Nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại trong một giai đoạn sáng sủa hơn của thập niên qua, nhưng một loạt dữ liệu nghèo nàn gần đây đã làm dấy lên những lo ngại mới.
Điều gì đang khiến các nhà đầu tư lo lắng, và Trung Quốc phản ứng như thế nào?
Trung Quốc trở thành động lực chính của sự tăng trưởng kinh tế thế giới khi các quốc gia phát triển đang chịu thiệt hại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Giờ đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phát triển với tốc độ chậm nhất kể từ đầu những năm 1990.
Trung Quốc chứng kiến sản lượng công nghiệp tăng với tốc độ chấm nhất kể từ tháng 8/2002.
Vài tuần sau, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng sẽ không dễ để nước này duy trì tốc độ tăng trưởng trên 6%.
Các vấn đề trong nước, thương chiến với Mỹ và dịch tả lợn, tất cả đang phá vỡ sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.
Image caption Biểu đồ thể hiện sự tụt giảm của nền công nghiệp Trung Quốc
“Sực chậm lại ở Trung Quốc đang trở nên khá đáng kể”, Tommy Wu, chuyên gia kinh tế cao cấp từ Oxford Economics nói.
“Cả sự suy yếu của kinh tế trong nước và môi trường bên ngoài xấu đi, bao gồm cả suy thoái toàn cầu và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, đều có vai trò trong sự chậm lại của Trung Quốc.
Do tầm quan trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, và nhu cầu lớn của nước này với bất cứ gì từ hàng hóa đến máy móc, bất kỳ sự suy thoái nào cũng có thể có những hậu quả sâu rộng.
Gary Hufbauer, thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, ước tính rằng mức tăng một phần trăm trong tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ lấy đi 0,2 điểm phần trăm của tăng trưởng toàn cầu.
Điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc?
Dữ liệu chính thức vẽ ra một triển vọng ngày càng u ám.
Sản lượng công nghiệp đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ 2002, và doanh số bán lẻ đang chậm lại.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Trung Quốc chứng kiến doanh số bán lẻ giảm
Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 1% trong tháng Tám so với một năm trước đó và xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh 16% – một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tranh chấp với Hoa Kỳ đang làm tổn thương thương mại song phương.
Nhưng trong khi tăng trưởng giảm ở mức hai con số vào giữa những năm 2000, sự chậm lại gần đây tương đối từ từ.
Kinh tế Trung Quốc tăng 6,2% so với cùng kỳ trong quý II, giảm từ 6,4% trong ba tháng đầu năm, và 6,6% trong năm 2018.
“Không phải như thể tăng trưởng của Trung Quốc hoàn toàn rơi xuống vách đá,” Frederic Neumann, đồng giám đốc nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC.
“Ngược lại, vẫn còn nhiều túi tăng trưởng,” ông nói thêm, nhằm nói đến xây dựng nhà cửa và chi tiêu trong lĩnh vực dịch vụ.
Nhân tố kích thích có hiệu quả thế nào?
Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách hỗ trợ nền kinh tế trong năm nay bằng cách cắt giảm thuể, và bằng các biện pháp để tăng thanh khoản trong hệ thống tài chính.
Nhưng ông Neumann nói rằng khoảng thời gian này, chính phủ đã “hạn chế khá nhiều” khi cấp tín dụng cho các công ty và cá nhân, và quản lý nhân tố kích thích.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chính phủ Trung Quốc cẩn thận hạn chế các động thái kích thích kinh tế
Đó là bởi vì chính phủ tin rằng Trung Quốc cần hạn chế rủi ro trong hệ thống tài chính của mình và hạ nhiệt tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong những năm gần đây, ông nói thêm.
“Chính quyền Trung Quốc không thực sự cho thấy dấu hiệu dao động từ dấu vết này … vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta thấy con số tăng trưởng kinh tế yếu hơn”, ông Neumann nói.
Phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư cơ sở hạ tầng để kích thích nền kinh tế trong những năm qua, các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc đã hạn chế điều này.
