Monday, September 30, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnLiên Hợp Quốc bị tố cáo cản trở Đơn khiếu nại chống...

Liên Hợp Quốc bị tố cáo cản trở Đơn khiếu nại chống TQ

Liên Hợp Quốc hiện đối mặt với sự chỉ trích toàn cầu vì đã kiểm duyệt một đơn khiếu nại, lên án Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ tại các trại cải tạo, theo phóng viên Alex Newman trên tờ The New American.

 

Liên Hợp Quốc (LHQ) cũng bị chỉ trích sau khi họ cố gắng che đậy sự thật về việc họ đã cung cấp cho Bắc Kinh danh sách những người dám đứng lên tố cáo tội ác của chính quyền Trung Quốc.

Tờ ‘The New American’ cho đăng bài viết của nhà báo Alex Newman về việc Liên Hợp Quốc kiểm duyệt Đơn khiếu nại về các Trại cải tạo của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình).

Được đệ trình bởi 125 tổ chức phi chính phủ từ khắp nơi trên thế giới, đơn khiếu nại mới nhất đã yêu cầu các nhà lãnh đạo và các cơ quan LHQ lên án “những hành động leo thang” của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn các cuộc thảo luận trong LHQ về tình trạng vi phạm nhân quyền khủng khiếp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo LHQ không hành động theo yêu cầu, trái lại còn giúp đỡ chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu các vụ bê bối, theo The New American.

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 3/2019 khi ông Hillel Neuer, người đứng đầu UN Watch (một tổ chức phi chính phủ với nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của LHQ), lên tiếng về những hành động ngược đãi của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương, phía tây Trung Quốc. Nhưng trong cuộc họp đó, các đại diện của Bắc Kinh đã liên tục ngắt lời ông Neuer. Họ đập bàn và gây huyên náo nhằm ngăn cản ông Neuer trình bày bằng chứng đáng xấu hổ và kinh hoàng về những hành động ngược đãi chính quyền Trung Quốc.

 Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ Coly Seck của Sénégal được cho là đã nhắc nhở ông Neuer “bám sát chủ đề của chương trình nghị sự”, với ngụ ý rằng cuộc thảo luận về cuộc đàn áp dã man của Bắc Kinh không phù hợp trong một diễn đàn về “phân biệt chủng tộc”. Tuy nhiên, ông Seck sau đó cũng yêu cầu phái đoàn Trung Quốc, không được phá đám cuộc thảo luận.

Trước đó, LHQ từng đưa ra báo cáo cho biết chính quyền Trung Quốc đang giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ tại những nơi mà họ gọi là “Trung tâm chống cực đoan. Toàn bộ khu vực Tân Cương hiện nay giống như một trại giam khổng lồ, theo The New American.

Media player poster frame
 

Tại sao người đàn ông Duy Ngô Nhĩ phải đau khổ thốt lên- Tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn

  Theo phóng viên Newman, không chỉ những người Hồi giáo phải đối mặt với tình trạng “khủng bố nhà nước” do Bắc Kinh kiểm soát, chính quyền Trung Quốc còn đàn áp tàn nhẫn các tín đồ Cơ Đốc giáo, các học viên Pháp Luân Công, các nhà bất đồng chính kiến, những ông bố, bà mẹ lỡ sinh con quá số quy định, và những người khác. Thậm chí, theo kết quả của một số cuộc điều tra, các nạn nhân có thể bị cướp mổ nội tạng trái phép. Trong số những tội ác man rợ khác, chính quyền Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc diệt chủng văn hóa đang diễn ra ở Tây Tạng

Theo các nhà phê bình, hành vi của chính quyền Trung Quốc – ở trong nước và tại LHQ – vượt xa hành vi của một quốc gia bất hảo. Nhưng giờ đây, LHQ cũng đồng lõa với Bắc Kinh. Khi tổ chức UN Watch có trụ sở tại Thụy Sĩ và 125 tổ chức phi chính phủ khác được LHQ công nhận, nộp đơn khiếu nại lên Hội đồng Nhân quyền LHQ, chỉ trích những vi phạm của chính quyền Trung Quốc, thì tổ chức bị Trung Quốc khống chế này đã từ chối công bố đơn khiếu nại đó.

“Trong suốt 15 năm đệ trình những báo cáo bằng văn bản lên LHQ để công bố, đây là lần đầu tiên tôi bị kiểm duyệt trắng trợn, nặng nề và bất hợp lý như vậy”, ông Neuer cho biết trong một tuyên bố ngày 6/9/2019, không quên nói thêm rằng các bài viết chống Do Thái được đệ trình bởi những người khác, vẫn được LHQ xuất bản thường xuyên.

Media player poster frame
 

Chính quyền Trump: Thảm họa nhân quyền Trung Quốc là ‘vết nhơ thế kỷ’

 Vị giám đốc UN Watch nói: “Bằng cách thực hiện kiểm duyệt độc đoán, LHQ cũng vi phạm quyền tự do ngôn luận của chúng tôi, vốn được bảo đảm theo Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị”.
 Ông Newman cho hay các nhà phê bình khác còn đi xa hơn nữa. Một số người cáo buộc LHQ giúp đỡ và tiếp tay cho các tội ác xảy ra đối với người Duy Ngô Nhĩ. Việc LHQ cử “đặc phái viên chống khủng bố” cấp cao đến Tân Cương vào giữa tháng 6/2019 trong một chuyến viếng thăm chính thức, theo yêu cầu của Bắc Kinh, chính là ngầm xác nhận các trại cải tạo là một biện pháp được cho là để đối phó với “chủ nghĩa cực đoan”, và thậm chí là “chủ nghĩa khủng bố”.

“Thật đáng xấu hổ cho LHQ khi Phó tổng thư ký LHQ phụ trách chống khủng bố Vladimir Voronkov đã đến thăm Tân Cương và Trung Quốc tại thời điểm mà có khoảng 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị nhốt trong các trại tập trung của Trung Quốc trong hơn 2 năm qua”, Chủ tịch Hội người Duy Ngô Nhĩ thế giới, ông Dolkun Isa lên án, và gọi đó là “một sai lầm không thể chối cãi” của LHQ.

Ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới, một tổ chức quốc tế cho người Duy Ngô Nhĩ lưu vong. (Ảnh AFP).

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cũng bị vạch trần tại Nghị viện Mỹ, về việc giúp quan chức ĐCSTQ “kiểm soát dân số” Trung Quốc, bằng cách tiến hành các vụ phá thai bắt buộc.

Theo phóng viên Newman, một vụ bê bối lớn khác mà cả LHQ và Bắc Kinh đều đang cố gắng che giấu, đều có liên quan đến cả 2 phía. Như tạp chí The New American đưa tin vào đầu năm 2017, nhân viên kiểm soát LHQ Emma Reilly tiết lộ rằng một quan chức cấp cao trong “tổ chức Nhân quyền” của LHQ đã đưa cho Trung Quốc tên của các nhà bất đồng chính kiến sẽ làm chứng chống lại Bắc Kinh tại một phiên điều trần của LHQ. Do đó một số cá nhân đã bị sát hại hoặc biến mất trước khi họ có thể tới phiên điều trần. Đáp lại, LHQ đã có hành động trừng phạt bà Reilly, vì đã tố giác vụ việc.

UN Watch và các tổ chức khác đã cố gắng đệ trình một bản kiến nghị, yêu cầu Hội đồng Nhân quyền LHQ dừng ngay hành động đó. Nhưng một lần nữa, LHQ đã chọn cách không hành động, thậm chí kiểm duyệt và ngăn chặn việc xuất bản cũng như phân phát bản kiến nghị.

Ông Neuer bình luận rằng “tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng và nguy hại” của Bắc Kinh trong LHQ là “đáng báo động”, rằng xã hội dân sự phải được phép lên tiếng, thay mặt cho các nạn nhân của chế độ này.

Một nạn nhân khác của sự kiểm duyệt của LHQ là Inner City Press (ICP), một tờ báo đã tiết lộ các mối liên hệ giữa chủ tịch Hội đồng LHQ António Guterres và các đặc vụ Trung Quốc với Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc. Ủy ban này bị buộc tội liên quan đến các vụ bê bối, có sự tham gia của LHQ. Đáp lại những cáo buộc này, biên tập viên Matthew Lee của tờ ICP, đã bị thu hồi thẻ báo chí LHQ sau khi bị các vệ sĩ của LHQ đối xử thô bạo.

Biên tập viên Matthew Lee của tờ ICP (ảnh: NY Post).

Hầu như không có cơ quan truyền thông nào đưa tin về sự kiểm duyệt mới nhất của LHQ, để bảo vệ Bắc Kinh. Trong khi đó, khi tờ ‘New American’ đưa ra dẫn chứng rộng rãi, thì chính quyền Trung Quốc tiếp tục giành quyền kiểm soát ngày càng nhiều hơn đối với LHQ. Ví dụ, gần đây nhất, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng hối lộ và các lời đe dọa, để giành quyền kiểm soát Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) hùng mạnh.

“Đây là lúc để thực hiện các biện pháp cứng rắn. Rõ ràng, cải cách là không thể. Chính phủ Mỹ nên từ bỏ việc hợp pháp hóa và tài trợ cho những điều phi lý của LHQ, thông qua tư cách thành viên. Bất cứ điều gì cũng là một sự tán thành đối với chủ nghĩa cực đoan leo thang của LHQ, làm cho người Mỹ trở thành đồng lõa với tất cả”, ông Newman kêu gọi.

Tháng 6/2018, chính quyền Tổng thống Trump đã tuyên bố rút Hoa Kỳ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của LHQ, vì tổ chức này đang “hợp pháp hóa” các hành vi vi phạm nhân quyền của các nước thành viên bị cáo buộc vi phạm nhân quyền như Trung Quốc, Cuba và Venezuela.

RELATED ARTICLES

Tin mới