“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Chính sách gây hấn, những hành động ngang ngược trên biển Đông của TQ có thể là nguyên nhân buộc PLP, cũng như nhiều nước láng giềng khác, cảnh giác, không vội mua vũ khí của họ vậy.
TQ thuộc nhóm 5 nước xuất khẩu nhiều vũ khí
Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines,Trung tướng Noel Clement, vừa có cuộc trả lời báo chí về một số vấn đề liên quan tình hình biển Đông.
Trong bối cảnh biển Đông “nóng rực” hiện nay, ông Noel Clement đã thể hiện sự khôn khéo khi trấn an dư luận rằng: khó có thể xảy ra một cuộc chạm súng thực sự giữa các bên, bởi ông tin, với cơ chế hiện có, khả năng ngăn chặn hiểm họa đó là có thể.
Bên cạnh các vấn đề liên quan khác, giới báo chí đặt cho ông Noel Clement một câu hỏi khó, rằng: phải chăng, quân đội PLP phản đối việc mua vũ khí của TQ do PLP và TQ đang có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông ?
Ông Noel Clement buông câu trả lời “lửng lơ”: “Chúng tôi vẫn chưa chọn được sẽ mua vũ khí quân sự gì từ Trung Quốc. Chúng tôi phải xác định cụ thể loại vũ khí dù là của TQ hay bất cứ quốc gia nào khác xem có phù hợp với những yêu cầu mà các lực lượng vũ trang PLP đặt ra hay không. Do đó, không có chuyện chúng tôi ngăn cản việc mua vũ khí từ TQ, mà thay vào đó nhóm kỹ thuật của chúng tôi sẽ đưa ra gợi ý cho chương trình hiện đại hóa quân sự”.
Dù ông Noel Clement đã khẳng định “không ngăn cản” mua vũ khí TQ, nhưng cách trả lời trên vẫn khiến TQ sốt ruột, vì lẽ:
Thứ nhất, TQ đang có tham vọng trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới. Và trong thực tế, họ đã và đang từng bước đạt được mục tiêu này. Ngày nay, thế giới biết đến TQ như một cường quốc quân sự, đồng thời cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới, nằm trong nhóm 5 nướcnước chiếm 75% thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu.
Kinh tế phát triển khiến TQ có điều kiện đầu tư cho công nghiệp quốc phòng. Sự nỗ lực cùng những mánh khóe, thủ đoạn, nói nhẹ là “sao chép”, thực ra là “đánh cắp” công nghệ quân sự của của các cường quốc, nhất là Nga, đã giúp TQ đạt được được bước tiến đáng kể trong sản xuất vũ khí, đồng thời, giúp xóa bỏ định kiến của thế giới coi thường vũ khí do TQ sản xuất.
Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh TQ ngày 1/10 vừa qua, TQ đã khiến cả thế giới sửng sốt và lo ngại trước sự phô bày các loại vũ khí siêu hiện đại, trong đó tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tầm bắn 15.000km.
Đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng để gia tăng sức mạnh quân đội. Nhưng cùng với đó, bán vũ khí cũng là một cách để phát triển kinh tế. Thậm chí, buôn bán vũ khí có thể mang lại siêu lợi nhuận.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), TQ chiếm 6% tổng doanh số xuất khẩu vũ khí toàn cầu giai đoạn 2013-2017.
Thứ hai, đã buôn thì không quản xa gần, miễn có lời. Tuy nhiên, với TQ, thị trường vũ khí trong khu vực Đông Nam Á có thể coi là giàu tiềm năng. Đặc biệt, PLP là thị trường TQ có lợi thế, nhất là từ khi ông Rodrigo Roa Duterte trở thành tổng thống nước này năm 2016 với chính sách “xoay trục sang TQ”.
Ngày 11/12/2016, phát biểu trước các binh sĩ tại trại quân sự Servillano S. Aquino, ông Duterte đã tiết lộ: “Trung Quốc đang hối thúc tôi (ôngDuterte) về vấn đề mua súng, vốn đã được đưa ra từ trước. Tôi sẽ chấp thuận”.
Với chính sách đó, cùng với những nhân nhượng với TQ ngày càng nhiều, ông Duterte bị dư luận trong nước chỉ trích mạnh mẽ.
Nhưng TQ thì hiểu rằng đây chính là cơ hội phải nắm lấy, trong đó có việc bán vũ khí cho PLP. Ngoài lợi nhuận kim tiền, có một thứ lợi khác, đấy là thông qua việc bán vũ khí,chắc chắn TQ còn coi đây là cách để có thể chi phối PLP về mặt quốc phòng.
Cho nên, khi mọi chuyện đang trong đà suôn sẻ, thuận lợi, thì việc bỗng dưng có dấu hiệu PLP lạnh nhạt với “hàng” của mình, TQ sốt ruột là phải.
Nhưng “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Chính sách gây hấn, những hành động ngang ngược trên biển Đông của TQ có thể là nguyên nhân buộcPLP, cũng như nhiều nước láng giềng khác, cảnh giác, không mua vũ khí của họ.
Chú thích ảnh: TQ thuộc nhóm 5 nước xuất khẩu nhiều vũ khí