Thay vào đó họ chọn cách cắt giảm thuế, có xu hướng kém hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng so với đầu tư vào cơ sở hạ tầng, ông Wu nói.
Ông Wu kỳ vọng Bắc Kinh sẽ làm nhiều hơn để kích thích nền kinh tế trong tương lai – thông qua cả chính sách tài khóa và tiền tệ – nhưng lo lắng điều này sẽ là không đủ.
“Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều hơn để giúp ổn định tăng trưởng vào năm tới. Nhưng rủi ro chính là các nhà chức trách không thúc đẩy chính sách hỗ trợ đủ để ổn định tăng trưởng.”
Điều không mong muốn từ thương chiến là gì?
Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chiến đấu trong cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm và dự kiến sẽ có thêm nhiều áp thuế.
Tác động từ thuế quan của Mỹ đã được bù đắp ở một mức độ nào đó bởi đồng nhân dân tệ yếu hơn, Julian Evans-Pritchard thuộc Capital Economics nói, trong khi Trung Quốc cũng tìm cách bỏ qua thuế bằng cách xuất khẩu sang Mỹ thông qua các nước châu Á khác.
Ông nói rằng thị phần xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc đã thực sự tăng trong năm qua, cho thấy sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc đã kém rõ rệt hơn so với các nước khác.
Trong khi đó, các doanh nghiệp phương Tây đang thấy ngày càng khó điều hướng sự không chắc chắn.
Một số đã chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, mặc dù con số không đủ lớn để hiển thị trong dữ liệu kinh tế, ông Evans-Pritchard nói.
“Các mức thuế này càng tồn tại lâu, điều này càng kéo dài, chúng ta sẽ thấy cơ hội nhiều công ty chuyển ra khỏi Trung Quốc ngày càng cao, và nó cũng khiến quốc gia này trở thành một nơi kém hấp dẫn để trở thành nơi đầu tư đầu tiên”, ông nói.
Trong khi nhiều công ty sẽ muốn giữ một số sản xuất ở Trung Quốc để phục vụ cho thị trường nội địa quan trọng của mình, có dấu hiệu một số công ty đang xem xét các lựa chọn của họ.
Theo khảo sát năm 2019 của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc, 65% thành viên cho biết căng thẳng thương mại đang ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh dài hạn của họ. Gần một phần tư những người được hỏi đang trì hoàn đầu tư vào Trung Quốc, khảo sát cho biết.
Dịch tả lợn bùng phát thì sao?
Dịch tả lợn chết người tạo thêm lực cản cho nền kinh tế Trung Quốc trong năm qua.
Trung Quốc, nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, đã chiến đấu để kiểm soát dịch bệnh ngay cả sau khi giết mổ hơn một triệu con lợn.
Sự thiếu hụt nguồn cung đã khiến giá thịt lợn tăng vọt – 46,7% trong tháng Tám so với một năm trước đó – và nó đánh vào thu nhập hộ gia đình.
“Giá thịt lợn tăng gần gấp đôi”, Hufbauer từ Viện Peterson cho biết thêm rằng điều này “rất đau đớn đối với người Trung Quốc có thu nhập thấp.”
Thịt lợn là một trong những mặt hàng thực phẩm chủ yếu của Trung Quốc và chiếm hơn 60% lượng tiêu thụ thịt của nước này.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Người mua hàng Trung Quốc phải chịu sự tăng giá thịt lợn rất cao
Trong khi hiện tại sự gia tăng đã được bù đắp một phần bởi lạm phát phi thực phẩm nhẹ hơn, các nhà phân tích cho rằng điều này có thể nhanh chóng thay đổi.
Ông Evans-Pritchard nói: “Điều khiến tôi lo lắng là dường như họ chưa kiểm soát được dịch bệnh này. Kho lợn vẫn đang giảm”.
“Ở giai đoạn này, nó đã chỉ ra lạm phát giá thịt lợn tăng trên 80% so với cùng kỳ trong vòng sáu tháng tới.”
Image caption Dịch tả lợn bùng phát ở Trung Quốc