Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTàu TQ không cứu hộ ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa:...

Tàu TQ không cứu hộ ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa: Hành động bất lương của những kẻ vô nhân tâm

Tàu Trung Quốc đã từ chối cứu hộ 12 ngư dân Quảng Nam trên tàu cá mang số hiệu QNa 90569 TS khi lâm nạn ở quần đảo Hoàng Sa. Hành động này của phía tàu Trung Quốc không chỉ vi phạm các quy định về hàng hải mà còn thể hiện sự mất nhân tính trong cách đối xử với người bị nạn trên biển.

Theo thông tin do Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam và Cục cứu hộ cứu nạn của Bộ Quốc phòng cho biết, biết tàu cá của tỉnh Quảng Nam mang số hiệu QNa 90569 TS với 12 lao động đã bị gãy trục láp hôm 25/9 và phải thả trôi trên biển. Các ngư dân trên tàu cá QNa 90569 TS của ông Huỳnh Văn Sửu phát tín hiệu cầu cứu sau khi gặp nạn ở khu vực đảo Bạch Quy, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngay sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu của tàu cá QNa 90569 TS, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao Việt Nam) đã đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ giúp đỡ các ngư dân trên.

Trung Quốc (29/9) đã cử 1 tàu đến khu vực nêu trên để cứu nạn tàu cá của Quảng Nam. Tuy nhiên khi đến hiện trường, lực lượng cứu nạn của Trung Quốc “xác định sự cố tàu QNa 90569 TS chỉ cứu hộ, không phải cứu nạn.” Do đó, phía Trung Quốc “giới thiệu thông tin cơ quan cứu hộ tàu” cho phía Việt Nam và cho biết “để được thực hiện cứu hộ phải trả tiền theo thỏa thuận”. Phía Trung Quốc thông báo cho cơ quan chức năng Việt Nam rằng hiện có một tàu cá khác đi cùng tàu QNa 90569 TS nhưng không cho biết rõ số hiệu của con tàu đó.

Trước tình huống này, Văn phòng Ủy ban ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh thông tin về tàu cá đi cùng, đồng thời tích cực phối hợp với chủ tàu huy động tàu cá cùng tổ, các tàu hoạt động gần khu vực đến hỗ trợ để lai dắt tàu cá tàu QNa 90569 TS về bờ. Sau đó, tàu cá QNa 90569 TS đã được tàu cá QNa 91636 TS của ông Nguyễn Thanh Thành tiếp cận và lai dắt con tàu bị nạn về bờ.

Liên quan vụ việc trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (3/10) cho biết, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam đã phối hợp với Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) gửi công hàm đề nghị phía Trung Quốc cử tàu tham gia cứu hộ. Ngày 1/10/2019, sau khi cập nhật và xác minh trường hợp tàu cá Việt Nam là tàu QNa 91636 TS ở gần tàu QNa 90569 TS, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đề nghị tàu QNa 91636 TS lai dắt tàu cá bị nạn vào bờ và dự kiến sẽ cập bến trong vài ngày tới.

Trung Quốc là một trong 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, là nước thành viên của UNCLOS. Tuy nhiên, hành động trên của Bắc Kinh đã đi ngược lại các quy định của UNCLOS, mà cụ thể là mục a, mục b, Khoản 1, Điều 98 về Nghĩa vụ giúp đỡ. Điều 98 quy định “Mọi quốc gia đòi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ của nước mình, trong chừng mực có thể làm được mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con tàu, cho đoàn thủy thủ hay cho hành khách trên tàu, phải: a) Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy khốn trên biển; b) Hết sức nhanh chóng đến cứu những người đang bị nguy cấp nếu như được thông báo những người này cần được giúp đỡ, trong chừng mực mà người ta có thể chờ đợi một cách hợp lý là thuyền trưởng phải xử lý như thế; c) Trong trường hợp xảy ra tai nạn đâm va, giúp đỡ chiếc tàu kia, đoàn thủy thủ và hành khách của nó và, trong phạm vi có thể, cho chiếc tàu đó biết tên và cảng đăng ký của tàu mình, và cảng gần nhất mà tàu mình sẽ cập bến”.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng vi phạm, đi ngược lại “Thoả thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”; nhiều quy định, Nghị định thư của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) khi đối xử vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam.

Nhìn chung, hành động trên của Trung Quốc là không thể chấp nhận được. Nó vừa đi ngược lại các quy định quốc tế, Thỏa thuận đa phương, song phương mà Bắc Kinh là một bên tham gia ký kết, nó còn đi ngược lại đạo lý làm người. Việc làm của Trung Quốc cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong khu vực, không có lợi trong việc xây dựng lòng tin giữa các nước; không tạo điều kiện thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

RELATED ARTICLES

Tin mới