Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnMáy bay không người lái TQ: Thực chiến

Máy bay không người lái TQ: Thực chiến

Xin giới thiệu một số thông tin cập nhật về Lực lượng máy bay không người lái (UAV) Trung Quốc qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Xergey Linnhik.

Đầu năm 2018, Tờ báo Trung Quốc “South China Morning Post” đưa tin là CASC đã xuất khẩu 30 chiếc CH-4B tổng trị giá 700 triệu đô la.

Nhà sản xuất này tuyên bố các UAV xuất khẩu nói trên đã thực hiện hơn 1.000 lần xuất kích tác chiến, thời gian bay trung bình mỗi lần10 giờ, đã phóng hơn 400 quả tên lửa, tiêu diệt các mục tiêu với xác suất 0,95.

Vào tháng 8/2018, có thông tin đáng tin cậy là những chiến binh người Houthi khi đánh nhau với “Liên quân A rập” đã bắn hạ một chiếc UAV CH-4B của Ả rập Saudi.

Bất chấp một thực tế là UAV CH-4 Trung Quốc có các tính năng chỉ gần bằng (các tính năng của) UAV MQ-1 Predator đã bị loại biên và kém hơn rất nhiều so với MQ-9 Reaper của Mỹ, vẫn có nhiều quốc gia tỏ ra quan tâm đến các UAV trinh sát- tấn công Trung Quốc này.

Sở dĩ như vậy một phần vì Chính quyền Mỹ áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với việc cung cấp (bán) các UAV chiến đấu và các hệ thống điều khiển UAV, và thậm chi ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ không phải lúc nào cũng có thể mua được UAV của Mỹ.

Nếu tính tới một thực tế nữa là người Nga không có khả năng chào món hàng gì đặc biệt trong phân khúc này (UAV), nên những UAV Trung Quốc có giá tương đối rẻ không có đối thủ cạnh tranh.

Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục cho hoàn thiện (cải tiến) và sản xuất UAV CH-4. Tháng 1/2015, tại một sân bay ở ngoại ô thành phố Thành Đô, PLA đã cho thử nghiệm một phiên bản UAV hiện đại hóa có tên là Tian Yi.

May bay khong nguoi lai Trung Quoc: Thuc chien
Ảnh vệ tinh Google Earth: UAV CH-4 bên cạnh các UAV khác của CASC tại sân bay nhà máy Thành Đô, ảnh chụp năm 2015

Theo các nguồn thông tin nước ngoài, UAV Tian Yi này có hai động cơ nhỏ gọn thay vì một động cơ như các phiên bản trước. Tuy vậy, kích thước của Tian Yi vẫn không thay đổi.

Vào tháng 3/2018, có báo đưa tin là CASC đã bắt đầu thử nghiệm một phiên bản mới. Căn cứ vào những hình ảnh được công bố, CH-4C (phiên bản mới) có khả năng mang radar quan sát ở bên sườn, và được trang bị hệ thống quan sát- ngắm bắn hiện đại hơn.

May bay khong nguoi lai Trung Quoc: Thuc chien

Cũng có thông tin là CH-4C được lắp một động cơ mới có công suất lớn hơn. Thân máy bay cũng được gia cố chắc hơn để có thể treo được vũ khí hàng không nặng tới 100 kg, tổng tải trọng tác chiến đấu lên tới 450 kg.

Nếu tính tới những chỉ trích CH-4A và CH-4B, nhiều khả năng là (các kỹ sư Trung Quốc đã rút kinh nghiệm) và biến thể CH-4C có thể được điều khiển bằng các kênh liên lạc vệ tinh, – giúp làm tăng đáng kể bán kính tác chiến thực tế.

Khi mới ở giai đoạn thiết kế, các công trình sư Trung Quốc cũng đã hiểu rằng UAV CH-4 trang bị cho PLA chỉ có thể là một giải pháp quá độ. Những UAV giá tương đối thấp này (ước tính khoảng 2 triệu USD/ chiếc), có tiềm năng xuất khẩu không tồi, nhưng không thể được xác định là một UAV nhiều triển vọng cho PLA.

Những nhược điểm chủ yếu của các CH-4 sản xuất hàng loạt là không có khả năng điều khiển và truyền thông tin qua các kênh vệ tinh, tốc độ bay thấp và trần bay không lớn (đặc biết là đối với các UAV kích thước lớn như vậy) do sử dụng động cơ pit-tông.

Chính vì vậy mà ngay trước khi đưa UAV CH-4 vào trang bị, Viện 11 của Tập đoàn CASC từ năm 2008 đã triển khai nghiên cứu- thiết kế một kiểu UAV mới tiên tiến hơn. Mô hình đầu tiên được triển khai năm 2011. Và UAV mới là CH-5 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 2016.

May bay khong nguoi lai Trung Quoc: Thuc chien
UAV СН-5

Tháng 11/2016, tại triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc đã cho giới thiệu UAV CH-5 nói trên và mẫu UAV mới này được nhiều nhà phân tích cho rằng có các tính năng tương tự như MQ-9 Reaper của Mỹ.

