Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐiểm lại những lại những công trình “núp bóng dân sự” được...

Điểm lại những lại những công trình “núp bóng dân sự” được TQ đưa vào sử dụng ở Biển Đông trong năm 2019

Vẫn bằng những phương thức cũ, Trung Quốc một mặt tiếp tục tiến hành hoạt động quân sự hóa, lấn lướt các nước ở Biển Đông, mặt khác cũng triển khai các công trình, phương tiện, hoạt động núp danh “dân sự” để đánh lừa dư luận và phục vụ ý đồ bá quyền của mình.

Tàu bệnh viện “cứu trợ nhân đạo”

Từ ngày 20/9, Trung Quốc loan báo đã đưa tàu y tế mang tên “Peace Ark”, nặng 14.300 tấn, làm nhiệm vụ giải cứu tàu thuyền nước ngoài gặp nạn ở Biển Đông.Tàu bệnh viện Peace Ark dài 178 m, bắt đầu được đóng vào năm 2008, sẽ làm công việc trợ giúp nhân đạo quốc tế, ứng phó với thảm họa thiên nhiên và thực hiện trao đổi nghiên cứu y tế.Tàu Peace Ark có màu trắng, cao 35,5 m với tám tầng, do Hải quân Trung Quốc điều hành. Giới chuyên gia quốc tế chỉ ra rằng việc Trung Quốc triển khai tàu y tế “Peace Ark” nhằm đánh bóng và tuyên truyền cho cái gọi là “nghĩa vụ quốc tế” hay hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ở Biển Đông, che đậy cho việc nước này quân sự hóa vùng biển này vốn bị dư luận lên án gay gắt. Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales (Australia) cho giới chức Trung Quốc hy vọng tàu của họ có thể sánh với tàu USNS Mercy của quân đội Mỹ. Tàu bệnh viện Trung Quốc sẽ tham gia cùng với các thiết bị quân sự khác để “bảo vệ chủ quyền của họ trên biển” ngay cả khi nó “giúp ích cho công chúng”, chuyên gia E E Sun, thành viên cao cấp của Viện các vấn đề quốc tế Singapore nhận định.

Tàu tiếp vận cỡ lớn

Từ tháng 8/2019, Trung Quốc loan tin đưa vào sử dụng tàu tiếp vận cỡ lớn mang tên “Tam Sa 2” (Sansha No. 2), phục vụ mục đích dân sự lẫn quân sự, có thể tiếp tế cho lực lượng đóng trên các thực thể mà Trung Quốc kiểm soát ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tàu “Tam Sa 2” được đặt theo tên của đơn vị hành chính phi pháp mà Bắc Kinh thiết lập trên Biển Đông để quản lý các thực thể mà họ chiếm đóng. Tàu “Tam Sa” 2 có phạm vi hoạt động “bao trùm toàn bộ Biển Đông”, phục vụ công tác dân sự lẫn quân sự. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết tàu mới có thể di chuyển 6.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu, và có thể chở được 400 người. Tàu có chiều dài 128 m, lượng chiếm nước là 8.000 tấn, lớn hơn gấp đôi so với con tàu cũ (“Tam Sa 1”) được đưa vào sử dụng cách đây 11 năm với lượng chiếm nước 2.540 tấn.

Giới chuyên gia nhận định “Tam Sa 2” sẽ giúp Trung Quốc vận chuyển trang thiết bị đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp. Tuy nhiên, một số nhà quan sát dự đoán tàu này cũng có thể mở rộng hoạt động đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Jay Batongbacal, giáo sư tại Đại học Philippines, nói với báo chí rằng Trung Quốc đang cho các nước khác thấy nước này có thể làm được gì. “Họ đang mở rộng khả năng trong mọi lĩnh vực”, ông nói. Triển khai đến vùng tranh chấp thậm chí còn mang tính biểu tượng lớn hơn. Nó cũng quan trọng hơn đối với họ, vì họ có thể dẫn trước” các nước còn lại trong khu vực. Còn theo chuyên gia Andrew Yang tại Hội đồng Nghiên cứu Chính sách Cấp cao Trung Hoa ở Đài Loan, tàu “Tam Sa 2” có thể sẽ vận chuyển đạn dược, thực phẩm, nước ngọt và thiết bị cung cấp điện đến các thực thể mà họ kiểm soát trên Biển Đông. Tàu mới sẽ hỗ trợ cho binh sĩ Trung Quốc đồn trú trên các thực thể này, ông Yang nói.

Mạng lưới vệ tinh dự báo thời tiết, liên lạc trên biển

Trung Quốc tuyên bố sẽ vận hành hệ thống vệ tinh ở Biển Đông đầu tiên từ cuối năm 2019, với máy ảnh và công nghệ nhận dạng vệ tinh sẽ giúp Trung Quốc giám sát các tàu thuyền và hoạt động trên Biển Đông. Chuyên giaCollin Koh tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) cho biết, nhìn bề ngoài, đây là một chương trình khoa học dân sự, nhưng thực tế hệ thống vệ tinh viễn thám Trung Quốc có thể ứng dụng rất nhiều vào lĩnh vực quân sự, hàng hải… phục vụ cho các chiến lược sâu rộng trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.Theo South China Morning Post, các nhà phát triển chuỗi vệ tinh viễn thám Trung Quốc tuyên bố, toàn bộ Biển Đông sẽ được theo dõi “trong thời gian thực” để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền quốc gia”. Dự kiến, 3 vệ tinh đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng từ cuối năm tới, mục tiêu của dự án này là viễn thám bao trùm toàn bộ Biển Đông, 3 chiếc đầu tiên sẽ tập trung vào các tàu cỡ lớn và vừa. 2 vệ tinh tiếp theo sẽ được phóng lên quỹ đạo giai đoạn 2 vào năm 2020 để đánh giá điều kiện thủy văn trong khi các vệ tinh khác phóng vào giai đoạn 3 sẽ cung cấp các bức ảnh có độ nét cao trong mọi điều kiện thời tiết.

