Sunday, January 12, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaVừa về nước, Tổng thống Philippines Duterte lại được TQ mời sang...

Vừa về nước, Tổng thống Philippines Duterte lại được TQ mời sang thăm để trao đổi về hợp tác chung ở Biển Đông

Trong buổi tiếp giới chức lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Điện Malacanang (18/9), Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lại được mời đến Trung Quốc để hội đàm về việc thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác chung ở Biển Đông.

Duterte sẽ tới Trùng Khánh trong thời gian tới

Theo thông tin do giới truyền thông tiết lộ, ông Duterte đã gặp các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại dinh Tổng thống Philippines. Nội dung cuộc họp xoay quanh các thỏa thuận song phương về Biển Đông được ông Duterte và Tập Cận Bình nhất trí trong chuyến thăm vừa qua. Trong cuộc gặp, phía Trung Quốc đã mời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiếp tục tới thăm Trung Quốc. Cuộc gặp tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức tại Trùng Khánh. Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi cũng tham dự cuộc gặp trên và cho biết các lãnh đạo hai bên đã bàn bạc về một số cơ hội đầu tư vào Trùng Khánh, một trong bốn thành phố phát triển nhất Trung Quốc.

Trùng Khánh là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc với dân số 30,75 triệu người. Dân số của Trùng Khánh lớn hơn nhiều quốc gia tại Bắc và Trung Âu, hay thậm chí Australia. Với diện tích 82.300 km2, Trùng Khánh là một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới, chỉ nhỏ hơn đôi chút so với diện tích của nước Áo. Trùng Khánh được tách khỏi tỉnh Tứ Xuyên và trở thành một đô thị độc lập vào tháng 3 năm 1997 với mục đích giúp đẩy nhanh sự phát triển của bản thân thành phố cũng như của khu vực miền tây tương đối nghèo khó của Trung Quốc, thuộc chiến lược Đại phát triển Tây Bộ. Trùng Khánh là trung tâm sản xuất xe cơ giới lớn thứ ba tại Trung Quốc và đứng đầu về sản xuất mô tô. Năm 2007, thành phố có năng lực sản xuất 1 triệu ô tô và 8,6 triệu mô tô mỗi năm. Các hãng sản xuất ô tô và xe máy tại Trùng Khánh bao gồm Công ty Ô tô Trường An (Changan) và Lực Phàm (Lifan), cũng như nhà sản xuất ô tô khổng lồ Ford của Hoa Kỳ. Trùng Khánh cũng là một trong chín trung tâm sản xuất gang thép lớn nhất và là một trong ba trung tâm sản xuất nhôm lớn nhất tại Trung Quốc. Các nhà sản xuất quan trọng bao gồm Chongqing Iron and Steel Company và Southwest Aluminum (Group) Co., Ltd, là hãng có nhà máy sản xuất nhôm lớn nhất châu Á. Năm 2011, tổng giá trị nông nghiệp của Trùng Khánh là 84,452 tỉ Nhân dân tệ, tăng trưởng 5,1% so với năm trước. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt đạt giá trị 56,077 tỉ Nhân dân tệ, lĩnh vực chăn nuôi đạt giá trị 21,756 tỉ Nhân dân tệ, lâm nghiệp đạt 2,782 tỉ Nhân dân tệ, thủy sản đạt 2,726 tỉ Nhân dân tệ. Trong năm, tổng sản lượng lương thực của Trùng Khánh đạt 11,269 triệu tấn, liên tục bốn năm ở mức trên 11 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người chiếm vị trí thứ nhất trong các tỉnh và thành phố khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Ngoài ra, Trùng Khánh là một trong những thành phố lớn và trung bình có tài nguyên khoáng sản phong phú nhất tại Trung Quốc. Tính đến năm 2011, người ta đã tìm thấy 68 loại khoáng sản tại Trùng Khánh, xác định được trữ lượng của 54 loại. Các loại khoáng sản có ưu thế tại Trùng Khánh là khí thiên nhiên, stronti, than đá, bô xít, bari cacbonat, thạch anh bột, thạch cao, đá vôi để làm xi măng, mỏ muối, địa nhiệt. Ngoài ra, Trùng Khánh còn có tài nguyên khí đá phiến sét, nước khoáng dồi dào. Tuy nhiên, ngành khai mỏ tại Trùng Khánh bị chỉ trích là lãng phí, gây ô nhiễm nặng và không an toàn.

Trùng Khánh cũng đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư. Mạng lưới đường bộ và đường sắt kết nối Trùng Khánh với phần còn lại của Trung Quốc đã được phát triển thêm và giúp hạ chi phí hậu cần. Hơn nữa, đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc lân cận là đập lớn nhất thế giới, đập này sẽ không chỉ cung cấp điện cho Trùng Khánh khi hoàn thành mà còn giúp các tàu biển có thể tiếp cận các cảng ven Trường Giang của Trùng Khánh (do tạo ra hồ chứa, tàu sẽ vượt qua đập thông qua các thang nâng tàu). Những cải tiến về cơ sở hạ tầng đã đem đến cho thành phố nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các ngành khác nhau, từ ô tô đến tài chính và bán lẻ; với các hãng như Ford, Mazda, HSBC, Standard Chartered Bank, Citibank, Deutsche Bank… cũng như các tập đoàn đa quốc gia khác.

