng cần thiết để có được sự công nhận và tôn trọng Ðông Nam Á như một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực.

Thủ tướng Mohamad nhấn mạnh Malaysia sẽ sử dụng cách tiếp cận không liên minh trong mối quan hệ với các cường quốc. Tuy không đề cập cụ thể đến Trung Quốc hay Mỹ nhưng quan điểm đối ngoại đa phương tại Biển Đông được Kualar Lumpur đưa ra rõ ràng. Malaysia đang tìm những lợi ích đa phương, đồng thời đảm bảo rằng sẽ “tham gia đàm phán công bằng và sẽ không chịu sức ép từ bất cứ quốc gia lớn nào”.

Kêu gọi phi quân sự hóa ở Biển Đông

Malaysia cũng nhấn mạnh rằng các mối đe dọa an ninh từ những tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau trên Biển Đông tuy “đã được quản lý hiệu quả về mặt ngoại giao” nhưng “có khả năng gây khủng hoảng nếu không được xử lý đúng cách”. Malaysia kêu gọi phi quân sự hóa của Malaysia cùng với văn kiện về chính sách đối ngoại này được công bố ngay giữa lúc Trung Quốc và Philippines đang tiếp tục đối thoại song phương.

Ba thông điệp quan trọng từ tuyên bố của chính quyền Mahathir: Một là,không liên minh với bên này để chống lại bên kia. Hai là, không chấp nhận sự can thiệp quân sự bất hợp pháp, gây căng thẳng từ bên ngoài vào Biển Đông. Ba là, thúc đẩy hợp tác đa phương, thu hút các quốc gia đến Biển Đông vì mục tiêu hòa bình như thương mại.

Lập trường, quan điểm của Malaysia tương đồng với lập trường, quan điểm nhất quan của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

Một là, dù đối mặt sức ép và sự đe dọa từ Bắc Kinh ở Biển Đông thời gian qua nhưng Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách “ba không”: Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Hai là, Việt Nam nhiều lần khẳng định kịch liệt phản đối hành động quân sự của Trung Quốc hay bất kỳ nước nào trái luật pháp quốc tế, điển hình là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đối với tất cả hành vi quân sự hóa hay can dự quân sự trái phép, điển hình như Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo, huấn luyện quân sự trái phép ở Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn lên tiếng phản đối, tiến hành giao thiệp và trao công hàm cương quyết phản đối cách hành xử không “thượng tôn pháp luật”.

Ba là, Việt Nam nhiều lần tuyên bố chào đón và sẵn sàng hợp tác với các nước khác cũng như cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực biển Đông. “Quan điểm của Việt Nam về tự do hàng hải và hàng không trên biển là rõ ràng nhất quán và đã được thể hiện nhiều lần. Theo đó, các hoạt động trên biển cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế như được thể hiện trong UNCLOS”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhiều lần nhắc lại trước báo chí và cộng đồng quốc tế. Tuyên bố của Malaysia và ba điểm tương đồng giữa Việt Nam và Malaysia nói trên rất quan trọng, nhất là khi ASEAN đang đàm phán Bộ quy tắc ứng xử về biển Đông với Trung Quốc trong bối cảnh Philippines có xu hướng ngày càng xích lại gần Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới