Thursday, January 9, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTập trận năm 2019: Tàu chiến, máy bay các nước liên tục...

Tập trận năm 2019: Tàu chiến, máy bay các nước liên tục “quần thảo” ở Biển Đông

Trong năm 2019, các nước có lợi ích, liên quan trực tiếp tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, cũng như các nước lớn trên thế giới đều tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, đẩy mạnh các cuộc tập trận, tuần tra ở Biển Đông.

Trung Quốc gia tăng các hoạt động tập trận phi pháp ở Biển Đông

Trong năm 2019, Trung Quốc đã triển khai nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Trong đó có nhiều cuộc tập trận huy động một lượng lớn phương tiện vũ khí cũng như quân nhân tham gia tập trận. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc tập trận của Trung Quốc đều diễn ra ở khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép), cụ thể: (1) Từ 16/1 – 20/2, Trung Quốc đã điều lực lượng hải quân, không quân và tên lửa tiến hành tập trận phi pháp tại Biển Đông và Tây và Trung Thái Bình Dương. Không giống những lần trước, trong cuộc tập trận lần này, Trung Quốc chỉ thông báo về đợt tập trận không quân, hải quân, tên lửa ở Biển Đông và Thái Bình Dương sau khi nó kết thúc. Tuyên bố từ thuộc Hạm đội Nam Hải nhấn mạnh một số tàu chiến hiện đại nhất đã được quân đội Trung Quốc điều động tham gia đợt tập trận bao gồm tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Hợp Phì, tàu chiến trang bị tên lửa dẫn đường Vận Thành, tàu tấn công đổ bộ Trường Bạch Sơn và tàu tiếp liệu Hồng Hồ. Thậm chí, để mô phỏng thực viễn cảnh thời chiến, cuộc tập trận còn không vạch sẵn kế hoạch và không đưa ra cảnh báo trước cho các lực lượng tham gia. Nói cách khác, mọi chỉ đạo và hành động trong cuộc tập trận đều phụ thuộc vào tình hình thực tế. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn tiến hành diễn tập khả năng tiêu diệt các tàu chiến hiện đại, cứu hộ và bắn đạn thật. (2) Từ lúc 0h ngày 29/6 – 24h ngày 3/7, Trung Quốc tiến hành tập trận trái phép tại khu vực được bao quanh bởi 4 địa điểm có tọa độ 13048’ vĩ Bắc/114010’ kinh Đông, 12048’ vĩ Bắc/114010’ kinh Đông, 12048’ vĩ Bắc/116002’ kinh Đông và 13048’ vĩ Bắc/116002’ kinh Đông. Khu vực tập trận được ước tính nằm cách quần đảo Trường Sa khoảng 50 hải lý về phía Bắc. Thông báo cũng yêu cầu tàu thuyền không tiến vào vùng biển nêu trên trong thời gian diễn ra cuộc tập trận. Cục Hải sự Trung Quốc không nói rõ số lượng binh sĩ cũng như chiến hạm tham gia tập trận. Tuy nhiên, cuộc tập trận này gây nhiều sự chú ý vì trước đây Trung Quốc đa số thực hiện các cuộc tập trận quân sự quy mô ở phía Bắc Biển Đông, với diện tích khoảng 22.500 km2. (3) Trung Quốc (6-7/8) ngang nhiên tiến hành tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo đó, cuộc diễn tập bắt đầu từ 9h30’- 11h30’ và từ 15h- 18h ngày 6/8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16050,6’ vĩ Bắc/112021’ kinh Đông, 16059’ vĩ Bắc/112021,4’ kinh Đông, 16058,1’ vĩ Bắc/112027,9’ kinh Đông và 16052,7’ vĩ Bắc/112030,8’ kinh Đông. Cuộc tập trận thứ hai diễn ra từ lúc 15h – 17h ngày 7/8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16026,9’ vĩ Bắc/112042,7’ kinh Đông, 16026,20’ vĩ Bắc/111050’ kinh Đông, 16020,30’ phút vĩ Bắc/111044,7’ kinh Đông và 16022,52’ vĩ Bắc/111036,66’ kinh Đông. (4) Từ ngày 18 – 24/8 (7h00 – 24h00), TQ tiến hành tập trận trái phép tại vùng biển phía Tây Nam bán đảo Lôi Châu, trong phạm vi 5 điểm tọa độ: 20°13′.48N – 109°53′.43E; 20°12′.30N – 109°50′.55E; 20°10′.75N – 109°52′.30E; 20°11′.07N – 109°55′.15E; 20°11′.90N – 109°55′.35E; đồng thời cấm tàu thuyền đi vào khu vực trên.(5) Từ 6h00 – 16h00 ngày 18/8, TQ tiến hành tập trận trong vùng biển ở Vịnh Bắc Bộ, trong phạm vi tọa độ 21°00′50″N – 109°02′15″E; 20°59′15″N – 109°03′40″E; 21°01′00″N – 109°05′06″E; 21°04′15″N – 109°05′42″E.(6) Từ 0 giờ ngày 18/8 đến 24 giờ ngày 20/8, theo giờ Bắc Kinh, Hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động “huấn luyện quân sự” trái phép tại khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cơ quan này cảnh báo tàu bè trong thời gian diễn ra huấn luyện quân sự như thế không được đi vào khu vực diễn tập. (7) Từ 12-14/8, Trung Quốc “diễn tập bắn đạn thật” theo khung giờ nhất định tại khu vực gần bờ phía Đông đảo Hải Nam. (8) Từ 16 – 23/8, Trung Quốc tiến hành tập trận tại vùng biển phía Bắc biển Hoàng Hải, trong phạm vị tọa độ 38°51′41″N – 121°38′12″E; 38°34′12″N – 121°38′12″E; 38°33′55″N – 121°07′51″E; 38°48′13″N – 121°14′03″E, đồng thời cấm tàu thuyền đi qua khu vực này.

Mỹ tiếp tục là nước đi đầu trong việc ngăn chặn những hành vi phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông

Năm 2019, ngoài việc đẩy mạnh tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, Mỹ cũng tích cực tập trận song phương, đa phương với các nước đồng minh ở Biển Đông, nhằm ngăn chặn các hành vi phi pháp của Trung Quốc và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực: (1) Mỹ và Anh (18/2) tiếp tục điều tàu chiến tiến hành huấn luyện an ninh hàng hải và hậu cần ở Biển Đông nhằm khẳng định quyết tâm đảm bảo tự do hàng hải và quyền đi lại trong khu vực. Hải quân Mỹ đã triển khai tàu chở dầu tiếp liệu USNS Guadalupe trong khi Hải quân Hoàng gia Anh triển khai tàu hộ vệ HMS Montrose tham gia cuộc tập trận hậu cần và an ninh hàng hải trên Biển Đông. Trong cuộc tập trận trên, các binh sĩ Anh và Mỹ đã diễn tập kịch bản mô phỏng hoạt động lên tàu, khám xét và bắt giữ với sự tham gia của tàu Montrose và tàu Guadalupe. Đây là đợt hợp tác huấn luyện lần thứ ba giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh trong vài tháng gần đây. (2) Mỹ và Philippines (1-12/4) đã tiến hành tập trận thường niên quy mô lớn “Vai kề vai” (Balikatan), trong đó có cuộc tập trận hải quân ngoài khơi bờ biển đảo Luzon đối diện với khu vực Biển Đông. Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, khoảng 8.000 quân tham gia cuộc tập trận trên. Trong đó có 4.000 binh sĩ Philippines, 3.500 lính Mỹ cùng với 50 lính Australia và quan sát viên từ 7 quốc gia khác. Tương tự như năm ngoái, cuộc tập trận diễn ra chủ yếu ở khu vực phía Bắc của Philippines, tại nhiều khu vực thuộc các tỉnh Pampanga, Tarlac và Zambales. Giới chuyên gia nhận định, cuộc tập trận thường niên này nhằm chuẩn bị cho binh sĩ trước các cuộc khủng hoảng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, tập trung vào an ninh biển – một mối lo ngại đang tăng lên khi Trung Quốc đang cố gắng chiếm quyền thống trị trên các tuyến đường thủy chiến lược. Đây cũng là lần đầu tiên tàu USS Wasp và các máy bay chiến đấu F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia vào cuộc tập trận Balikatan. Phía Mỹ cho rằng con tàu này xuất hiện cùng với các chiến đấu cơ “thể hiện sự gia tăng về khả năng quân sự nhằm thực hiện cam kết về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Trong khi đó, Trung Quốc thể hiện thái độ khó chịu và đưa ra những tuyên bố khiêu khích. Truyền thông nhà nước Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo “người ngoài” không can thiệp tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và cho rằng các bài tập trận cho thấy nỗ lực gần đây của Manila khi lôi kéo người ngoài vào tranh chấp khu vực”. Tân Hoa xã từng có bài viết chỉ trích cuộc tập trận, cho rằng “những kẻ khởi xướng sẽ hứng đòn gậy ông đập lưng ông trước sự khiêu khích mang tính hăm dọa và không đúng lúc” như vậy. Theo Tân Hoa xã, “là một quốc gia lớn với những lợi ích sống còn ở châu Á, trước hết Mỹ cần làm rõ mục tiêu của chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương. Chiến lược này cho tới nay không có gì khác ngoài sự vô nguyên tắc và mâu thuẫn giữa những hành động gây hoang mang dư luận và lời nói yêu chuộng hòa bình”. (3) Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Philippines (2/5 – 8/5) cũng đã tiến hành tập trận ở Biển Đông. Theo đó, tham gia cuộc tập trận có tàu khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence của Mỹ, tàu sân bay trực thăng JS Izumo và tàu khu trục JS Murasame của Nhật Bản, tàu khu trục INS Kolkata và tàu tiếp liệu INS Shakti của Ấn Độ và tàu tuần tra BRP Andres Bonifacio của Philippines. Trong cuộc tập trận, hải quân 4 nước đã thực hiện nhiều bài tập lập đội hình, liên lạc, vận chuyển binh lính, trao đổi giữa các sĩ quan lãnh đạo. Đây là lần đầu bốn nước nói trên cùng tham gia tập trận tại Biển Đông. (4) Lực lượng tuần duyên của Mỹ và Philippines (15/5) tiến hành cuộc tập trận chung tại vùng biển gần bãi cạn Scarborough, phía Tây đảo Luzon. Đây là cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Mỹ và Philippines ở gần bãi cạn này. Các quan chức Philippines cho biết, 3 tàu, gồm tàu tuần duyên Bertholf của lực lượng tuần duyên Mỹ và tàu tìm kiếm cứu hộ của lực lượng tuần duyên Philippines, đã tham gia cuộc tập trận mô phỏng chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ sau khi một tàu chở khách bị chìm. (5) Hải quân Mỹ và ASEAN (2-6/9) tiến hành tập trận hải quân chung đầu tiên (AUMX), bao gồm các cuộc tập trận ở Biển Đông. Cuộc tập trận bắt đầu tại căn cứ hải quân Sattahip ở Thái Lan và kết thúc ở Singapore. Cuộc tập trận với chủ đề “Tăng cường hiểu biết lẫn nhau và năng lực tác chiến hàng hải hỗn hợp”, nhằm mục đích thúc đẩy an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải hàng không và các hoạt động thương mại không bị ngăn trở theo các nguyên tắc được quốc tế công nhận. Theo chương trình dự kiến, các lực lượng hỗn hợp của ASEAN và Mỹ sẽ phải thực hiện các hoạt động trên biển và trên không trong khuôn khổ cuộc tập trận. Tình huống mô phỏng của cuộc tập trận là qua trao đổi thông tin, các lực lượng phát hiện ba tàu đáng ngờ, có hành vi vi phạm pháp luật trên biển tại vùng biển Đông Nam Á; sau đó, lực lượng hỗn hợp sẽ tiến hành truy tìm và bắt giữ các nghi phạm trên tàu. Cuộc tập trận có sự tham gia của 8 tàu chiến và 4 máy bay chiến đấu từ 7 quốc gia và 1.250 quân nhân của Mỹ và tất cả 10 nước ASEAN. Phía Mỹ cử liên đội tàu khu trục 7 thuộc Hạm đội 7 tham gia diễn tập, trong đó nổi bật nhất là tàu tuần duyên USS Montgomery, được hạ thuỷ vào năm 2016 và là một trong những tàu tuần duyên hiện đại nhất của hải quân Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam điều tàu Hải quân 18 – Bộ Tư lệnh Vùng 2 – Quân chủng Hải quân Việt Nam tham dự. Đây là tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang Flight III, với lượng giãn nước 1.200 tấn và giàn vũ khí mạnh. (6) Quân đội Mỹ (9-19/9) tổ chức tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo ở Biển Đông và Hoa Đông. Theo thông tin trên, Đơn vị viễn chinh hải quân số 31 và Phân đội đổ bộ số 11 đã thực hiện các cuộc tập trận chung với sự tham gia của Nhóm tàu đổ bộ Wasp. Các bài tập diễn ra ở vùng biển Philippines và vùng biển Hoa Đông, xung quanh một căn cứ hải quân Mỹ ở Nhật Bản. Mục đích của cuộc tập trận nhằm luyện tập kỹ năng đổ bộ vào các bờ biển của lực lượng “thù địch” và chiếm giữ các đường băng. Trung tá Anthony Cesaro của quân đội Mỹ cho biết, “cuộc tập trận kiểu này nhằm cho phép lực lượng (Mỹ) tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương triển khai sức mạnh và tiến hành các chiến dịch viễn chinh tại các khu vực ven bờ có tranh chấp chủ quyền”. Trước đó, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ (13/9) cho biết, Mỹ và Philippines đã nhất trí cùng nhau giải quyết các thách thức an ninh khu vực như những người bạn, đồng minh và đối tác. Trong khi đó, phát biểu tại một diễn đàn ở Manila cùng ngày, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Cardozo Luna cho rằng hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông đang gặp rủi ro nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động quân sự hóa bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. (7) Hải quân Mỹ (6/10) cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và nhóm tàu đổ bộ Boxer của Mỹ vừa tập trận chung ở Biển Đông trong nỗ lực đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở. Theo thông tin trên, tham gia cuộc diễn tập bao gồm các tàu và máy bay của Hải quân cũng như máy bay của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan còn có tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga và tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke. Trong khi đó, nhóm tàu sẵn sàng đổ bộ Boxer gồm tàu tấn công đổ bộ USS Boxer, tàu cập cảng đổ bộ lớp San Antonio và tàu đổ bộ lớp Harpers Ferry. Trong đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan được điều động tới khu vực hoạt động của Hạm đội 7 nhằm hỗ trợ đảm bảo an ninh và ổn định ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Cuộc tập trận trên nhằm tăng cường khả năng tương tác thông qua một loạt bài tập để thúc đẩy khả năng sẵn sàng chiến đấu. Các bài tập bao gồm tấn công trên biển, tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ – tấn công nhanh, kết hợp hàng hải, sử dụng vũ khí nhỏ, phòng không và tác chiến chống ngầm. Chuẩn Đô đốc George Wikoff, Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70 cho biết, “những hoạt động của chúng tôi ở Ấn Độ – Thái Bình Dương tập trung vào việc duy trì sự ổn định và an ninh khu vực. Chúng tôi phản ánh cam kết với các giá trị mà chúng tôi chia sẻ với nhiều đối tác và đồng minh trong khu vực. Chúng tôi cũng sẵn sàng ngăn chặn những người thách thức các giá trị này bằng lực lượng áp đảo bao gồm các nhóm tác chiến tàu sân bay và đổ bộ kết hợp của mình”. Trong khi đó, Chuẩn Đô đốc Fred Kacher, Chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh số 7 ca ngợi sự linh hoạt của các lực lượng Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, cho rằng “khả năng kết hợp cộng thêm khả năng đáng kinh ngạc của nhóm tác chiến tàu sân bay, sức mạnh chiến đấu viễn chinh của Hải quân – Thuỷ quân Lục chiến cũng như mạng lưới đồng minh và đối tác rộng lớn của Mỹ mang đến cho chúng tôi lợi thế cạnh tranh thực sự”. (8) Trong khuân khổ cuộc tập trận Sam-Sam Mỹ, Philippines và Nhật Bản (16/10) đã điều nhiều tàu chiến tập trận bảo vệ lực lượng trên biển, vô hiệu hóa thiết bị nổ, tác chiến chống phục kích trên cạn, trên không và theo dõi tàu đối phương ở vùng biển sát quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Người phát ngôn Cảnh sát biển Philippines Arman Balilo (16/10) cho biết một tàu tuần duyên Mỹ và ít nhất năm tàu hải quân Mỹ khác cùng lực lượng quân sự của nước này và Nhật Bản đã tham gia tập trận chung trên. Theo đó, Mỹ cử tuần duyên hạm bờ biển USCGC Stratton (WMSL-752), tuần duyên hạm bờ biển USS Montgomery, tàu đổ bộ USS Germantown, tàu đổ bộ tốc độ cao USNS Millinocket, tàu cứu hộ USNS Salvor, máy bay do thám P8-A Poseidon tham gia đợt diễn tập Sama-Sama. (9) Từ 9-19/10, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận tác chiến trên không và trên biển thường niên Kamandag (Sự hợp tác của Các chiến binh trên biển) tại một số khu vực thuộc đảo Luzon và đảo Palawan. Cuộc tập trận trên nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa quân đội hai nước trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc thiên tại. đó, Đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết những hoạt động mới nhằm tăng cường khả năng “phối hợp đa quốc gia, tính sẵn sàng và các khả năng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc thiên tai”, đồng thời thể hiện cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Các nước đồng minh của Mỹ cũng gia tăng hoạt động tập trận ở Biển Đông. Theo đó, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (21/9) cho biết đã cử tàu khu trục Asagiri tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Malaysia nhằm tăng cường hiện diện tại khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Đài NHK của Nhật Bản cho biết, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chống cướp biển ngoài khơi Somalia, tàu khu trục Asagiri (18/9) của Nhật Bản đã cập bến Kuantan, phía Đông Malaysia. Trong chuyến thăm Malaysia lần này, tàu khu trục Asagiri sẽ tiến hành tập trận chung trên biển với Hải quân Malaysia. Theo thuyền trưởng tàu Asagiri Yuichi Haeno, hoạt động chung với Hải quân Malaysia có ý nghĩa quan trọng, giúp đóng góp vào ổn định ở Biển Đông và khu vực lân cận; nhấn mạnh Nhật Bản kỳ vọng những hoạt động nhằm tăng cường quan hệ tương tự trong tương lai.

Các nước Đông Nam Á cũng liên tục tập trận ở Biển Đông

Cùng với nhịp độ sôi động ở Biển Đông, các nước ASEAN cũng gia tăng các hoạt động tập trận ở Biển Đông.

Thủy quân lục chiến Philippines (21/9) tập trận “tái chiếm đảo” tại vùng biển ngoài khơi vịnh Subic nhằm gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc. Người phát ngôn quân đội Philippines Đại tá Noel Detoyato khẳng định cuộc tập trận “chỉ là một kịch bản huấn luyện và không hướng đến bất kỳ sự cố hay khu vực cụ thể nào” và “những khu vực huấn luyện này được sử dụng trong một thời gian dài vì gần các doanh trại hải quân và khu vực chuyên dụng của Philippines”. Trong khi đó, Người chỉ huy lực lượng đổ bộ, Trung tá Henry Espinosa (21/9) mô tả đây là cuộc huấn luyện lịch sử vì đó là lần đầu tiên lực lượng lính thủy đánh bộ Philippines sử dụng 8 phương tiện tấn công đổ bộ (AAV) mới mua. Trước đó, trong một thời gian dài, họ huấn luyện song phương với các đối tác Mỹ, sử dụng AAV Mỹ. Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, cuộc tập trận nằm trong nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ trước quân đội nước ngoài và những lực lượng thù địch khác của Philippines.

Từ 23/7 – 10/8, Không quân hoàng gia Malaysia (RMAF) tiến hành tập trận phóng tên lửa ở bang Sabah và vùng biển xung quanh, trong đó có Biển Đông. RAMF cho biết, trong cuộc tập trận kéo dài 19 ngày, lực lượng này “đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật với tên lửa không đối không và không đối đất tại trường bắn trong không phận của Kota Belud, một huyện thuộc bang Sabah và vùng biển xung quanh, trong đó có Biển Đông. Cuộc tập trận nhằm kiểm tra kỹ năng của phi công trong việc tấn công các mục tiêu bằng cách sử dụng nhiều vũ khí của RAMF. Tham gia tập trận có 232 quân nhân cùng một số chiến đấu cơ do Mỹ và Nga chế tạo. Tuy nhiên, RAMF không nói rõ khi nào tên lửa sẽ được phóng trong cuộc tập trận. Trước đó, Hải quân Hoàng gia Malaysia (15/7, RMN) phóng thử thành công tên lửa diệt hạm trên Biển Đông nhằm nâng cao năng lực tác chiến và thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích, an ninh ở Biển Đông. Theo đó, RMN (15/7) đã điều tàu ngầm KD Abdul Rahman lớp Perdana Menteri, tàu hộ tống Laksamana Hang Nadim và Laksamana Tan Pusmah, tàu khu trục KD Lekiu cùng trực thăng Super Lynx tham gia tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Trong cuộc tập trận, tàu chiến KD Kasturi đã phóng tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block II do Pháp chế tạo, với tầm bắn 72 km, trong khi đó trực thăng Super Lynx phóng tên lửa chống tàu Sea Skua do Anh chế tạo, với tầm hoạt động 25 km. Phát biểu sau cuộc tập trận, Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Bin Sabu cho biết vụ phóng thành công là bằng chứng cho thấy RMN có khả năng chế ngự được các hoạt động trên Biển Đông; đồng thời nhấn mạnh “việc thực thi các cuộc diễn tập sẽ đảm bảo cộng đồng hàng hải, đặc biệt những ai tại vùng biển phía Đông bán đảo Malaysia, rằng RMN và các lực lượng vũ trang Malaysia luôn sẵn sàng gìn giữ hòa bình và bảo vệ lợi ích trên Biển Đông”.

Trung Quốc liên tục chỉ trích các nước tăng cường tập trận ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố bao biện cho những hành vi phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông; đồng thời tìm cách chỉ trích “các nước liên quan can thiêp công việc nội bộ của Trung Quốc”, lên án và đe dọa hoạt động hợp pháp của Mỹ và các nước đồng minh; ngang ngược cho rằng động thái của tàu chiến Mỹ đã “vi phạm luật pháp quốc tế liên quan…, phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trật tự của vùng lãnh hải này”, đồng thời lớn tiếng cảnh cáo “Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động liên quan của Mỹ và kêu gọi Mỹ ngừng ngay lập tức các hành động khiêu khích tương tự. Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc”; nhấn mạnh Trung Quốc sẽ “tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia và duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”. Trong khi đó, Người phát ngôn Chiến khu Nam Bộ quân đội Trung Quốc (PLA), Đại tá Lý Hoa Mẫn tuyên bố lực lượng quân sự Trung Quốc sẽ được đặt trong “tình trạng báo động cao” và sẽ “áp dụng mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ cái mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền quốc gia”.

Âm mưu, ý đồ của Trung Quốc

Giới chuyên gia, học giả khu vực và quốc tế nhận định, việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động tập trận phi pháp ở Biển Đông là nhằm răn đe một số nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản không được can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Việc Trung Quốc huy động một số lượng lớn các tàu chiến hiện đại tập trận trong vùng biển rộng nhằm thể hiện sức mạnh và năng lực hải quân trước các cường quốc trên thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng muốn gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế rằng “Trung Quốc có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền ở khu vực này, Mỹ và các nước hãy rè chừng khi muốn can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông”. Không những vậy, cuộc tập trận sắp tới cũng là thông điệp để Bắc Kinh ngầm cảnh cáo một số nước có tồn tại tranh chấp “chủ quyền” ở Biển Đông với Trung Quốc, hãy “cân nhắc” lại năng lực quốc phòng trước khi tìm kiếm các giải pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ngoài ra, cuộc tập trận sắp tới cũng là biện pháp để Trung Quốc tuyên truyền về năng lực hải quân, tìm cách đẩy mạnh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người dân trong nước nhằm định hướng dư luận, tránh để người dân cảm thấy thất vọng về chính sách, biện pháp bảo vệ “chủ quyền” mà Trung Quốc vẫn tuyên truyền bấy lâu nay.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông không chỉ đi ngược lại luật pháp quốc tế mà còn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Vì Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên thực tế là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam đã được luật pháp và đông đảo cộng đồng quốc tế công nhận. Việc Trung Quốc đơn phương sử dụng vũ lực xâm chiếm các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm UCNLOS. Vì vậy, các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực này mà chưa được phía Việt Nam cho phép đều là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, những hành động này đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như hòa bình, ổn định của khu vực.

Hành động của Trung Quốc cũng đi ngược lại Khoản 4 DOC, theo đó, “các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực”. Những hoạt động trên của Trung Quốc làm phức tạp thêm các tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gây ảnh hưởng đến hoạt động tự do hàng hải trong khu vực.

Ngoài ra, việc Trung Quốc tập trận phi pháp ở Biển Đông cũng đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam – Trung Quốc ký kết vào ngày 11/10/2011 giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào. Theo đó, Trung Quốc đã vi phạm Khoản 1 của nhận thức chung quy định: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trước những hành động quân sự phi pháp của Trung Quốc ở khu vực, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên thực tế là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam đã được luật pháp và đông đảo cộng đồng quốc tế công nhận. Việc Trung Quốc đơn phương sử dụng vũ lực xâm chiếm các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm UCNLOS. Vì vậy, các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực này mà chưa được phía Việt Nam cho phép đều là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, những hành động này đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như hòa bình, ổn định của khu vực, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới