Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaQuan điểm của giới học giả TQ về Chiến lược Ấn Độ...

Quan điểm của giới học giả TQ về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay

Theo giới chuyên gia, học giả Trung Quốc, Mỹ sẽ triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương theo bốn hướng và mục đích là nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhiều bài viết trên các tạp chí, báo mạng Trung Quốc tập trung phân tích về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, trong đó cho rằng Mỹ đang triển khai nhiều biện pháp, cách thức khác nhau để chống lại Trung Quốc.

Thứ nhất, Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc chuẩn bị ứng phó với xung đột vũ trang bùng phát với Trung Quốc. Điều này ngà càng nổi bật bao gồm nhiều hơn các cuộc tập trận đối kháng mô phỏng môi trường thực chiến, chuẩn bị cho chiến tranh của Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bắt đầu được chú ý đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Donald Trump mở đầu bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) Đà Nẵng tháng 11/2017 bằng việc bày tỏ sự vinh hạnh được “hiện diện tại Việt Nam, trái tim của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Trong suốt chuyến công du châu Á dài gần hai tuần của mình, Tổng thống D.Trump đã liên tục sử dụng thuật ngữ này như có hàm ý về chiến lược mới của Mỹ ở khu vực vẫn thường được biết đến là châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù hai năm trở lại đây, cọ xát thương mại Mỹ – Trung Quốc trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế, nhưng Mỹ vẫn không hề giảm sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Mỹ tăng cường bố trí quân sự ở Biển Đông để đối với với trường hợp xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh đó, Mỹ cũng quan tâm đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan vì Đài Loan được coi là mắt xích quan trọng của Mỹ trong Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Thứ hai, Mỹ tìm cách xây dựng hệ thống đồng minh, đối tác nhiều tầng nấc, thúc đẩy cơ cấu an ninh liên kết mạng, tiến tới củng cố sức mạnh kiềm chế quân sự đối với Trung Quốc. Mỹ hy vọng xây dựng một kết cấu bốn vành đai, coi trọng hơn khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, mở rộng quan hê an ninh, quân sự. Vành đai thứ nhất gồm các nước Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan. Vành đai thứ hai gồm Singapore, Đài Loan, New zealand, Mông Cổ. Vành đai thứ ba gồm các nước Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Papua New Guinea. Vành đai thứ tư gồm các nước Anh, Pháp, Canada. Bốn nước và cũng là các cường quốc về kinh tế, quân sự đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Mỹ. Đây là những nước thành viên của nhóm “Đối thoại an ninh bốn bên” (gọi tắt là nhóm “Bộ tứ,” hay “Tứ giác kim cương”) được hình thành từ năm 2007 do sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Quan điểm của chính quyền bốn nước về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mặc dù rất gần với nhau nhưng cũng không hoàn toàn trùng khớp. Trong khi Mỹ cho rằng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực trải từ bờ tây nước này tới bờ tây Ấn Độ thì tầm nhìn của Nhật Bản lại tham vọng hơn khi mở rộng tới tận bờ đông của Châu Phi. Tuy chưa có định nghĩa chính thức của mình nhưng Ấn Độ có quan điểm tương tự Nhật Bản; còn cách nhìn của Australia về cơ bản giống Washington. Một điểm chung nổi bật đó là: dù còn khác biệt về quan điểm nhưng cả bốn nước đều ủng hộ và nhấn mạnh vai trò trung tâm của Ấn Độ với chiến lược mới. Ấn Độ có tiềm năng và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm an ninh khu vực.

Thứ ba, Bộ Quốc phòng Mỹ và các cơ quan trong chính quyền Mỹ tìm cách an ninh hóa vấn đề kinh tế nên chắc chắn có ảnh hưởng tiêu cực đến Sáng kiến “vành đai, con đường” (BRI). BRI bị phương Tây chỉ trích là thiếu minh bạch, chất lượng thấp, xâm phạm lãnh thổ và làm nhiều nước nghèo ngập trong nợ nần. Tuy nhiên, sự tham gia ở mức độ khác nhau của đông đảo các nước trong khu vực vào sáng kiến này cho thấy sức ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc. Mỹ tìm cách gây ra những xung đột về kinh tế, công nghệ để gây sức ép với Trung Quốc, nhằm thay đổi tình trạng công nghiệp quân sự của Mỹ quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Mỹ lo ngại các công ty của Trung Quốc sẽ vượt mặt các công ty Mỹ và chiếm lĩnh chuỗi cung ứng toàn cầu về sản xuất và hàng hóa. Mỹ sẽ gần như không thể cạnh tranh Trung Quốc về đầu tư cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh chính trị trong nước khi gói đầu tư cơ sở hạ tầng nội địa vẫn bế tắc và bức tường biên giới “to với một cánh cửa đẹp” của Tổng thống Trump vẫn chỉ đang dừng lại ở mức hàng rào. Tuy nhiên đóng góp quan trọng nhất của Mỹ sẽ ở khía cạnh hợp tác quân sự. Với chính sách “Nước Mỹ trên hết” của mình, chính quyền Trump đã đề xuất ngân sách quốc phòng 2019 ở mức 716 tỉ USD, tăng 7% so với đề xuất cho năm 2018 và 13% so với chi tiêu quốc phòng 2017. Ở thời điểm hiện tại, tiềm lực quân sự của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vẫn có ưu thế lấn át. Việc đầu tư mạnh mẽ vào quốc phòng của nước này có lẽ sẽ tạo điều kiện cho mở rộng hợp tác quân sự và hỗ trợ nhiều hơn cho các đồng minh và đối tác trong khu vực.

Thứ tư, Mỹ tiếp tục hoàn thiện, linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách khác nhau, nâng cao tính tác động qua lại với đồng minh và đối tác. Đầu tháng 2/2018, Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ ý định sẽ đề cử Thống đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ tư lệnh Thái Bình Dương làm Đại sứ Mỹ tại Australia. Harris là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và ủng hộ mạnh mẽ việc tăng cường hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ngay sau chuyến đi tới châu Á của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Đại sứ Tina Kaidanow, người đứng đầu Vụ các vấn đề Chính trị – Quân sự cũng đã có hai chuyến đi riêng rẽ tới Việt Nam để thảo luận về mở rộng hợp tác quân sự giữa hai nước. Một trong những kết quả rõ rệt nhất là chuyến thăm khiến Trung Quốc nhíu mày của tàu sân bay USS Carl Vinson tới cảng Tiên Sa, Đà Nẵng đầu tháng tháng 3/2018.

Tóm lại, tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương đóng vai trò quan trọng cho dòng chảy dầu mỏ, khí đốt, và hàng hoá trên thế giới. Đây cũng là nơi có hai eo biển quan trọng nhất với tuyến vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông tới Australia và Đông Á. Trung bình mỗi ngày có 17 triệu thùng dầu mỏ được vận chuyển qua Eo biển Hormuz và 15.2 triệu thùng qua Eo biển Mallacca. Mặt khác, đây cũng là vùng biển nổi tiếng bất ổn định với nạn cướp biển và khủng bố. Trong khi đó năng lực hàng hải của các nước trong khu vực vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, việc đảm bảo an ninh cho tuyến huyết mạch của kinh tế thế giới được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Bên cạnh các yếu tố về chống cướp biển, khủng bố, hỗ trợ cứu hộ cứu nạn thì còn một nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn tới sự ra đời của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đây cũng là điều mà giới nghiên cứu Trung Quốc lo ngại và đang tìm cách đối phó.

RELATED ARTICLES

Tin mới