Sunday, November 17, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ đã đặt một chân vào quốc đảo Solomon

TQ đã đặt một chân vào quốc đảo Solomon

Tập đoàn  China Sam Enterprise Group của Trung Quốc đã bí mật thuê lại quyền phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo Tulagi trong vòng 75 năm. Đảo này năm ở phía nam Thái Bình Dương. Đó là thông tin mới nhất của hãng tin AFP. 

Đây không phải một công việc đơn thuần về kinh tế. Khi một công ty của Trung Quốc kiểm soát toàn bộ một hòn đảo có vị trí địa chính trị quan trọng quốc đảo, họ sẽ có thêm một chỗ đứng vững chắc trong kế hoạch mở rộng hiện diện quân sự của mình.

Đảo Tulagi thuộc đảo quốc Solomon, có vị trí địa chiến lược cực kỳ trọng yếu ở khu vực Thái Bình Dương. Đảo này từng là điểm chiến lược cho các hoạt động của hải quân Anh và sau đó là quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II.Tulagi lâu nay bên cạnh vị trí địa lý quan trọng cũng là một nơi giàu tài nguyên thiên nhiên.

Các nước lớn trong khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là Úc và Mỹ, từ lâu vẫn lo ngại về việc Trung Quốc âm mưu thiết lập căn cứ hải quân tại Thái Bình Dương. Chính quyền Washington nhìn nhận chuỗi đảo ở Nam Thái Bình Dương, trong đó có Tulagi, đóng vai trò quyết định thành bại khi đối trọng ảnh hưởng của Trung Quốc và bảo vệ các tuyến đường hàng hải quan trọng.

Việc tăng cường hợp tác quân sự với các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương sẽ nâng cao năng lực của quân đội Trung Quốc trong việc giám sát các khu vực, đồng thời kiềm chế lực lượng quân sự Mỹ.

Ông Anne-Marie Brady – chuyên gia về Trung Quốc Anne-Marie Brady thuộc Đại học Canterbury (New Zealand)cảnh báo: Bắc Kinh đang tìm mọi cách kiểm soát toàn bộ các con đường dẫn vào châu Á. Nếu việc này thành công sẽ gây khó khăn cho Mỹ trong việc tiến vào khu vực và thực hiện các chiến lược quân sự đề ra.

Còn ông Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc Peter Jennings lưu ý: Thỏa thuận với China Sam có thể dẫn tới khả năng Bắc Kinh mở căn cứ quân sự ngay sát Úc.Trong trường hợp Solomon không may bị vỡ nợ và phải gán nợ bằng các tài sản công như hải cảng, sân bay hay các vị trí chiến lược cho Trung Quốc thì Bắc Kinh tha hồ làm mưa làm gió, mặc sức gia tăng các hoạt động quân sự.

Các công ty quốc doanh Trung Quốc sẽ thuê một cảng hoặc sân bay nào đó rồi triển khai các dự án cơ sở hạ tầng trên danh nghĩa hỗ trợ du lịch hoặc ngư nghiệp. Những dự án đó chỉ là đòn chiến lược đầu tiên. Sau đó sẽ là sử dụng các công trình đó cho hai mục đích quân sự và dân sự, hoặc một cảng quân sự hóa hoàn toàn.

Điều đáng lo ngại là, những khu vực này có thể biến thành nơi phục vụ cho các hoạt động của Trung Quốc, sau đó phát triển theo thời gian và trở thành cơ sở quân sự vĩnh viễn. Đảo Tulagi của Solomon có chỗ neo đậu nước sâu, phù hợp với chiến lược quốc phòng.

Thống đốc Stanley Maniteva, người đã ký thỏa thuận, trả lời báo chí, luật pháp và quyền sở hữu đất đai sẽ được tôn trọng. Ông cho hay, thỏa thuận chưa được hoàn tất. Trước tình hình này cư dân Tulagi đã phản đối, cho rằng quyết định của chính quyền Solomon đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân.

Dự kiến rằng, sau khi kiểm soát một mắt xích trọng yếu ở mặt trận Thái Bình Dương, Bắc Kinh sẽ lôi kéo Solomon ngả hẳn vào quỹ đạo Trung quốc. Bởi trước đó, Solomon thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Đối với một đảo quốc nhỏ bé chỉ với 600 nghìn dân và nghị viện chỉ 50 thành viên, Trung Quốcđã thay đổi chính sách ở đây dễ như trở bàn tay.

Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare xác nhận, Trung Quốc sẽ tặng khoản tài trợ trị giá 74 triệu USD để xây dựng cho quốc đảo một sân vận động mới. Solomon cũng hi vọng sẽ sớm tiếp cận thị trường, công nghệ, tài chính và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.

Thế là Trung Quốc đã bước đầu thôn tính Solomon với đòn kinh tế êm dịu.Việc thiết lập căn cứ hải quân tại Thái Bình Dương chỉ còn là vấn đề thời gian. Nỗi lo lắng của Nhà trắng đã thành sự thật khi bị cản đường vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hãy chờ xem Washington phản ứng ra sao và có “võ” gì mới?.

RELATED ARTICLES

Tin mới