Friday, November 15, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaVề cái gọi là hoạt động “bảo vệ các quyền lợi hàng...

Về cái gọi là hoạt động “bảo vệ các quyền lợi hàng hải và thực thi luật pháp trên biển” của TQ

Giới lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng các lực lượng chấp pháp của nước này đang nỗ lực “bảo vệ các quyền lợi hàng hải và thực thi luật pháp trên biển”, góp phần đảm bảo hòa bình hợp tác ở Biển Đông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Trung Quốc đang quân sự hóa và lợi dụng các hình thức này để thâm nhập vào vùng biển của các nước và theo đuổi yêu sách chủ quyền.

Tàu cảnh sát biển TQ dùng vòi rồng xuôi đuổi tàu thuyền các nước.

Ý đồ thực chất đằng sau của cái gọi là hoạt động “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật” ở Biển Đông của Trung Quốc thực chất là nhằm:

Thứ nhất, bố trí lực lượng cảnh sát biển, tàu hải quân hoạt động ở Biển Đông để tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực. Những lực lượng này sẵn sàng tuần tra, theo dõi, thị uy và xuôi đuổi tàu thuyền các nước hoạt động ở khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, thậm chí cả tàu thuyền thương mại của các nước di chuyển qua đây. Nhiều tàu Trung Quốc đã dùng phương tiện trang bị như vòi rồng, vũ khí để uy hiếp đe dọa tàu thuyền các nước. Tàu Trung Quốc thường bám đuổi tìm cách ngăn cản tàu chiến của Mỹ và các nước di chuyển ở Biển Đông. Từ tháng 7/2018, Trung Quốc quyết định chuyển giao Lực lượng Cảnh sát biển (CCG) từ Cục Hải dương quốc gia về Lực lượng Cảnh sát vũ trang Trung Quốc (PAP). uy chưa từng khẳng định khả năng chiến đấu của cảnh sát biển nhưng việc thay đổi cơ quan chủ quản của lực lượng này đã cho thấy rõ tham vọng quân sự hóa trên biển của Trung Quốc. CCG dưới sự chỉ huy của PAP, lực lượng do Quân ủy trung ương Trung Quốc (CMC) chỉ đạo trực tiếp, từ tháng 7/2018 sẽ bảo vệ quyền và chức năng trên biển của Trung Quốc. Ông Song Zhongping, chuyên gia quân sự, nói với Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc rằng sự thay đổi này cho phép CCG tham gia nhiều hơn vào các cuộc diễn tập quân sự và hoạt động huấn luyện hằng ngày với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). CCG cũng sẽ hợp tác hiệu quả hơn với lực lượng hải quân trong các trường hợp khẩn cấp, thậm chí là chiến tranh. CCG cũng sẽ có nhiệm vụ chống lại các hoạt động hàng hải bất hợp pháp, tìm kiếm, cứu nạn và thực thi pháp luật, trong đó có thăm dò tài nguyên hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nghề cá và chống buôn lậu.

Thứ hai, núp bóng hoạt động đảm bảo tự do hàng hải để cảnh giới, bảo vệ các thực thể do nước này chiếm đóng và bồi đắp mở rộng phi pháp. Nhiều vụ việc đã được báo chí các nước vạch trần khi phóng viên các nước tiến đến tác nghiệp khu vực Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp mở rộng đã bị lực lượng nước này đe dọa, ngăn cản không cho tiếp cận. Hôm 26/9, tàu cá của Việt Nam đã bị lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc ngăn cản không cho trục vớt tàu bị mắc cạn trên bãi đá ngầm gần đảo Bạch Quy, quần đảo Hoàng Sa. Gần đây, Trung Quốc hồi tháng 7 điều tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 cùng tàu hải cảnh không ngừng xâm phạm vùng biển của Việt Nam quanh bãi Tư Chính, bất chấp sự phản đối của dư luận các nước. Điều thể hiện rõ nhất ở đây là việc Trung Quốc thường xuyên duy trì một lực lượng đông đảo tàu chiến, tàu cảnh sát biển, dân quân biển để ngăn cản hoạt động khai thác tham dò dầu khí của Việt Nam tại vùng thềm lục địa hoàn toàn của Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tiến hành bồi lấp, cải tạo, xây dựng trái phép cũng như quân sự hóa các thực thể ở Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Hoàng Sa, Trung Quốc đã triển khai tên lửa, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom ra đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất quần đảo. Trong khi trên ba thực thể lớn ở Trường Sa (đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn), Trung Quốc đã cho xây dựng đường băng và các công trình để hỗ trợ máy bay chiến đấu, cũng như triển khai các hệ thống tên lửa.

Thứ ba, bố trí lực lượng “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật” sẽ giúp nước này hợp thức hóa các chủ quyền cưỡng chiếm mà có tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Nhiều ý kiến cảnh báo cần thận trọng trước các hoạt động núp bóng dân sự của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay. Thực tế, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng quân sự để ngăn cản, xuổi đuổi tàu thuyền các nước hoạt động ở Hoàng Sa và Trường Sa, thậm chí tàu Trung Quốc còn vi phạm vào sâu vùng biển các nước sau đó nước này ngang nhiên tuyên bố “hoạt động tuần tra hàng hải trong vùng biển Trung Quốc”. Tờ Rappler trích báo cáo hôm 13/9 của Bộ Quốc phòng Philippines về hoạt động của lực lượng tàu cá hùng hậu của Trung Quốc tại vùng biển phía Tây Philippines. “Trung Quốc đang tận dụng các tàu đánh cá để âm thầm tiến hành các hoạt động giám sát, tìm kiếm, cứu hộ, cũng như cung cấp hỗ trợ cho lực lượng chấp pháp trên biển của nước này”, báo cáo của Bộ Quốc phòng Philippines cho biết. Bộ Quốc phòng Philippines cho rằng các tàu cá Trung Quốc thực chất là “dân quân trên biển”, thường xuyên hỗ trợ cho hoạt động của tàu hải cảnh cũng như hải quân. Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhà chức trách Philippines đã phát hiện 322 tàu loại này. Bên cạnh hoạt động của tàu cá, nhà chức trách Philippines cũng ghi nhận hoạt động ngày càng gia tăng của các tàu hải cảnh, hải quân Trung Quốc tại vùng biển phía Tây Philippines. Các tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần cản trở hoạt động của Philippines tại khu vực bãi Scarborough, đảo Thị Tứ và bãi Cỏ Mây.

Thứ tư, đánh lừa dư luận các nước theo hướng mà Trung Quốc hướng lái là tình hình Biển Đông đang hòa bình, ổn định được Trung Quốc và các nước kiểm soát tốt, nhằm ngăn chặn dự can dự của các nước bên ngoài. Bên cạnh đó, những thông tin như trên sẽ giúp che đậy cho những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Dư luận dễ dàng nhận ra rằng, thông qua hoạt động “tuần tra hàng hải, thực thi pháp luật”, Trung Quốc đã triển khai bố trí lực lượng quân sự lớn và sẵn sàng thực thi “pháp luật” đối với tàu thuyền các nước. Phát biểu với báo giới, khi trả lời câu hỏi về việc tàu Trung Quốc thường xuyên đâm va, xuôi đuổi tàu các Việt Nam và các nước, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ngang nhiên tuyên bố việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông thời gian qua là hành động chấp pháp bình thường. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung tuyên cho rằng tàu công vụ của Trung Quốc chỉ hoạt động chấp pháp bình thường trong vùng biển liên quan thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Việc áp dụng các biện pháp đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép là bình thường và các biện pháp đó được giữ ở mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật.

RELATED ARTICLES

Tin mới