Việc TQ không những không hỗ trợ, mà còn đưa ca nô ngăn cản các tàu VN trục vớt tàu ĐNa 90929 TS một cách vô nhân đạo đã khiến ngư dân VN phẫn nộ, dư luận bất bình.
Tàu TQ nhiều lần gây hấn với tàu cá VN hoạt động trên ngư trường truyền thống ở vùng biển Hoàng Sa của VN
Hồi 5 giờ ngày 26/9, tàu ĐNa 90929 TS cùng 9 ngư dân của TP Đà Nẵng, khi đang hành nghề đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống, gần đảo Bạch Quy (quần đảo Hoàng Sa của VN bị TQ cưỡng chiếm trái phép), cách phía Đông Đà Nẵng khoảng 210 hải lý, gặp sự cố, bị chìm.
Nhận được thông tin, lực lượng chức năng Việt Nam trên biển đã thông báo, huy động các phương tiện hoạt động gần đến cứu nạn. Nhờ đó, 9 ngư dân tàu ĐNa 90929 TS đã được tàu cá QNg 95563 TS của Quảng Ngãi cứu kịp thời.
Chủ tàu ĐNa 90929 TS đã thuê 2 tàu cá của Quảng Ngãi (QNg 90019TS và QNg 66018TS) đến hiện trường trục vớt tàu và tài sản.
Để hỗ trợ hoạt động cứu nạn, cùng ngày 2/10, VN có công văn đề nghị Trung quốc giúp đỡ chủ tàu cá ĐNa 90929TS trục vớt tàu và tài sản.
Trong tình huống khẩn cấp, đề nghị nêu trên của VN là cần thiết.
Tuy nhiên, thay vì hỗ trợ,14h20 ngày 3/10, Trung Quốc đã cho ca nô ngăn cản hoạt động trục vớt tàu cá ĐNa 90929TS, khiến ngư dân Việt Nam bỏ dở việc trục vớt, quay về đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Cứu hộ trên biển, như trường hợp TP Đà Nẵng đề nghị phía TQ ngày 2/10, là hoạt động nhân đạo, phù hợp thông lệ quốc tế về hỗ trợ ngư dân, các quốc gia đều sẵn sàng đáp ứng. Thậm chí, nhiều trường hợp, việc ứng cứu được thực hiện một cách khẩn trương ngay khi gặp sự cố, kể cả khi quốc gia có tàu bị nạn chưa có đề nghị chính thức.
Chính vì vậy, việc TQ không những không hỗ trợ, mà còn đưa ca nô ngăn cản các tàu VN trục vớt tàu ĐNa 90929 TS một cách vô nhân đạo đã khiến ngư dân VN phẫn nộ, dư luận bất bình.
Thực ra, việc TQ ngăn cản hoạt động trục vớt tàu ĐNa 90929 TS không là đơn lẻ.
Ngày 29/10, tàu cá tỉnh Quảng Nam mang số hiệu QNa 90569 TS với 12 lao động đã bị gãy trục láp tại khu vực nam đông nam đảo Bạch Quy, thuộc quần đảo Hoàng Sa, phải thả trôi trên biển trong điều kiện gió biển mạnh cấp 5, rất nguy hiểm.
Theo đề nghị của Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), trong ngày 29.9, phía Trung Quốc đã cử 1 tàu cứu nạn đến khu vực đảo Bạch Quy để cứu nạn tàu cá QNa 90569 TS. Tuy nhiên, dù đến nơi, nhưng phía TQ ra điều kiện chỉ có thể cứu hộ trong trường hợp phía VN phải thanh toán tiền theo thỏa thuận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng đã nêu rõ sự việc này tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 3/10, tổ chức tại Hà Nội.
Không kể các trường hợp cưới tài sản, đâm chìm, bỏ mặc tàu cá VN, có thể nêu thêm nhiều trường hợp từ chối cứu hộ tương tự nữa để thấy rằng, cách hành xử ngược với đạo lý của TQ dường như đã thành hệ thống.
Thậm chí, có trường hợp tàu cứu nạn VN hỗ trợ ngư dân bị bệnh, cần cấp cứu, tàu TQ cũng ngăn cản, như trường hợp xảy ra với tàu cứu nạn SAR 412 của VN ngày 31/5/2015 mà dư luận đã phê phán, lên án.
Và cũng không chỉ với VN, ngày 12/6/2019, tàu TQ đã đâm chìm một tàu cá PLP, bỏ mặc 22 ngư dân nước này trên biển. Nếu không được tàu VN cứu, rất có thể, tính mạng của 22 ngư dân PLP đã bị đe dọa.
Hành động hung hãn, vô lương tâm của tàu TQ đã khiến dư luận, người dân PLP vô cùng phẫn nộ. Còn TQ, ban đầu chối leo lẻo, cho rằng “đây chỉ là một tai nạn hàng hải thông thường” để rồi hơn 2 tháng sau, mới có lời xin lỗi ngư dân PLP một cách đầy toan tính trước thềm chuyến thăm TQ của nhà lãnh đạo PLP – ông Duterte.
Chẳng ai mong gặp sự cố, tai nạn trên biển.
Nhưng nếu không may tai nạn xảy ra, chỉ mong được gặp những người tử tế.