Mạng lưới máy bay không người lái

Từ tháng 9/2019, Trung Quốcđã triển khai một mạng lưới máy bay không người lái (UAV) do Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc vận hành, với phạm vi hoạt động bao phủ các đảo không có người ở và khó tiếp cận cũng như các vùng nước rộng lớn ở Biển Đông. Theo trang web của Cục Nam Hải trực thuộc bộ trên, chuỗi liên lạc bằng máy bay không người lái sẽ giúp “nâng cao cực độ khả năng giám sát Biển Đông và mở rộng tầm hoạt động ở những vùng biển khơi”. Cục này cho biết hệ thống trên có sự phối hợp giữa các hoạt động trên không và trên mặt đất. Những thành phần quan trọng gồm các máy bay không người lái được trang bị camera có độ phân giải cao, các thiết bị liên lạc di động đóng vai trò như các trạm chuyển tiếp, và mạng lưới viễn thông hàng hải hoạt động dựa trên vệ tinh. “Hệ thống này được sử dụng trong quản lý hàng hải, bao gồm giám sát các vùng biển có dấu hiệu đáng ngờ, kiểm tra các địa điểm xảy ra sự cố hay giám sát biển đảo theo thời gian thực”, Cục Nam Hải thuộc Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc tuyên bố. Cơ quan này cho biết mạng lưới máy bay không người lái trên cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi thảm họa và ứng phó khẩn cấp, chẳng hạn các sự cố tràn dầu hay hiện tượng bùng phát tảo biển gây ra thủy triều đỏ.

Giới chuyên gia cho rằng việc triển khai mạng lưới máy bay không người lái giám sát Biển Đông là động thái đáng quan ngại mới nhất của Trung Quốc, theo sau việc nước này tôn tạo, bồi đắp trái phép 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bất chấp cộng đồng quốc tế lên án. Trung Quốc đã triển khai mạng lưới máy bay không người lái (UAV) nhằm thực hiện ý đồ giám sát các đảo và thực thể ở Biển Đông.Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin được báo giới Trung Quốc đưa về việc nước này đang tiến hành xây dựng mạng lưới máy bay không người lái ở khu vực Biển Đông để phục vụ kế hoạch giám sát và kiểm soát toàn bộ khu vực, chiều 12.9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên, nếu không có sự cho phép của Việt Nam, đều là bất hợp pháp và vô giá trị”.

Hệ thống vệ tinh định vị “Bắc Đẩu dưới nước” trên Biển Đông

Hồi tháng 3, truyền thông Trung Quốc loan báo nước này đang lên kế hoạch xây dựng một hệ thống định vị khu vực có độ chính xác cao, hay còn gọi là hệ thống Bắc Đẩu dưới nước, trong một chương trình thí điểm tại Biển Đông nhằm cung cấp thông tin về vị trí, định vị và liên lạc dành cho người dùng toàn cầu. Dự án nằm trong một chương trình rộng hơn nhằm cung cấp các dịch vụ định vị, hoa tiêu và liên lạc cho người sử dụng trên toàn cầu. Hoạt động thí điểm được cho là sẽ được thực hiện trên Biển Đông. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, hệ thống định vị dưới biển sâu này là dự án UGPS, sẽ cung cấp hỗ trợ công nghệ trọng yếu phục vụ hoạt động phân định ranh giới dưới vùng biển nước sâu, đặc biệt là phục vụ các tàu lặn sâu của nước này. Tín hiệu định vị bằng sóng radio khó hoạt động ở vùng biển sâu, nên các tàu lặn có người lái và không có người lái không thể sử dụng các hệ thống vệ tinh dẫn đường sẵn có. Nơi đặt căn cứ dưới biển của Trung Quốc có thể nằm ở phần sâu nhất của đại dương (từ 6.000 – 11.000m). Các nhà khoa học ước tính dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 1,1 tỷ Nhân dân tệ (160 triệu USD). Các tàu ngầm robot sẽ được triển khai để khảo sát đáy biển, ghi chép thông tin về các sinh vật sống dưới biển và thu thập các mẫu khoáng sản. Đóng vai trò như một phòng thí nghiệm độc lập, căn cứ dưới biển của Trung Quốc sẽ phân tích các mẫu do tàu ngầm thu được và gửi thông tin lên mặt nước. UGPS sẽ sử dụng sóng âm để định vị dưới nước thay vì sử dụng sóng vô tuyến. Tuy nhiên, ông Huang không tiết lộ độ sâu hoạt động hiệu quả cũng như mức độ chính xác của dịch vụ này. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 – 2020), Trung Quốc sẽ xây dựng một khu vực ứng dụng UGPS, bao phủ diện tích khoảng 250.000 km2.

RELATED ARTICLES

Tin mới