Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCuộc đấu với TQ, liệu ông Trump có thua?

Cuộc đấu với TQ, liệu ông Trump có thua?

Gây sức ép tối đa để đàm phán, Tổng thống Mỹ hạ dần mục tiêu hòng có được thỏa thuận thương mại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/10 đã đăng tải trạng thái trên Twitter cá nhân công bố về thỏa thuận thương mại một phần đã đạt được với Trung Quốc, ngợi ca đây là “thỏa thuận lớn chưa từng thấy”.

“Thoả thuận tôi vừa đưa ra với Trung Quốc, cho đến thời điểm này, là thoả thuận tuyệt vời nhất và lớn nhất từng đạt được cho những người nông dân yêu nước vĩ đại của chúng ta, trong suốt lịch sử đất nước ta” – ông Trump viết.

Tổng thống Trump cũng gián tiếp nhắc tới con số “khủng” về nông sản mà Trung Quốc đã đồng ý mua trong thỏa thuận thương mại một phần bằng cách đặt câu hỏi cho người nông dân Mỹ rằng, liệu họ có sản xuất đủ số lượng cho khách hàng Trung Quốc hay không.

“Thực tế là, còn có câu hỏi liệu chúng ta có thể sản xuất nổi chừng này nông sản không? Các nông dân của chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời. Cảm ơn Trung Quốc!” – ông Trump bày tỏ.

Trong một trạng thái trước đó, Tổng thống Mỹ cũng công bố về các lĩnh vực còn lại mà Mỹ đã đạt được trong thỏa thuận bao gồm công nghệ, dịch vụ tài chính và 16-20 tỉ USD tiền mua máy bay Boeing. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ khẳng định lợi ích giành cho các nông dân Mỹ là thắng lợi lớn nhất trong thương vụ này.

Nông dân Mỹ đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề sau khi Tổng thống Mỹ phát động cuộc chiến thương mại nhằm vào Trung Quốc. Đòn thuế quan tăng nặng đã khiến Trung Quốc dừng mua nông sản Mỹ trong khi họ đã từng bỏ ra  19,5 tỷ USD để mua nông sản Mỹ (số liệu xuất khẩu nông sản từ Mỹ sang Trung Quốc vào năm 2017).

Thiệt hại đến từ nông dân Mỹ do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại đã khiến Chính phủ phải trợ cấp cho nông dân lên tới 28 tỷ USD, hơn gấp rưỡi con số giá trị xuất khẩu nông sản của Mỹ vào năm 2017.

Trong quá trình đàm phán thương mại Mỹ- Trung Quốc, phái đoàn Trung Quốc nhiều lần hứa sẽ mua thêm nông sản Mỹ để đổi lại các điều kiện khác từ Mỹ đưa ra, như nới lỏng các biện pháp trừng phạt với Huawei, giảm bớt các yêu cầu về quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, ưu đãi cho các công ty nước ngoài… Tuy nhiên, cam kết của Trung Quốc chưa được thực hiện bằng hành động.

Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc tới đòi hỏi này của Mỹ, đặc biệt quan tâm tới chuyến thăm nông trại ở Trung Mỹ của thành viên phái đoàn Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua.

Tuy nhiên, những gì mà phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ muốn nhiều hơn là những cam kết phải được thực hiện, những đề nghị về thay đổi các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chính sách về tài chính và đầu tư… của Trung Quốc phải được thay đổi.

Trước sự cứng rắn từ cả hai bên, trước cuộc đàm phán ngày 10/10, phía Bắc Kinh phát đi thông điệp mạnh mẽ sẽ có thể đứng dậy khỏi bàn đàm phán bất cứ lúc nào họ nhận thấy phía Mỹ không thiện chí.

Cuối cùng, ông Trump đã đồng ý.

Không thể phủ nhận thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” mang về giá trị xuất khẩu nông nghiệp Mỹ lên tới 40-50 tỷ USD (kéo dài trong hai năm) là một con số ấn tượng, mang tin vui đến cho người nông dân Mỹ – những người được cho là đã mang lại chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

Thỏa thuận tạm thời này có thể sẽ tiếp tục mang tới những tin vui cho ông Trump trong lần tái tranh cử vào năm 2020, nếu ông biết cách để kiểm soát để Trung Quốc sẽ thực hiện cam kết này.