Tuy nhiên, biến thể sản xuất hàng loạt đầu tiên được trang bị động cơ pít-tông 300 mã lực nên tốc độ bay tối đa chỉ giới hạn ở ngưỡng 310 km / h. Tốc độ hành trình – 180-210 km/ h. Sải cánh- 21 m, chiều dài thân – 11 m. Trọng lượng cất cánh – 3.300 kg. Tải trọng hữu ích -1.200 kg. Độ cao bay tối đa – 7.000 m. UAV này có thể hoạt động liên tục trên không hơn 36 giờ.

Khi làm việc với một trạm điều khiển mặt đất qua kênh vô tuyến, bán kính hoạt động là 250 km. Để điều khiển CH-5, có thể sử dụng các trạm mặt đất tương tự như với UAV CH-3 và CH-4. Trong trường hợp sử dụng thiết bị điều khiển vệ tinh (SATCOM), cự ly tăng lên tới 2.000 km.

May bay khong nguoi lai Trung Quoc: Thuc chien

Trên mẫu được trưng bày tại Chu Hải (CH-5) có treo các maket tên lửa có điều khiển AR-1 và AR-2- tổng số 16 quả. Tên lửa chống tăng có điều khiển triển vọng (sắp có) gọn nhẹ dẫn đường bằng laser AR-2 nặng khoảng 20 kg, trọng lượng đầu tác chiến- 5 kg và tầm bắn tối đa- 8 km.

Tổng cộng, trên 6 móc treo dưới cánh có thể lắp 24 quả tên lửa AR-2 . Các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng trong trường hợp lắp thêm radar hoặc các thiết bị trinh sát vô tuyến kỹ thuật dưới thân UAV CH-5, nó có thể sử dụng tên lửa chống hạm và chống radar.

May bay khong nguoi lai Trung Quoc: Thuc chien

Theo các số liệu của Trung Quốc, UAV CH-5 đã được đưa vào trang bị và đang được sản xuất hàng loạt. Giá xuất khẩu vào khoảng 11 triệu USD/chiếc, rẻ hơn khoảng 6 triệu so với giá của MQ-9 Reaper Mỹ.

Tuy nhiên, thiết bị (UAV) động cơ pít-tông Trung Quốc này kém xa “Reaper” cả về tốc độ bay và trần bay tối đa, vì thế- đã làm “mất giá” rất đáng kể những thành tựu của các công trình sư Trung Quốc.

Vì thế, trong tương lai gần, nhiều khả năng là sẽ xuất hiện biến thể UAV mới của Trung Quốc trang bị động cơ turbin cánh quạt.

Còn một mẫu UAV khác nữa của Trung Quốc tương tự như “Predator” của Mỹ- đó là Wing Loong của Tập đoàn “AVIC Corporation” còn được biết đến dưới tên xuất khẩu “Pterodactyl I”. Mặc dù đã có một số UAV kiểu này đang được Không quân PLA khai thác, mẫu này chủ yếu được sản xuất để xuất khẩu.

Theo quan điểm của các chuyên gia Phương Tây, “Pterodactyl” là bản copy có “chọn lọc ” MQ-1 Predator Mỹ. Nhưng các công trình sư Trung Quốc lại nhất mực khẳng định chiếc máy bay không người lái này là một công trình “đặc sắc Trung Quốc”.

May bay khong nguoi lai Trung Quoc: Thuc chien
UAV Wing Loong tại Triển lãm hàng không МАKS-2017 (Matxcova, Nga-ND)

UAV Wing Loong (ảnh) có động cơ đặt ở phía sau thân máy bay. Ở phần dưới mũi máy bay có một khối chứa thiết bị quang- điện tử hình bán cầu có chức năng theo dõi tình huống trên một khu vực nhất định, sục sạo tìm kiếm mục tiêu và chỉ mục tiêu. UAV này có trọng lượng cất cánh 1.100 kg, động cơ pit-tông 100 mã lực và có khả năng mang tải trọng hữu ích 200 kg. Sải cánh – 14 m, chiều dài – 9,05 m.

Tốc độ tối đa – 280 km / h, tốc độ hành trình 150-180 km / h. Trần bay thực tế – 5.000 mét. Về thành phần vũ khí- tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, Pterodactyl có thể được trang bị các loại đạn có điều khiển khác nhau trọng lượng lên tới 120 kg.

May bay khong nguoi lai Trung Quoc: Thuc chien

Vũ khí của UAV này có thể là các loại bom 50 – 100 kg: FT 10, FT 7, YZ 212D, LS 6, CS / BBM1 và GB4, các tên lửa lớp “không đối đất” có điều khiển cỡ nhỏ kiểu AG 300M, AG 300L, Blue Arrow 7, CM 502KG, GAM 101A / B. Vũ khí được lắp trên bốn giá treo dưới cánh (75 kg trên các giá treo bên ngoài cánh và 120 kg ở các móc treo bên trong cánh).

UAV Wing Loong cất cánh lần đầu tiên vào năm 2007. Năm 2013, Kênh truyền hình Trung Quốc CCTV 13 đã cho trình chiếu đoạn phóng sự ngắn có cảnh lắp ráp Pterodactyl I trong một xưởng của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (Chengdu Aircraft Industry Group) – công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không AVIC). Với cái giá xuất khẩu khoảng 1 triệu USD/ chiếc, Pterodactyl được một số khách hàng nước ngoài chuộng.

Hiện tại, các UAV kiểu này đã được bán cho: Ai Cập, Indonesia, Kazakhstan, Uzbekistan, Nigeria, Serbia và UAE. Theo Tập đoàn Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc (,China National Aero Technology Import & Export Corp) thì tính đến cuối năm 2018, đã có hơn 100 UAV kiểu này được xuất khẩu.

May bay khong nguoi lai Trung Quoc: Thuc chien
UAV Pterodactyl I của Các lực lượng Vũ trang Kazakhstan tham gia duyệt binh tại Astana, năm 2017

Một số quốc gia đã sử dụng UAV Pterodactyl I trong tác chiến. Tháng 3/ 2017, Không quân Ai Cập đã tiến hành các đòn không kích vào lực lượng chiến binh Hồi giáo trong khuôn khổ chiến dịch ở phía Bắc bán đảo Sinai. Mục tiêu của các tên lửa có điều khiển đẫn đường laser là các tòa nhà có quân khủng bố ẩn nấp và các phương tiện vận tải đang di chuyển.

Đã 18 chiến binh thiệt mạng. Các UAV của UAE cũng đã tham chiến ở Yemen và Libya. Ít nhất đã có một chiếc Pterodactyl đã bị hỏa lực phòng không ở khu vực Misrat Libya bắn hạ.

Năm 2016, tại Triển lãm Airshow China 2016, phiên bản UAV Wing Loong II đã được công bố. Phiên bản này khác với các phiên bản trước ở trọng lượng cất cánh- nó đã tăng lên tới 4.200 kg, kích thước lớn hơn và thời gian bay liên tục- 32 giờ. UAV có thể bay với tốc độ 370 km / h trên độ cao 9.000 m.

May bay khong nguoi lai Trung Quoc: Thuc chien
UAV Wing Loong II

Về hình dạng, Wing Loong II tương tự như mẫu trước đó, nhưng có kích thước lớn hơn đáng kể. Chiều dài sải cánh tăng gần gấp rưỡi (tới 20,5 m) và trọng lượng cất cánh tăng 3,5 lần. Theo các thông tin công khai, UAV mới có bố cục khí động học tối ưu hóa, kết cấu khung máy bay được cải tiến và hệ thống điện tử trên máy bay được hiện đại hóa, đã được lắp động cơ tua-bin mạnh hơn.

Không chỉ các tính năng bay được cải thiện, Wing Loong II còn có hệ thống quang- điện tử và vô tuyến kỹ thuật tiên tiến, tải trọng tác chiến tăng nhiều. Trọng lượng bom –tên lửa treo trên sáu móc treo dưới cánh tăng lên 480 kg, và trong thành phần vũ khí có các quả bom có điều khiển GB3 nặng 250 kg.

Năm 2017, Ả Rập Xê Út đã ký một hợp đồng trị giá 10 tỷ USD để tự sản xuất 300 chiếc Wing Loong II. Tập đoàn chế tạo máy bay Pakistan cũng đã lên kế hoạch cùng với AVIC lắp ráp 48 chiếc Wing Loong II.

Như vậy, cần công nhận rằng các kỹ sư Trung Quốc đã rút ngắn đươc rất đáng kể khoảng cách tụt hậu so với Mỹ trong phân khúc chế tạo các thiết bị bay không người lái trinh sát- tấn công hạng trung.

 Trong khi đó, giá các UAV “Made in China” thấp hơn đáng kể so với các UAV tương tự được sản xuất tại các quốc gia khác. Vì vậy, có thể cho rằng những UAV Trung Quốc (phân khúc UAV hạng trung) có thể mang tải trọng tác chiến (vũ khí) sẽ dẫn đầu trên thị trường thế giới trong tương lai gần.

Theo một báo cáo của SIPRI (Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm- chuyên nghiên cứu các vấn đề xung đột, vũ khí, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị trên thế giới-ND) mới được công bố, chúng ta biết rằng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018.

Bắc Kinh đã bán được 163 UAV đa năng hạng trung cho 13 quốc gia. Trong cùng thời gian đó, Mỹ chỉ xuất khẩu được 15 chiếc UAV MQ-9. Các nhà sản xuất vũ khí Mỹ phàn nàn rằng nếu mọi việc cứ tiến triển theo hướng như vậy, các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế.

RELATED ARTICLES

Tin mới