GDP danh nghĩa của Trùng Khánh vào năm 2011 đạt 1001,1 tỉ NDT (158,9 tỉ USD) và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 16,4%. Tuy nhiên, về tổng thể thì kinh tế Trùng Khánh vẫn tụt hậu so với các thành phố lớn ở ven biển phía Đông. GDP đầu người của Trùng Khánh là 34.500 Nhân dân tệ vào năm 2011, tăng 15,2% so với năm trước, song chỉ xấp xỉ mức bình quân của cả nước. Cũng trong năm 2011, thu nhập có khả năng chi phối (sau khi đã trả các khoản thuế và phí) của cư dân thành thị tại Trùng Khánh là 20.250 Nhân dân tệ, tăng trưởng 15,5% so với năm trước; thu nhập thuần của cư dân nông thôn là 6.480 Nhân dân tệ, tăng trưởng 22,6% so với năm trước. Mặc dù cư dân Trùng Khánh có thu nhập chưa thập cao, song vẫn có sự ủng hộ to lớn của chính phủ trung ương cho Trùng Khánh nhằm đưa thành phố trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại và tài chính của khu vực và biến điều này trở thành một nền tảng để khu vực nội địa phía tây của đất nước có thể phát triển hơn nữa.

Ý đồ của Trung Quốc khi liên tục mời Duterte sang thăm

Giới chuyên gia nhận định, nếu Tổng thống Duterte chấp nhận lời mời của Bắc Kinh, đây sẽ là lần thứ sáu tổng thống Philippines đến thăm Trung Quốc. Việc Bắc Kinh tìm mọi cách để thúc đẩy quan hệ song phương với Manila, dù một mực bác bỏ phán quyết Tòa Trọng tài, cho thấy đàm phán song phương đang gặp nhiều thuận lợi. Với cá tính chính trị thực dụng của ông Duterte, rất có khả năng chính quyền Manila đang bị cuốn vào các đề xuất làm ăn rất béo bở, trong đó bao gồm các khoản đầu tư, viện trợ, cho vay ưu đãi và cả vấn đề đang rất được quan tâm: “ăn chia” 60/40 với “phần nhiều” nghiêng về Philippines. Dường như cho đến nay chỉ có Manila sập bẫy tâm lý của Bắc Kinh. Chính quyền Duterte nhiều lần bày tỏ sự lo ngại trong việc đối đầu, chống trả trực tiếp lại hành xử hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. GS Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Maine (Mỹ), nhận định: “Philippines là một trường hợp điển hình mà TQ thắng nhờ tâm lý chiến. Dù Philippines đã thắng kiện ở Tòa Trọng tài năm 2016 nhưng chính quyền Duterte đã tạm thời gác phán quyết qua một bên. Nguyên nhân là Manila đã bị Bắc Kinh dọa sẽ cắt các quan hệ kinh tế và thương mại nếu đòi hỏi Trung Quốc thực thi phán quyết. Ngoài ra, khi các tàu cá Philippines bị Trung Quốc xua đuổi, thậm chí đâm chìm thì chính quyền Manila nhiều lần làm lơ”. Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chiến thuật tâm lý của TQ về biển Đông được hậu thuẫn bằng quan hệ kinh tế và thương mại. Trung Quốc tạo ra ảnh hưởng tâm lý lớn nhất là ở các nước mà giới lãnh đạo có quan hệ tốt với Trung Quốc như Campuchia, Philippines.

Không những vậy, Trung Quốc muốn tận dụng triệt để vai trò của Philippines trong ASEAN. Philippines giữ vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017, tiếp nối là vai trò điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc từ năm 2018. Trong thời gian vừa qua, Trung Quốc không gặp nhiều khó khăn vì Philippines – một bên chính danh trong mâu thuẫn ở Biển Đông và vừa thắng vụ kiện đình đám tại Tòa Trọng tài – không đốc thúc các tiến trình đưa Trung Quốc ra công luận quốc tế. Trái lại, Philippines chọn cách tập trung vào việc thương lượng về Bộ quy tắc ứng xử (COC). Bộ quy tắc này dù được kỳ vọng là lối ra cho biển Đông nhưng đang bị Trung Quốc toan tính trục lợi. Hiện nay Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian Philippines điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc đến năm 2021 để thúc đẩy COC một cách gấp gáp và có lợi cho Bắc Kinh. Thậm chí nếu COC được thông qua trong tình trạng lợi ích nghiêng về Trung Quốc thì nước này càng có lý do bỏ qua phán quyết của tòa, đồng thời đẩy các nước thứ ba ra khỏi Biển Đông. Tất nhiên, với tính đặc thù trong cơ chế đồng thuận chung của ASEAN, dù Philippines có ngả về Trung Quốc thì Việt Nam, Malaysia vẫn sẽ đảm bảo ASEAN không thông qua một COC có lợi cho Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới