Monday, November 25, 2024
Trang chủĐàm luậnNgoài biển tạm yên, đất liền nhức nhối

Ngoài biển tạm yên, đất liền nhức nhối

Hôm 6/11, tại cuộc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển tại Khu vực” tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam. Tại đây ý kiến của hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Việt Nam ưu tiên số một cho việc đối thoại nhằm xử lý các bất đồng trong vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, Hà Nội cần có các phương án lựa chọn khác.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hoài Trung, thì việc hợp tác và thúc đẩy hợp tác trên biển Đông không chỉ là lợi ích và trách nhiệm của các quốc gia trong khu vực, mà còn là lợi ích và trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế. Đây là cách mà Hà Nội không muốn mình đơn độc.

Ông Trung giải thích rõ hơn về việc đối thoại. Rằng, những giải pháp này bao gồm tổng thể nhiều vấn đề, như: tìm hiểu thực tế, hòa giải, điều đình, thương lượng, và các biện pháp trọng tài và tố tụng. Trong đó Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 là căn cứ pháp lý quan trọng nhất.

Thời gian qua Trung Quốc ỷ thế nước lớn đã ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thêm lục địa của Việt Nam. HIện nay nhóm tàu Hải Dương 8 và tàu hải cảnh Trung Quốc đã tạm rút ra khỏi khu vực bãi Tư Chính, nhưng chưa nói lên điều gì, bởi các tàu này có thể quay lại bất cứ lúc nào.

Những hành động ngông cuồng của Bắc Kinh, trái với chuẩn mực và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế đã làm mất lòng tin vào hiệu lực của hệ thống luật pháp quốc tế, xói mòn thượng tôn pháp luật. Không những thế nó có thể trở thành các tiền lệ nguy hiểm đe doạ hoà bình, an ninh của khu vực và quốc tế.

Trung Quốc vẫn trước sau ngang ngược tuyên bố yêu sách chủ quyền phi lý đối với hơn 80% diện tích vùng nước quốc tế trên biển Đông. Nước này đãtiế hành hàng loạt các hành động quân sự hóa trái phép trên các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức), Ấn Độ,… cực lực lên án vì hành vi đơn phương gây hấn trên biển Đông. Các hành động này đã cản trở hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước láng giềng trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, gây thiệt hại lớn về kinh tế và mất an ninh, đe dọa chiến tranh.

Tại hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan tại Bangkok, Thái Lan, hôm 4/11, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien đã chỉ tríchBắc Kinh với những chứng cứ cụ thể. Ông O’Brien cho rằng những hành vi đe dọa các nước khác của Bắc Kinh nhằm cố gắng ngăn chặn các quốc gia ASEAN khai thác tài nguyên ngoài khơi, ngăn chặn việc tiếp cận nguồn dự trữ dầu khí trị giá 2.5 nghìn tỷ USD.

Ngoài biển tạm yên thì trong đất liền có nhiều vấn đề nhức nhối. “Quốc gia liên quan” đã tung đủ loại hàng hóa, sản phẩm in hình “đường lưỡi bò” và đất Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer,nhà nghiên cứu của Học viện Quốc phòng Australia,khẳng định, lúc này Việt Nam cần phân tích kĩ càng các tình huống,tạo ra mặt trận thống nhất chống lại chiến tranh tâm lý, ngăn chặn thông tin sai lệch của Trung Quốc về Biển Đông. Đặc biệt trong mấy đầu tháng 11 vừa quahàng loạt mặt hàng, ấn phẩm từ sách, bản đồ, phim ảnh, ứng dụng điều hướng trên ô tô… đã bị Trung Quốc cài cắm “đường lưỡi bò”. Đây là những hành động rất xấu,nằm trong âm mưu tổng thể nhằm ăn cướp Biển Đông của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Dẫu rằng sử dụng chiến tranh tâm lý hay chiến dịch cài cắm “đường lưỡi bò” trong các sản phẩm lưu hành rộng rãi, trước sau Bắc Kinh nhằm mục đích biến Biển Đông giàu tài nguyên, khoáng sản, thành cái ao thả cá nhà mình.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh xác định, chiến tranh tâm lý là một hoạt động có hiệu quả không nhỏ trong mọi chiến thuật của Trung Quốc, là cách giành chiến thắng nhẹ nhàng nhất, “công ở chỗ không có thành, chiến ở chỗ không có lũy”. Đây là chiến thuật mới, êm ái mà nguy hiểm. Trung Quốc rất biết cách phát triển các chiến thuật mới, nhằm cài đặt hình ảnh “đường lưỡi bò”, thể hiện những yêu sách phi lý, bất hợp pháp của họ về vấn đề Biển Đông.

Bởi vậy hình thức tuyên truyền một cách có chủ ý này không chỉ dành cho các sản phẩm, hàng hóa có mặt tại Việt Nam, mà còn đầy rẫy ở một số nước trong khu vực. Ở Australiacũng thường xuyên đối mặt với những trò tuyên truyền nguy hại này. Nhiều trang điện tử giả luôn thể hiện thái độ quan điểm ủng hộ hành động gây hấn củaTrung Quốc trên biển Đông.

Hiện tại nhiều quốc gia lo ngại và tìm giải pháp ứng phó về mối đe dọa an ninh từ chiến dịch tâm lý chiến của Trung Quốc.

Đối với Việt Nam dường như các sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc có in hình “đường lưỡi bò” tràn sang nhiều hơn so với các nước trong khu vực. Hà Nội đang tìm các “chặn”, kiểm tra gắt gao, xử lí nghiêm các cơ quan quản lý, xuất nhập khẩu. Đấy là lời của ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Nhưng xem ra đó vẫn chỉ là giải pháp bị động, là cách xử lý phần ngọn. Cái gốc là ở nơi sản xuất nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Nó có muôn kiểu thẩm lậu vào Việt Nam.

Vừa mới tạm yên về tàu Hải Dương 8, Bắc Kinh lại giở trò xấu trên đất liền. Trong khi đó tại Hội trường Ba Đình, Quốc hội, nhất là các vị tướng lĩnh trong quân đội, toànnói những điều vô thưởng vô phạt về bảo vệ chủ quyền trên biển. Cứ như Trung Quốc chả liên quan gì đến việc quấy rối ở bãi Tư Chính. “Đấu tranh kiên trì, kiên quyết” kiểu ấy chỉ có nước dâng biển vào thay “Thiên triều”.

RELATED ARTICLES

Tin mới