Một điểm đáng chú ý là so với những kỳ vọng ban đầu mà Tổng thống Trump nêu ra khi khởi động cuộc chiến thương mại, thỏa thuận tạm thời này chỉ bao hàm nội dung rất nhỏ bé.

Cách thức đàm phán “gây áp lực tối đa” để có thỏa thuận có lợi nhất là một nét đặc trưng của ông Trump. Tổng thống Mỹ từng kỳ vọng, những giao dịch đồng USD và nông sản Mỹ sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới buộc phải chấp nhận thay đổi các chính sách của mình.

Tuy nhiên, thỏa thuận thương mại một phần cho thấy những nội dung mơ hồ hơn là những gì ông Trump từng định hướng.

Ngay cả khi Tổng thống Mỹ đang chúc mừng cho thỏa thuận “lớn chưa từng thấy” thì tại Bắc Kinh, tờ Nhật báo Nhân dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đưa tin về cuộc đàm phán rằng Bắc Kinh đã bảo vệ lợi ích cốt lõi và không bao giờ đánh đổi các nguyên tắc của mình.

Theo ông Eswar Prasad, cựu lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Trung Quốc, chuyên gia tại Đại học Cornelk đánh giá rằng, thỏa thuận thương mại được đề cập tới hầu như không giải quyết được bất kỳ nguyên nhân gốc rễ nào của xung đột kinh tế và thương mại giữa hai nước Mỹ- Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Benn Steil thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ cho rằng, thỏa thuận thương mại một phần là một chiến thắng cho Trung Quốc. Mỹ đã từng đánh thuế hàng hóa Trung Quốc, chắc chắn sẽ tính tới việc Bắc Kinh đáp trả bằng thuế quan vào hàng hóa Mỹ dù họ rất cần nông sản Mỹ.

Washington đã chấp nhận điều này để có thỏa thuận thương mại, ép Trung Quốc thay đổi chính sách kinh tế. Nhưng cuối cùng, Mỹ chỉ có thể bán thêm nông sản cho Trung Quốc, điều mà Trung Quốc mong muốn hơn khi nào hết. Và đây là một mục tiêu quá nhỏ.

“Đậu nành và khí tự nhiên, đó là thứ Trung Quốc muốn, đó không phải là một sự thắng lợi của Mỹ” – ông Benn Steil nhận xét.

Mỹ nhượng bộ cả Huawei ?

Một điểm đáng chú ý của cuộc thỏa thuận thương mại này đã không nhắc tới nới lỏng lệnh cấm với Huawei, đập tan những đồn đoán về khả năng Mỹ sẽ yêu cầu Trung Quốc mua nhiều nông sản hơn để giảm áp lực với Huawei tại thị trường Mỹ. Dường như đây không phải là mong muốn của ông Trump và giới tinh hoa Mỹ.

Đã từng có thông tin giới nghị sĩ Mỹ muốn gây sức ép để Quốc hội can thiệp vào thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung nhằm ngăn ông Trump nới lỏng lệnh cấm cho Huawei để đạt thỏa thuận với Trung Quốc, từ đó có tác động đến chương trình tranh cử của ông này cho năm 2020.

Thực tế, việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm Huawei đã được đưa ra từ trước khi phái đoàn Mỹ- Trung tiến vào đàm phán.

Cụ thể, Huawei trong thời gian tới sẽ sớm được cấp phép tiếp tục hợp tác với các đơn vị cung ứng linh kiện tại Mỹ. Ngoài ra, dòng smartphone Mate 30 mới nhất của hãng này sẽ sử dụng hệ điều hành Android mã nguồn mở (ASOP) cùng với kho ứng dụng App Gallary.

Các công ty tại Mỹ sẽ có thể được phép cung cấp các linh kiện điện tử cho Huawei, đổi lại Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Mỹ. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ áp dụng với các mặt hàng được cho là không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Thông tin được New York Times tiết lộ, cho thấy ông Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho Huawei từ trước khi cuộc đàm phán diễn ra.  Tuy nhiên, việc Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Huawei được đánh giá ở mức độ tương đương với cam kết mua nông sản Mỹ của Trung Quốc.

Bộ Thương mại Mỹ đã nhận được rất nhiều giấy phép xin miễn trừ cho các công ty Mỹ được tiếp tục bấn hàng cho Huawei nhưng chưa phê duyệt bất cứ giấy phép nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới