Monday, November 25, 2024
Trang chủĐàm luậnÔng Duterte đang "bán mình" cho TQ

Ông Duterte đang “bán mình” cho TQ

Người dân Philippines đang rất lo lắng về thái độ không dứt khoát của Tổng thống Duterte trước việc Bắc Kinh mưu toan “khai thác chung” khí đốt. Không phải vào lúc này. Đã nhiều lần ông Duterte khẳng định, Manila không thể làm gì khi “ông Tập muốn đánh bắt cá ở các vùng biển nằm trong EEZ của Philippines”. Thậm chí ông Duterte nhiều lần cho rằng, Manila sẽ thất bại nếu Trung Quốc tấn công Philippines.

Nỗi lo của dân chúng Philippines là hoàn toàn có cơ sở. Bởi hôm 12/9, người phát ngôn của tổng thống, ông Salvador Panelo, cho biết: Manila không từ bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ tại Lahaye, năm 2016,mặc dù có theo đuổi thỏa thuận thăm dò dầu khí chung với Trung Quốchay không.

Trước đóChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quăng ra miếng mồi: dành cho Manila cổ phần kiểm soát liên doanh năng lượng ở biển Đông, với yêu cầugạt sang một bên phán quyết của Tòa án quốc tế.

Về phía Tổng thống Duterte, ông bất ngờ tuyên bố sẽ gác lại phán quyết để hợp tác khai thác dầu khí với TQ (theo hãng tin Bloomberg).

Trước hành động “phản bội dân tộc” này, dư luận Philippinnes đã dấy lên làn sóng mạnh mẽ. Nhiều nhà lãnh đạo, trí thức lập tức lên tiếng phản đối. Lên án mạnh mẽ nhất là bàLeni Robredo, Phó Tổng thống.Bà chỉ trích: Ông Duterte đã không cân nhắc, suy tính thiệt hơn trong việc xem xét gạt qua một bên phán quyết của Tòa án. Việc ông Duterte chấp nhận lời đề nghị của ông Tập, vứt tờ phán quyết của Tòa án quốc tế vào sọt rác để bắt tay khai thác dầu khí với TQ là hành động “cực kỳ vô trách nhiệm”.

Bà Roberedo gọi hành động đó là “bán rẻ tương lai”. “Bán tương lai để nhận lại một thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc chính là rũ bỏ trách nhiệm đó một cách rất đáng xấu hổ”. Bà yêu cầu Tổng thống cần có lập trường cứng rắn hơn để bảo vệ chủ quyền của nước này ở Biển Đông. Dân chúng Philippines rất lo lắng ông Duterte đang “bán mình” cho Trung Quốc.

Tán thành ý kiến của Phó Tổng thống, Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. trong cuộc phỏng vấn với đài ANC nhấn mạnh: “Phán quyết của Tòa Trọng tài vượt lên mọi sự thỏa hiệp. Nếu một quốc gia tuyên bố bỏ qua một phán quyết chả khác nào phán quyết này hoàn toàn có thể bị bãi bỏ, bị đảo ngược hoặc bị phủ quyết. Tuy nhiên, cá nhân tổng thống không có quyền đưa ra một tuyên bố bỏ qua phán quyết như vậy”. Như vậy là nước chảy ngược.

Vậy có cách gì để nước chảy xuôi? Phó Chánh án Antonio Carpio: “Thay vì bắt tay với Trung Quốc, Philippines nên triển khai Lực lượng vũ trang để bảo vệ vùng biển của quốc gia, ngăn chặn lực lượng nước ngoài đến khai thác”.

Một lập luận khác của Cựu ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario rất đáng chú ý khi cho rằng Duterte không cần phải đánh đổi với Bắc Kinh bất kỳ điều gì đểbảo đảmchủ quyền trong vùng biển của nước này. Ông Rosario nói:“Để hướng tới một hoạt động kinh tế trong EEZ của chúng ta, Tổng thống không cần phải gạt phán quyết của tòa sang một bên và vi hiến”.

Vào lúc Manila đang như kiến bò miệng chảo nóng, các nhà phân tích quốc tế có cái nhìn bình tĩnh, khách quan hơn. Rằng, ông Duterte cần nhận diện “bẫy tâm lý” của Bắc Kinh. Biển Đông không phải ao nhà của Trung Quốc. Lâu nay Bắc Kinh lấy việc đe dọa là chính. Đe dọa chứ không động thủ. Mềm nắn rắn, buông.

Bởi vậy Manila cần có phản ứng về mặt ngoại giao và thực địa mạnh mẽ,quyết liệt hơn, dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Cần tích cực tìm kiếm sự ủng hộ và tham gia của công luận thế giới. Điều này có thể phần nào “học” được qua các phản ứng của Việt Nam, Malaysia trước sự bắt nạt của Trung Quốc đối với các quốc gia này tại các khu vực thuộc chủ quyền kinh tế và thềm lục địa.

Không chỉ có Philippines, mà các nước trong khu vực đang có tranh chấp trên Biển Đông cần tích cực vận động cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ và đồng minh, tham gia thực chất và có hiệu quả hơn các hoạt động hợp tác trên biển Đông. Xúc tiến thành lập các nhóm liên minh về pháp lý, chia sẻ kinh nghiệm về việc sử dụng các phương án pháp lý để bác bỏ lập trường sai trái của Trung Quốc. Chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với các đội tàu quân sự, dân quân biển Trung Quốc. Chia sẻ thông tin tình báo, hợp tác huấn luyện quân đội để hành xử hợp lý, kịp thời trên biển. Hình thành các tổ chức hợp tác kinh tế để tạo ra sự độc lập trước sức ép của Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới